Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sen nở trên trời (thơ)

25/05/201417:48(Xem: 11035)
Sen nở trên trời (thơ)

lotus_1


SEN NỞ BÊN TRỜI
Thích Tánh Tuệ





 

Tai Hại Của Lòng Tham.

Thời đức Phật còn tại thế, một hôm Ngài cùng A Nan đi du hóa tại một vùng quê.
Đức Phật đang đi trên đường bỗng Ngài bước đi trên bờ cỏ. A Nan ngạc nhiên, tự nghĩ:
“đức Thế Tôn không bao giờ đi dậm
trên cỏ, hôm nay vì lý do gì Ngài không đi
trên đường mà lại đi trên cỏ”.

Nghĩ thế A Nan bạch Phật: Bạch Thế Tôn, v
ì sao Thế Tôn
không
đi trên đường mà lại đi dậm trên cỏ?

Này A Nan, phía trước ta có kẻ giặc, sau ta có ba Phạm Chí đang đi, họ sẽ gặp giặc đó!
Ba người Phạm Chí đang đi bỗng thấy bên đường có một gói vàng bèn dừng lại lấy bỏ túi.
Khi được của ba anh em mới bàn tính, rồi bảo một người đến chợ mua đồ về ăn
uống no say khao nhau một bữa. Anh đi chợ vừa đi vừa nghĩ: “gói vàng ấy nếu chia h
ai anh
kia thì ta sẽ ít
đi, chỉ bằng nhân lúc này ta cho thuốc độc vào đồ ăn để giết hai người kia
th
ì số vàng đó ta sẽ hưởng trọn”. Nghĩ thế anh liền thực hiện ngay ý định.

Trong khi đó, hai người ở lại cũng cùng nhau bàn tính: “nếu chúng ta chia cho người kia
số vàng sẽ bị ít đi, chi bằng đợi nó về giết quách là xong”. Nghĩ vậy người cùng núp vào
chỗ kín, chờ người kia đi chợ mua đồ ăn về, liền nhảy ra giết chết.

Giết xong hai người đem đồ ăn ra, ăn uống no say thỏa m
ãn, nhưng khi ăn xong thuốc độc
thấm vào người liền lăn đùng ra đất chết hết. Đức Phật bảo A Nan: Cả ba v
ì lòng tham nên
sinh ác tâm
để rồi cùng gieeys hại lẫn nhau. Kẻ ngu si thật đáng thương vậy.

Bạc vàng đâu biết nói năng
Bởi tham tâm khởi, thế nhân hại m
ình.
Có phải zậy không bà con ?

 

 

Mười Điều Tạo Ra Công Đức và Phước Đức

1- Tâm cầu đạo, nhiệt thành tinh tấn.
2- Biết hổ thẹn, ghê sợ tội lỗi.
3- Không độc hiểm, thù oán hại người.
4- Không ganh tỵ, đức tánh trong sạch.
5- Không bỏn sẻn, từ tâm quảng đại.
6- Không khinh người, nếp sống đạo đức.
7- Tu đạo hạnh, trau giồi Phật pháp.
8- Làm từ thiện, giúp đời cứu người.
9- Biết hy sinh, v
ì người quên mình.
10- Làm việc
đạo sáng suốt khôn ngoan.

HT Tịnh Không
Nam Mô A Di Đà Phật



Thắp Sáng Tâm Đăng (thơ)

 

den_cay_2
Hãy thắp sáng tâm mình
Một ngọn đèn Tỉnh Thức
Ngàn bóng tối vô minh
Cũng cúi đầu, phủ phục.


Hãy vượt qua Tham dục
Bằng Chánh niệm, Tuệ tri
Ấy là từng bước đi
Có sen vàng đỡ gót.


Thời gian trôi thấm thoát
Hãy tinh tấn hôm nay,
Đời vô thường đổi thay
Nên sống đầy Tuệ Giác.


Biết ai còn luân lạc
Xin gửi một niềm thương
Dìu dắt đến con đường
Phật quang ngời soi sáng.


Cùng nhau về Giác ngạn
Sen nở ngát trời quê
'' Ga tê.. và Ga tê...'' (*)
Bồ đề tâm bất thối


Gặp nhau nơi nguồn cội
Cười đẹp nụ chân thường
Một niệm thấu mười phương
Khắp trời Như Lai hiện.


Hãy cùng nhau thệ nguyện
Trở về từng phút giây
Chánh Niệm, rời mộng say!
Đạo là đây bất biến.


Thích Tánh Tuệ
(*) Gate, Gate paragate parasamgate bodhi svaha!
(Vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua, đến bờ Giác ngộ)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/10/2016(Xem: 7213)
Rồi một ngày sẽ đến Thân xác này rã tan Đất trở về với đất Còn chi nữa mà tham.
07/10/2016(Xem: 9830)
Chùm Tứ Cú Lục Bát có Nụ Cười hưởng ứng. Chào ngày mới Chào nhau ngày mới nắng vàng Từng tia hi vọng ấm tràn ước mơ Chào nhau ngày mới bài thơ Tiễn ngày qua đã trống trơ tiếng cười.
07/10/2016(Xem: 11106)
Vào Thu đọc thơ Nguyễn Du: Hai bài thơ mang tên Thăng Long của Nguyễn Du Một phần nghiên cứu dịch văn bản thơ chữ Hán Nguyễn Du qua bài Thăng Long 昇龍 [1] Tản mạn nhận diện Quốc hiệu Việt Nam trong ý thơ của bài thơ Thăng Long Khái niệm lịch sử của Thăng Long Thăng Long, là kinh thành - kinh đô của đất nước Đại Việt, từ vương triều Lý , (gọi là nhà Lý hoặc Lý triều, 1009-1225) cho đến triều đại nhà Lê Trung Hưng (1533-1789), tổng cộng 564 năm[2]. Thăng Long cũng được hiểu và được biết đến trong lịch sử vốn là địa danh tên cũ của Hà Nội hiện nay. Thăng Long nghĩa là “rồng bay lên” theo nghĩa Hán-Việt, hay 昇隆[4] nghĩa là “thịnh vượng”. Từ Thăng Long: “昇隆” là từ đồng âm với tên “昇龍: Thăng Long”, nhưng mang nghĩa khác với “昇龍”.
07/10/2016(Xem: 7844)
Hoàng cung cảnh đẹp vô cùng- Hoa thơm, cỏ lạ một vùng tươi xinh- Có hòn non bộ hữu tình- Có hồ bán nguyệt in hình trời mây
07/10/2016(Xem: 7391)
Anh chàng Đại Lãng thuở xưa- Có tài đô vật rất ư tuyệt vời- Lại thêm sức mạnh hơn người,- Khi trong nội bộ ngay nơi viện nhà
07/10/2016(Xem: 7554)
Mười tám năm - Hoa Vô Ưu - Vườn xưa lấp lánh cánh hoa tâm - Mười tám năm Kẻ còn người mất - Hương Vô Ưu - Thơm ngát cõi vô thường
06/10/2016(Xem: 7150)
Cái chết từ từ sẽ đến Lo chi cho lắm cực thân Thảnh thơi nhẫn tu mà sống Có gì ta phải rối răm .
03/10/2016(Xem: 9744)
Ta đứng giữa rừng thu hắt hiu Sợi thu vàng vọt rớt trong chiều Hoàng hôn phủ gót chân hoang dã Nghe nàng thu chết giữa cô liêu
03/10/2016(Xem: 7419)
Đời người trong hơi thở Ra vào từng phút giây Thở ra mà không lại Là vĩnh biệt từ đây .
01/10/2016(Xem: 7445)
Ngồi thuyền Bát Nhã ngắm trăng Bát cơm Hương Tích trăm năm vẫn về Tào Khê trà uống bên lề Lăng Già sáng tỏ tứ bề không gian
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]