Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo (thơ)

03/06/201412:31(Xem: 16552)
Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo (thơ)

 Buddha_1



Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo (1)



Ba bảy pháp trợ Bồ đề viên mãn

Bốn niệm xứ căn bản của tu hành

Bốn chánh cần hằng niệm mỗi chúng sanh

Bốn như ý viên dung nguyện đầy đủ

Năm căn chánh trợ đạo hằng tranh thủ

Năm lực thiện tăng ác hạn chế sanh

Bảy pháp giác chi phân biệt ngọn ngành

Tám thánh đạo giúp ta tu đúng pháp

 

Bốn nơi quán niệm ( Tứ niệm xứ )

Thân nhơ bẩn là điều ta thường quán

Thọ nhận nhiều sẽ lãnh khổ vào thân

Tâm vô thường đừng dính mắc nợ nần

Pháp vô ngã hãy liễu tri giác ngộ

 

Bốn pháp chánh cần ( Tứ chánh cần )

Ác pháp đã sanh ta cố đoạn

Ngăn ngừa điều ác khi chưa sanh

Giúp tăng trưởng những pháp lành

Chưa sanh điều thiện quyết hành thực tâm

 

Bốn pháp như ý túc ( Tứ như ý túc )

Pháp lành ham muốn hãy cố tu

Quán cảnh nhứt tâm hằng chuyên chú

Tu tập tinh tấn pháp lành

Nghĩ suy kết quả tu hành ý như

 

Năm căn ( Ngũ căn )

Chánh trợ đạo tin theo căn bản

Dõng mãnh tu thiện pháp hành thi

Chánh đạo trợ đạo nhớ ghi

Nhiếp tâm theo chánh trợ thì cũng như

Nhờ định tự có bằng chân tánh

Tự ở trong sáng suốt không ngoài

 

Năm lực ( Ngũ lực )

Chánh trợ đạo thiện căn tăng trưởng

Dõng mãnh tu thiện pháp tăng theo

Nhớ ghi chánh trợ tiến đều

Nhiếp tâm chánh trợ tiếp theo tăng dần

Huệ nhờ định sáng tự chân

Thiện căn tăng trưởng ở trong không ngoài

 

Bảy Pháp giác chi ( Thất giác chi )

Chánh niệm an lạc thường tỏ ngộ

Rõ rành chánh pháp hãy tấn tu

Tinh tấn hành trì công phu

Hỷ hân giải thoát mê mù tiêu tan

Khinh an tự tại định phát quang

Định tự tâm giúp thân cũng định

Xả hết rồi giải thoát an nhiên

 

Tám pháp thánh đạo phần ( Bát chánh đạo )

Tri tường tứ đế và duyên khởi

Vô ngã nghĩ suy phá trược phiền

Nói lời chơn chánh như nhiên

Quyết không tạo nghiệp não phiền tránh xa

Lấy khất thực để nuôi mạng sống

Chuyên tu giới định tuệ một lòng

Tự tha lợi lạc nhớ mong

Nhiếp tâm không niệm rộng lòng vô phân

 

 Viên Thành

 

(1) 37 phẩm trợ đạo 

1 Bốn pháp niệm xứ ( Tứ niệm xứ ) 4

 2 Bốn pháp chánh cần (Tứ chánh cần) 4

 3 Bốn pháp như ý túc (Tứ Pháp như ý túc) 4

 4 Năm căn ( Ngũ Căn ) 5

 5 Năm lực ( Ngũ Lực ) 5

 6 Bảy Pháp giác chi (Thất giác chi) 7

 7 Tám pháp đạo phần (Bát thánh đạo phần) 8

 Cộng 37

 

Ba Mươi Bảy Pháp Trợ Đạo là các pháp tu hành chân chánh của đạo Phật, nằm trong Đạo Đế của Tứ Thánh Đế, là pháp hành từ dễ đến khó, lý giải rành mạch, rõ ràng, cho người từ sơ cơ mới tu cho đến khi chứng đạo. Người có hiểu biết 37 Phẩm trợ đạo là người tu tập không bao giờ sai đường, lạc hướng. Vì thế, trước tiên muốn tu tập theo Phật giáo, chúng ta hãy nghiên cứu, trải nghiệm kỹ càng 37 phẩm trợ đạo, rồi mới tiến tu. Khi đã thông suốt 37 phẩm trợ đạo, thì không có pháp môn nào của ngoại đạo có thể lừa mị chúng ta được. Tóm lại, 37 phẩm trợ đạo là cần và đủ để hành giả tấn tu, thì sẽ hướng đến vượt thoát khổ đau, 37 phẩm trợ đạo là con thuyền giúp đưa hành giả vượt thoát khổ đau để qua bờ giác ngộ giải thoát. Đó là điều chắc chắn mà đức Phật đã xác định và ân cần chỉ dạy.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/10/2016(Xem: 7166)
Rồi một ngày sẽ đến Thân xác này rã tan Đất trở về với đất Còn chi nữa mà tham.
07/10/2016(Xem: 9788)
Chùm Tứ Cú Lục Bát có Nụ Cười hưởng ứng. Chào ngày mới Chào nhau ngày mới nắng vàng Từng tia hi vọng ấm tràn ước mơ Chào nhau ngày mới bài thơ Tiễn ngày qua đã trống trơ tiếng cười.
07/10/2016(Xem: 11063)
Vào Thu đọc thơ Nguyễn Du: Hai bài thơ mang tên Thăng Long của Nguyễn Du Một phần nghiên cứu dịch văn bản thơ chữ Hán Nguyễn Du qua bài Thăng Long 昇龍 [1] Tản mạn nhận diện Quốc hiệu Việt Nam trong ý thơ của bài thơ Thăng Long Khái niệm lịch sử của Thăng Long Thăng Long, là kinh thành - kinh đô của đất nước Đại Việt, từ vương triều Lý , (gọi là nhà Lý hoặc Lý triều, 1009-1225) cho đến triều đại nhà Lê Trung Hưng (1533-1789), tổng cộng 564 năm[2]. Thăng Long cũng được hiểu và được biết đến trong lịch sử vốn là địa danh tên cũ của Hà Nội hiện nay. Thăng Long nghĩa là “rồng bay lên” theo nghĩa Hán-Việt, hay 昇隆[4] nghĩa là “thịnh vượng”. Từ Thăng Long: “昇隆” là từ đồng âm với tên “昇龍: Thăng Long”, nhưng mang nghĩa khác với “昇龍”.
07/10/2016(Xem: 7808)
Hoàng cung cảnh đẹp vô cùng- Hoa thơm, cỏ lạ một vùng tươi xinh- Có hòn non bộ hữu tình- Có hồ bán nguyệt in hình trời mây
07/10/2016(Xem: 7351)
Anh chàng Đại Lãng thuở xưa- Có tài đô vật rất ư tuyệt vời- Lại thêm sức mạnh hơn người,- Khi trong nội bộ ngay nơi viện nhà
07/10/2016(Xem: 7513)
Mười tám năm - Hoa Vô Ưu - Vườn xưa lấp lánh cánh hoa tâm - Mười tám năm Kẻ còn người mất - Hương Vô Ưu - Thơm ngát cõi vô thường
06/10/2016(Xem: 7093)
Cái chết từ từ sẽ đến Lo chi cho lắm cực thân Thảnh thơi nhẫn tu mà sống Có gì ta phải rối răm .
03/10/2016(Xem: 9670)
Ta đứng giữa rừng thu hắt hiu Sợi thu vàng vọt rớt trong chiều Hoàng hôn phủ gót chân hoang dã Nghe nàng thu chết giữa cô liêu
03/10/2016(Xem: 7340)
Đời người trong hơi thở Ra vào từng phút giây Thở ra mà không lại Là vĩnh biệt từ đây .
01/10/2016(Xem: 7373)
Ngồi thuyền Bát Nhã ngắm trăng Bát cơm Hương Tích trăm năm vẫn về Tào Khê trà uống bên lề Lăng Già sáng tỏ tứ bề không gian
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]