KHÓC THƯƠNG NGƯỜI MẸ TRẺ VIỆT NAM
(Chị: Phan Ngọc Thanh sinh năm 1985 trong vụ chìm phà Sowel)
Một mình đi lấy chồng xa
Quê hương để lại Cha già Mẹ yêu
Nhớ thương cách trở bao chiều
Theo chồng con nhỏ tìm nhiều kế phương.
Theo phà ra đảo (Jeju) tha hương
Cũng vì sinh kế lên đường ước mơ
Nào đâu phận số ai ngờ
Chuyến phà (Sowel) đại nạn bất ngờ ập lên.
Ba đào biển lạnh gào thêm
Một gia đình nhỏ trong đêm lạnh lùng
Hiểm nguy bốn phía khắp cùng
Bốn người chỉ có một phao sống chung.
Mẹ trẻ thương lấy vô cùng
Trai đầu Sáu tuổi đành cùng hy sinh
Cả nhà cứu lấy một mình
Bé thơ Năm tuổi thương tình cách xa.
Trong biển lạnh khổ bao la
Một mình khóc với cả nhà chia ly
Đoạn trường ai nở phân ly
Để cho nước mắt đầm đìa thế nhân.
Trong vụ chìm phà Sowel thật nghiệt ngã ngày 16/04 ngoài Hàn Quốc, khi chở 476 hành khách (phần lớn là học sinh) ra đảo Jeju thì có cả gia đình của chị Phan Ngọc Thanh (Sinh: 1985). Chị Thanh mang quốc tịch Hàn Quốc, người quê gốc là tỉnh Cà Mâu, Việt Nam. Chị cùng chồng và 2 người con nhỏ rất đáng yêu. Bé trai đầu 6 tuổi và bé gái út mới 5 tuổi chuyển lên phà Sowel đến đảo Jeju lập nghiệp. Ước mơ trở thành người trồng quýt, nhưng ước mơ chưa thành thì chuyến phà lại gặp đại nạn bị đắm chìm (16/04). Cả gia đình Chị 4 người mà chỉ có một chiếc phao cứu sinh trước cảnh sinh tử. Chị và con trai nhỏ 6 tuổi đã nhường sự sống quý giá của mình bằng chiếc phao cho cô con gái út 5 tuổi. (xem bài).
Sau khi mặc áo phao cứu sinh cho bé út Chị chỉ kịp nhắn lại một câu: “ Mẹ và anh hai không có áo phao nên không đi cùng con được” Thế rồi sự chia ly ngàn trùng đã từ đó mà cả thế giới đều trong ngóng tin tức đến 21h 58 ngày 23/4 thì nhân viên cứu hộ mới Phát hiện được thi thể của Chị với con trai. (đến nay chồng chị vẫn còn nằm trong số người còn mất tích). Trước cảnh tang thương như vậy làm cho ai nấy cũng phải xót xa, ngậm ngùi trong nước mắt.
Chị Thanh là một tấm gương sáng, tấm gương cao cả của một người người Mẹ Việt Nam. Bên cạnh hy sinh mạng sống của mình, đem lại sự sống cho đứa con thơ (5 tuổi), Chị còn là một người con gái rất có hiếu. Hàng tháng còn giành dụm tiền để chăm sóc cho Bố Mẹgià còn ở Ca Mâu, Việt Nam. Với công đức cao cả như vậy Liễu Nguyên tin rằng Chị sẽ đến cảnh giới an lành. Trong sự hy sinh lớn lao đó Liễu Nguyên chợt nghỉ đến một câu trong bài hát: “ Mẹ là Phật đại nguyện hóa thân”. Mẹ cao cả vô biên như vậy nên Phật mới dạy: “Cha Mẹ như Phật tại tiền” là vậy. Xin người Việt nói riêng và cả nhân loại nói chung cùng chia sẽ sự mất mát bi thương này.
Tin từ: CNN và TTXVN, Ảnh: http://www.webtretho.com