Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trên Đỉnh Cô Phong

01/05/201409:31(Xem: 8989)
Trên Đỉnh Cô Phong


1canhdep


TRÊN ĐỈNH CÔ PHONG

 

Vĩnh Hảo

 

 

 

Từ vị trí đỉnh đồi chạm chân mây, không ít người phấn khích, một mình cất lên tiếng hú sảng khoái để âm hưởng của mình từ trên cao dội xuống thung lũng, từ vách đá này vang sang vách đá kia, và có thể làm lạnh cả vòm trời xanh lơ trên đầu.

“Hữu thời trực thướng cô phong đảnh

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư”

(Thiền sư Không Lộ)

Có khi lên tận đầu non quạnh

Cười tràn một chuỗi lạnh hư không.

Trên đồi cao, nhìn mây trắng bay. Mây dầy đặc nhưng không che hết bầu trời xanh ngát. Mây chẳng qua chỉ che được trời khi nhìn lên từ nơi cạn thấp.

Một tâm thức tự do, từ đỉnh cao chót vót, thì không gì có thể ngăn trở, vướng bận.

Tâm thức ấy, được khởi đầu bằng thái độ của con người trước niềm tin và tri kiến. Vượt qua niềm tin, vượt qua tất cả những tri kiến, mới có thể chạm đến chỗ vô cùng. Nhưng con người thường khi bị dẫn dắt bởi những kẻ quyền uy, hoặc muốn được dẫn dắt bởi kẻ khác, không muốn tự mình tìm ra và chứng nghiệm sự thực.

Những kẻ ù lỳ, lười biếng không bao giờ muốn trèo lên đỉnh núi cao.

Những tâm thức cạn cợt và luôn tùng phục thì không bao giờ có tư tưởng độc lập, sáng tạo. Họ sẽ tiếp tục dẫm trên những lối đi đã mòn nhẵn dấu chân người đi trước.

Nhưng cái vô tận thì không có con đường, không có vết tích.

 

Chỉ có Người, độc nhất Người, phủ nhận tất cả uy quyền, thẩm quyền của vương quốc thổ ngơi và ngay cả vương quốc tâm linh, khích lệ những kẻ sùng bái tôn thờ mình hãy vượt qua vầng hào quang chói sáng của chính bậc đạo sư, vượt qua tất cả những vướng mắc của đức tin và kiến giải, để từ đó tri nghiệm và chứng thực chân lý:

“Đừng tin vì nghe truyền khẩu; đừng tin vì đó là truyền thống; đừng tin vì nghe đồn đãi; đừng tin vì điều đó được ghi trong kinh điển; đừng tin vì lý luận, suy diễn; đừng tin vì đã tư duy trên mọi lý lẽ; đừng tin vì dựa theo ý kiến đã được cân nhắc; đừng tin vì vị ấy có vẻ có uy quyền; đừng tin vì nghĩ rằng vị ấy là thầy của mình.” (Kinh Kalama – Tăng Chi III. 65)

Không có nghĩa là “không tin gì cả,” mà là: đừng vội tin, đừng vội kết luận, xác quyết bất cứ điều gì trước khi tự thân chứng nghiệm sự thực. Có nghĩa là phải vượt khỏi những đấng uy quyền, vượt khỏi những bậc thầy, không dính mắc, nô lệ vào bất cứ thần tượng, biểu tượng, ngẫu tượng, đối tượng… nào, dù là nô lệ thân xác hay nô lệ tín lý, nô lệ tri thức.

Đoạn kinh dẫn trên trở thành chìa khóa của tư tưởng tự do, là bước đầu cho tiến trình hướng về giải thoát, niết-bàn. Không có tư tưởng tự do (và tự do tư tưởng), sẽ không bao giờ có giải thoát, niết-bàn. Lý này thật căn bản, ít ra là trên trình tự của nhân quả: nhân tự do mới có thể dẫn đến quả giải thoát.

Thiền phái Lâm Tế đã dùng cách nói quyết liệt và ấn tượng hơn: “Phùng Phật sát Phật, phùng Tổ sát Tổ,” nghĩa là hãy vượt qua Phật, vượt qua Tổ. Nói thế nào thì cũng không ngoài tư tưởng tự do, vượt thoát. Tất cả những giáo lý siêu đẳng thượng thừa nào khác từ sau thời kỳ của Phật, cũng đều suy diễn từ đoạn kinh quan trọng trên.

Thật hạnh phúc có được một bậc thầy như Người: Đức Phật.

Người đã đến thế giới này để mở lối đi cho tất cả. Lối đi ấy ai cũng có thể cất bước, chung bước, nhưng khi chạm đến ngút ngàn đỉnh cao thì không còn con đường, và tất cả mọi thứ đều trở nên tịch mịch, cô liêu, sâu lắng. Những kẻ đồng hành, đồng nguyện, đều tan biến. Không còn ai. Không còn Đức Phật, không còn đạo sư, không còn thần tượng. Kẻ lên đường chỉ một mình, trên đỉnh cô phong hiu hắt. Nghĩ gì, nói gì, đều trở thành vô nghĩa.

 

Có một nguồn hứng cảm vô tận cho những kẻ lữ hành đi qua cuộc đời bằng tâm thức tự do. Nhờ đó, từ đỉnh cao hay vực sâu, từ biển lửa hay ngục tù, từ nơi thôn dã hay chỗ phồn hoa, đều có thể cất lên được tiếng hét, hay chỉ một nụ cười, hay chỉ là sự im lặng, làm rung chuyển cả ba ngàn thế giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/10/2014(Xem: 7502)
Năm xưa ở nơi này, Đại chúng hội về đây, Lạc thành và Đại hội, Bốn chúng thật đủ đầy. Rồi cũng hai năm trước, Ghé thăm trước khi về, Mọi chuyện còn dang dỡ, Tuy nhiên cũng Ô-kê.
07/10/2014(Xem: 8184)
Tuyệt trần hoa nở chào đêm Vườn sau ứ rác nhũn mềm nhớp nhơ Trăng soi ma mị mập mờ Triêu dương tôi đón vần thơ nắng hiền.
06/10/2014(Xem: 10679)
Đêm mơ tôi hái được trăng Cài lên ngực áo lam vầng vàng hoe Mang trăng trên áo tôi về Ghim nơi áo trắng miền quê học trò Chập chờn bừng mắt giữa mơ Mẹ ngồi bên ánh đèn mờ cắt may
06/10/2014(Xem: 12244)
Thông thường, trong một tác phẩm văn học nghệ thuật, lời Tựa mở đầu bao giờ cũng được tác giả tự bộc bạch, thổ lộ, diễn bày rất cẩn trọng dài dòng, để người đọc dễ lãnh hội sâu vào nội dung tác phẩm đó, nhưng với Triều Nguyên thì lại hoàn toàn khác hẳn, khi viết Tựa cho tập thơ đầu tay Bay Đi Hạt Cát của mình, thi sĩ chỉ có một câu duy nhất, thật vô cùng giản dị : “Sa mạc buồn thương hạt cát bay đi…” Giản dị đơn sơ mà độc đáo, thể hiện một cốt cách đặc thù riêng biệt trên con đường sáng tạo, ngao du qua những phương trời ngôn ngữ thi ca quá mộng dập dìu.
04/10/2014(Xem: 7780)
Chân Tăng giảng lý Đạo suốt thông Đáp ân Phật Tổ trọn tấm lòng Khiến người hiểu thấu hành cách sống Hướng đường Giải Thoát bước thong dong.
04/10/2014(Xem: 8954)
Sau Bức Màn Mây Thả mây bay về núi đồi Thênh thang vùng trời Vô Niệm Còn nguyên đó dáng ai ngồi Nhìn hoa môi cười chúm chím
02/10/2014(Xem: 10525)
Đây là một bài thơ rất nổi tiếng của Kenji Miyazawa (1896-1933)*: Nhà phía đông có đứa trẻ ốm, Ta sang săn sóc, Nhà phía tây có bà mẹ gầy, Ta mang cho túi gạo, Nhà phía nam có người đang chết, Ta sang khuyên đừng sợ, Nhà phía bắc đang kiện cáo nhau, Ta sang can thôi bỏ đi.
01/10/2014(Xem: 8714)
Lòng vẫn nhớ ngày hè xa xưa ấy, Tôi còn là cô bé tuổi mười hai. Trời hôm ấy, chín tầng cao xanh thẳm, Gió mơn man nỗi vui sướng dâng tràn, Mắt háo hức nhìn con đường trước mặt, Lòng đăm đăm về hướng cuối trời xa Đinh ninh đó là miền quê yêu dấu,
30/09/2014(Xem: 7738)
Ôi! Anh em ơi! Hãy hát cho nhau nghe Hãy hát cho yêu thương Mời biển đông sóng vỗ Hãy hát cho xanh xao Gọi nhức đau mầm lá Hãy hát cho hoang vu Những cuộc tình hóa gió
30/09/2014(Xem: 10900)
Khổ đời Ta mới biết tu Nên nay cởi mở ôn nhu hài hoà Giờ thì vơi bớt thiết tha Ăn chi cũng được miễn là ăn thôi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567