Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo (thơ)

03/06/201412:31(Xem: 16466)
Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo (thơ)

 Buddha_1



Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo (1)



Ba bảy pháp trợ Bồ đề viên mãn

Bốn niệm xứ căn bản của tu hành

Bốn chánh cần hằng niệm mỗi chúng sanh

Bốn như ý viên dung nguyện đầy đủ

Năm căn chánh trợ đạo hằng tranh thủ

Năm lực thiện tăng ác hạn chế sanh

Bảy pháp giác chi phân biệt ngọn ngành

Tám thánh đạo giúp ta tu đúng pháp

 

Bốn nơi quán niệm ( Tứ niệm xứ )

Thân nhơ bẩn là điều ta thường quán

Thọ nhận nhiều sẽ lãnh khổ vào thân

Tâm vô thường đừng dính mắc nợ nần

Pháp vô ngã hãy liễu tri giác ngộ

 

Bốn pháp chánh cần ( Tứ chánh cần )

Ác pháp đã sanh ta cố đoạn

Ngăn ngừa điều ác khi chưa sanh

Giúp tăng trưởng những pháp lành

Chưa sanh điều thiện quyết hành thực tâm

 

Bốn pháp như ý túc ( Tứ như ý túc )

Pháp lành ham muốn hãy cố tu

Quán cảnh nhứt tâm hằng chuyên chú

Tu tập tinh tấn pháp lành

Nghĩ suy kết quả tu hành ý như

 

Năm căn ( Ngũ căn )

Chánh trợ đạo tin theo căn bản

Dõng mãnh tu thiện pháp hành thi

Chánh đạo trợ đạo nhớ ghi

Nhiếp tâm theo chánh trợ thì cũng như

Nhờ định tự có bằng chân tánh

Tự ở trong sáng suốt không ngoài

 

Năm lực ( Ngũ lực )

Chánh trợ đạo thiện căn tăng trưởng

Dõng mãnh tu thiện pháp tăng theo

Nhớ ghi chánh trợ tiến đều

Nhiếp tâm chánh trợ tiếp theo tăng dần

Huệ nhờ định sáng tự chân

Thiện căn tăng trưởng ở trong không ngoài

 

Bảy Pháp giác chi ( Thất giác chi )

Chánh niệm an lạc thường tỏ ngộ

Rõ rành chánh pháp hãy tấn tu

Tinh tấn hành trì công phu

Hỷ hân giải thoát mê mù tiêu tan

Khinh an tự tại định phát quang

Định tự tâm giúp thân cũng định

Xả hết rồi giải thoát an nhiên

 

Tám pháp thánh đạo phần ( Bát chánh đạo )

Tri tường tứ đế và duyên khởi

Vô ngã nghĩ suy phá trược phiền

Nói lời chơn chánh như nhiên

Quyết không tạo nghiệp não phiền tránh xa

Lấy khất thực để nuôi mạng sống

Chuyên tu giới định tuệ một lòng

Tự tha lợi lạc nhớ mong

Nhiếp tâm không niệm rộng lòng vô phân

 

 Viên Thành

 

(1) 37 phẩm trợ đạo 

1 Bốn pháp niệm xứ ( Tứ niệm xứ ) 4

 2 Bốn pháp chánh cần (Tứ chánh cần) 4

 3 Bốn pháp như ý túc (Tứ Pháp như ý túc) 4

 4 Năm căn ( Ngũ Căn ) 5

 5 Năm lực ( Ngũ Lực ) 5

 6 Bảy Pháp giác chi (Thất giác chi) 7

 7 Tám pháp đạo phần (Bát thánh đạo phần) 8

 Cộng 37

 

Ba Mươi Bảy Pháp Trợ Đạo là các pháp tu hành chân chánh của đạo Phật, nằm trong Đạo Đế của Tứ Thánh Đế, là pháp hành từ dễ đến khó, lý giải rành mạch, rõ ràng, cho người từ sơ cơ mới tu cho đến khi chứng đạo. Người có hiểu biết 37 Phẩm trợ đạo là người tu tập không bao giờ sai đường, lạc hướng. Vì thế, trước tiên muốn tu tập theo Phật giáo, chúng ta hãy nghiên cứu, trải nghiệm kỹ càng 37 phẩm trợ đạo, rồi mới tiến tu. Khi đã thông suốt 37 phẩm trợ đạo, thì không có pháp môn nào của ngoại đạo có thể lừa mị chúng ta được. Tóm lại, 37 phẩm trợ đạo là cần và đủ để hành giả tấn tu, thì sẽ hướng đến vượt thoát khổ đau, 37 phẩm trợ đạo là con thuyền giúp đưa hành giả vượt thoát khổ đau để qua bờ giác ngộ giải thoát. Đó là điều chắc chắn mà đức Phật đã xác định và ân cần chỉ dạy.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/06/2014(Xem: 16389)
Lá vàng rơi Khắp phương trời Dòng suối lạnh Kết thành tinh Đóa hoa khô Ôm tựa vào cành Cả rừng Lâm Đồng Còn in dấu chân Kinh Gió hết reo
05/06/2014(Xem: 16873)
Từ xưa, thi ca là nguồn cảm hứng của bao văn nhân thi sĩ. Xúc cảnh sanh thơ, phơi bày những tâm sự, gởi gắm tất cả những tâm tình rạt rào chứa đựng những bi thiết, những hoạt cảnh của những xã hội đương thời mà tác giả hiện sống.
04/06/2014(Xem: 11587)
Hơn nữa thế kỷ đã trôi đi Ngọn đuốc duy trì lửa từ bi Quả tim đã bước vào Phật sử Hậu thế đời đời mãi khắc ghi !
04/06/2014(Xem: 12492)
Giữ gìn Phật tánh trong ta Tu tâm tích đức, diệt tà trung kiên Siêng năng học hỏi vững bền Dù đường có đoạn gập ghềnh khó đi
04/06/2014(Xem: 10882)
Im lặng không phải là hèn Im lặng là để luyện rèn thân tâm Im lặng không phải là câm Im lặng là để âm thầm niệm kinh Im lặng không phải đứng nhìn
03/06/2014(Xem: 13785)
Mùa thu rong bước trên ngàn Đừng theo chân nhé, trần gian muộn phiền! Võng đong đưa một giấc thiền Xua mây xuống đậu ngoài hiên ta bà. Bóng tùng thấp thoáng xa xa Nghe trong thinh lặng ngân nga chuông chùa Vàng thu chiếc lá sang mùa Theo sầu vạn cổ cũng vừa rụng rơi.
03/06/2014(Xem: 16410)
"Lợi" có đến nhưng lòng không dao động "Suy" vi nhiều vẫn vững dạ kiên trinh "Hủy" bao nhiêu cũng phải giữ yên mình "Dự" là điểm giúp ta hằng quán chiếu
02/06/2014(Xem: 10944)
Ta về thả giấc ngủ trưa Giựt mình, Hương núi rừng đưa bên thềm. Đất trời Xanh một niềm riêng Cánh hoa còn đọng màu nguyên xuân nầy.
02/06/2014(Xem: 10711)
Tu là sửa một quá trình trải nghiệm Quán chiếu tâm thanh lọc hết mê lầm Diệt bản ngã điều tiên quyết trọng tâm Chuyển nghiệp lực mới chính là thành quả Tu phải hiểu rõ ràng luật nhân quả
29/05/2014(Xem: 14808)
Tu tại gia hay xuất gia Khiêm cung trên kính dưới hòa nhẫn kham Thay người việc khó tranh làm Thành tựu việc tốt chớ ham cho mình Khi tĩnh tọa lúc nhàn đàm Phải luôn quán chiếu nên nhàm thị phi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]