Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bảy bài học (thơ)

20/04/201406:55(Xem: 15706)
Bảy bài học (thơ)

HT Tinh Van


ĐẠI SƯ TINH VÂN : BẢY BÀI HỌC.
« Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được. »

Viết thành thơ : Vi Tâm



1. Bài một là nhận lỗi lầm

Lỗi mình mình nhận chứ đừng trách ai

Lỗi mình mà đổ cho người

Chính là một lỗi tầy trời thấy không ?

2. Bài hai là phải gắng công

Nhu hòa mềm mỏng mới mong sống đời

Cái răng già cũng rụng thôi

Mềm như cái lưỡi sống hoài với ta

3. Nhẫn nhục là bài thứ ba

Trời cao biển rộng bao la quanh mình

Nhẫn đi thì sóng lặng yên

Chuyện chi lớn nhỏ cũng thành như không

4. Bài tư là phải một lòng,

Hòa đồng thông cảm sống cùng với nhau

Vị tha hai chữ làm đầu

Thị phi tranh chấp là câu bỏ ngoài

5. Bài năm là bước đường đời

Đi sao cho nhẹ chớ hoài cưu mang

Trên vai hành lý nhẹ nhàng,

Thả buông vướng mắc để lòng nhẹ tênh

6. Bài sáu là học chữ tình

Đem lòng Bồ Tát động tâm nghe người

Nghe rồi chia sẻ ngọt bùi

Có nghe mới hiểu chuyện đời khổ đau

7. Bài bẩy là sống với nhau

Phải lo thân thể chuốt chau vẹn toàn

Trước là khỏe mạnh cho mình

Sau là khỏi để gia đình phải lo.

Tài liệu tham khảo:

“Bảy bài học” này đã được đăng tại rất nhiều nơi. Có nơi ghi là những lời dạy của Đức Đà Lai Lạt Ma, có nơi ghi là lời dạy của Đại sư Tinh Vân. Hai vị đều rất được tôn trọng. Chúng ta có bổn phận phải tìm tài liệu cho chính xác. Đây là tài liệu « cũ » nhất (14/9/2009, có ghi tên dịch giả), Vi Tâm đã tìm thấy trên mạng :

http://giacngo.vn/vanhoa/2009/09/14/525042/

(theo Đại sư Tinh Vân, Liên Hải dịch) :

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi lại học tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư: « Thưa thầy nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa? »
Ngài Tinh Vân bảo: « Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được. »

Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta lại mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại dài lâu được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

Thứ ba “học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên biển lặng, lùi một bước thì biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

Thứ tư “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu lẫn nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc va li, lúc cần dùng thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống lại không đặt xuống, cũng như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới có thể tự tại được!

Thứ sáu “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2020(Xem: 6144)
Kính bạch Thầy vừa ngồi vào máy PC để sưu tầm tài liệu chợt những dòng thơ tự nhiên hiện ra Thì ra trong sâu thẩm tự đáy lòng những kỷ niệm buồn thương luôn ẩn tàng đâu đó. Kính dâng Thầy ít câu thơ về ngày 30/4 , HH Đến bây giờ tìm đâu ra nước mắt? Quá khứ tìm về chỉ thấy xót xa , Tiếc thương cho một dãi sơn hà . Trường Sa, Hoàng Sa làm sao giành lại?
23/04/2020(Xem: 9312)
Ngưỡng nguyện đến Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Như bao người học Phật : Mơ ước dặt chân trên thuyền Bát Nhã Tí tuệ siêu việt hoàn hảo bao la, Nào kinh Lăng Nghiêm, Duy Ma Cật , Pháp Hoa . Đấy biểu tượng Ngài trong mọi pháp hội ! Từ lâu mỗi sáng: Noi gương Đức Đạt Lai Lạt Ma ca ngợi Phát Bồ đề tâm trì tụng Đà La Ni , Thẩm sâu diệu pháp quả Bất Tư Nghì Kính mạn phép sẻ chia cùng đạo hữu Tin thế giới Phật, Bồ Tát như Tinh Tú Kiếp vị lai ta sẽ hiện diện một lần Nhờ thức phân biệt chuyển hoá nghiêm thân . Do công đức tụng trì đa la ni Bồ Tát ÔM AH RA PA TSA NA DHIH
23/04/2020(Xem: 5695)
NƠI BÌNH YÊN. Thế gian trọng của qúy quyền, Trọng danh trọng sắc lắm tiền đeo mang. Ai bằng giác ngộ an nhàn, Trọng tâm cao thượng xóm làng mới yên. Ngày ngày ngày phát triển tâm thiền, Hành thâm tánh Phật tự nhiên an bình. Hi TMH Brisbane 23/4/2020. KTTT
22/04/2020(Xem: 8799)
Hai tay Bốn túi Không đồng An tâm bước đến Cửa Không nhận quà Không đồng Nên cứ bước qua Sớt sang gói bọc một nhà chia nhau Chẳng là to tát gì đâu
22/04/2020(Xem: 7900)
Cảm tác khi đọc được tin, xem được hình ảnh quý Thầy, quý Chú chùa Giác ngộ đang vác gạo vào kho để "Tiếp sức cho người khó khăn vượt qua đại dịch Covid-19"
21/04/2020(Xem: 8642)
Có hai phương cách thông thường Thực thi tôn giáo cõi dương trần này Một là hãy sống xa đây Xa nơi trần tục như thầy tu thôi Nhắm vào mục đích ở đời Là mong chứng nghiệm những lời cao xa Con đường Đạo Pháp thăng hoa Hoàn toàn giải thoát lìa xa luân hồi.
21/04/2020(Xem: 7346)
Có những con người Nghe như huyền thoại Chỉ tấm thân gầy Sấm dậy tư duy Vẫn đôi mắt sâu Nhìn tan quái ngại Đến lúc mở lời Ngọt suối từ bi
21/04/2020(Xem: 6900)
Khi nào hiểu Từ Bi tâm Bồ Tát ? Muốn cho người phân biệt rõ ràng , Làm sao tẩy xoá tri chướng lang thang . Cần tinh tấn trong từng thiện niêm!
17/04/2020(Xem: 6407)
Đêm khuya nhạc lạnh ngẫm suy đời Được mất đau buồn nói chẳng vơi Lúc trẻ khôn lanh tâm dõi mộng Khi già lú lẫn bệnh đeo người Trăm năm gió bụi hồn quay cuộn Một kiếp phong trần phách ngả rơi Trách móc than phiền thêm khổ luỵ Chi bằng hướng Phật chuyển duyên thôi!
16/04/2020(Xem: 5952)
Kính bạch Thày , có lẽ thời gian trống vắng nhiều quá mà con thì chưa thể Cư Trần Lạc Đạo như Ngài Trần Nhân Tôn nên khi thì dao động lúc lại bâng khuâng lo lắng có lẽ những tàn dư tập khí chứa từ bao đời nay có dịp xuất hiện trong môi trường hiện tại này nên kính gửi đến Thày và các bạn đọc hai trạng thái khi mình có nhiêu thì giờ để soi rọi tâm và thấy ra như cách học pháp . Kính HH
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]