Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trên Đỉnh Cô Phong

01/05/201409:31(Xem: 10781)
Trên Đỉnh Cô Phong


1canhdep


TRÊN ĐỈNH CÔ PHONG

 

Vĩnh Hảo

 

 

 

Từ vị trí đỉnh đồi chạm chân mây, không ít người phấn khích, một mình cất lên tiếng hú sảng khoái để âm hưởng của mình từ trên cao dội xuống thung lũng, từ vách đá này vang sang vách đá kia, và có thể làm lạnh cả vòm trời xanh lơ trên đầu.

“Hữu thời trực thướng cô phong đảnh

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư”

(Thiền sư Không Lộ)

Có khi lên tận đầu non quạnh

Cười tràn một chuỗi lạnh hư không.

Trên đồi cao, nhìn mây trắng bay. Mây dầy đặc nhưng không che hết bầu trời xanh ngát. Mây chẳng qua chỉ che được trời khi nhìn lên từ nơi cạn thấp.

Một tâm thức tự do, từ đỉnh cao chót vót, thì không gì có thể ngăn trở, vướng bận.

Tâm thức ấy, được khởi đầu bằng thái độ của con người trước niềm tin và tri kiến. Vượt qua niềm tin, vượt qua tất cả những tri kiến, mới có thể chạm đến chỗ vô cùng. Nhưng con người thường khi bị dẫn dắt bởi những kẻ quyền uy, hoặc muốn được dẫn dắt bởi kẻ khác, không muốn tự mình tìm ra và chứng nghiệm sự thực.

Những kẻ ù lỳ, lười biếng không bao giờ muốn trèo lên đỉnh núi cao.

Những tâm thức cạn cợt và luôn tùng phục thì không bao giờ có tư tưởng độc lập, sáng tạo. Họ sẽ tiếp tục dẫm trên những lối đi đã mòn nhẵn dấu chân người đi trước.

Nhưng cái vô tận thì không có con đường, không có vết tích.

 

Chỉ có Người, độc nhất Người, phủ nhận tất cả uy quyền, thẩm quyền của vương quốc thổ ngơi và ngay cả vương quốc tâm linh, khích lệ những kẻ sùng bái tôn thờ mình hãy vượt qua vầng hào quang chói sáng của chính bậc đạo sư, vượt qua tất cả những vướng mắc của đức tin và kiến giải, để từ đó tri nghiệm và chứng thực chân lý:

“Đừng tin vì nghe truyền khẩu; đừng tin vì đó là truyền thống; đừng tin vì nghe đồn đãi; đừng tin vì điều đó được ghi trong kinh điển; đừng tin vì lý luận, suy diễn; đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ; đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc; đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền; đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.” (Kinh Kalama – Tăng Chi III. 65)

Không có nghĩa là “không tin gì cả,” mà là: đừng vội tin, đừng vội kết luận, xác quyết bất cứ điều gì trước khi tự thân chứng nghiệm sự thực. Có nghĩa là phải vượt khỏi những đấng uy quyền, vượt khỏi những bậc thầy, không dính mắc, nô lệ vào bất cứ thần tượng, biểu tượng, ngẫu tượng, đối tượng… nào, dù là nô lệ thân xác hay nô lệ tín lý, nô lệ tri thức.

Đoạn kinh dẫn trên trở thành chìa khóa của tư tưởng tự do, là bước đầu cho tiến trình hướng về giải thoát, niết-bàn. Không có tư tưởng tự do (và tự do tư tưởng), sẽ không bao giờ có giải thoát, niết-bàn. Lý này thật căn bản, ít ra là trên trình tự của nhân quả: nhân tự do mới có thể dẫn đến quả giải thoát.

Thiền phái Lâm Tế đã dùng cách nói quyết liệt và ấn tượng hơn: “Phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ,” nghĩa là hãy vượt qua Phật, vượt qua Tổ. Nói thế nào thì cũng không ngoài tư tưởng tự do, vượt thoát. Tất cả những giáo lý siêu đẳng thượng thừa nào khác từ sau thời kỳ của Phật, cũng đều suy diễn từ đoạn kinh quan trọng trên.

Thật hạnh phúc có được một bậc thầy như Người: Đức Phật.

Người đã đến thế giới này để mở lối đi cho tất cả. Lối đi ấy ai cũng có thể cất bước, chung bước, nhưng khi chạm đến ngút ngàn đỉnh cao thì không còn con đường, và tất cả mọi thứ đều trở nên tịch mịch, cô liêu, sâu lắng. Những kẻ đồng hành, đồng nguyện, đều tan biến. Không còn ai. Không còn Đức Phật, không còn đạo sư, không còn thần tượng. Kẻ lên đường chỉ một mình, trên đỉnh cô phong hiu hắt. Nghĩ gì, nói gì, đều trở thành vô nghĩa.

 

Có một nguồn hứng cảm vô tận cho những kẻ lữ hành đi qua cuộc đời bằng tâm thức tự do. Nhờ đó, từ đỉnh cao hay vực sâu, từ biển lửa hay ngục tù, từ nơi thôn dã hay chỗ phồn hoa, đều có thể cất lên được tiếng hét, hay chỉ một nụ cười, hay chỉ là sự im lặng, làm rung chuyển cả ba ngàn thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/05/2011(Xem: 9787)
Hạt bụi lang thang* từ vô thủy Bay về sương khói cõi vô chung Là xong một kiếp phong trần khách Còn lại bài thơ thở tuyệt cùng
12/05/2011(Xem: 15395)
Nhân mùa Phật Đản đang trở về trong lòng người con Phật, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tập thơ đặc biệt "Tuyển tập Thơ Phật Đản" của Mặc Giang như là món quà nhỏ gởi đến quí vị...
09/05/2011(Xem: 9234)
Chập chờn thức giấc nửa khuya, Tưởng hình bóng Mạ như vừa thoáng qua. Áo dài nối vạt phất phơ!
08/05/2011(Xem: 10067)
Vương vấn bao nhiêu chuyện ở lòng Đến rồi chẳng lẽ trở về không Gió chiều thoảng vờn khe núi Nắng sớm dịu dàng tỏa bến sông
08/05/2011(Xem: 11460)
Hai ngàn sáu trăm hai mươi ba năm trước Thế giới ba ngàn sinh diệt diệt sinh Cõi hồng trần kết bằng nghiệp tham ái sân si...
04/05/2011(Xem: 8352)
Ta tìm Mi từ vạn nẻo Nơi chân trời góc bể chốn mây trôi Nhưng im hơi Mi lánh mặt ta rồi...
03/05/2011(Xem: 10052)
Thân lưu lạc nơi đỉnh đồi xứ lạ Đôi tay gầy ngồi nhặt mảnh trăng rơi Mùi biển mặn kéo về ôm đỉnh núi Đêm nay rằm người có hay chăng!
02/05/2011(Xem: 12760)
Bài thơ này đã được tác giả xuất bản vào năm 1996 tại Nam Cali nằm trong tập thơ “Những Vần Thơ Vịnh Kiều” có 14 cách đọc khác nhau. Đến năm 2009 lại xuất bản lần nữa cũng tại Nam Cali, nằm trong tập thơ “Những Bài Thơ Độc Đáo”, có bổ túc thêm lên đến 20 cách đọc, và nhiều biến đổi thú vị khác. Bài thơ hân hạnh được nhiều diễn đàn điện tử trong và ngoài nước cho đăng, với nhiều lời khen tặng của độc giả khắp nơi. Tuy nhiên mỗi nơi đăng mỗi khác, số “các cách đọc” nhiều ít khác nhau, và những bài thơ biến đổi theo, cũng đăng không trọn vẹn.
30/04/2011(Xem: 7203)
Thế Tôn niêm hoa và một làn hương vĩnh cửu bay đi. Chỉ một Ca Diếp mỉm cười. Thế cũng đủ. Ðủ cho một làn hương trao. Ðủ cho Phật pháp ra đi và trở về.
23/04/2011(Xem: 9860)
Tôi thấy Phật ngự trong từng tia nắng Khi vườn tâm yên ắng những buồn lo Ai có biết Phật chưa từng đi vắng Vì u mê, đường đến Phật quanh co..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]