Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngợi Ca Thiện Nguyện (thơ)

16/03/201408:38(Xem: 14344)
Ngợi Ca Thiện Nguyện (thơ)



Ngợi Ca Thiện Nguyện

Bạn ơi,

Làm thiện nguyện đã có từ lâu đời trong tấm lòng của tổ tiên chúng ta:
Dù xây chín đợt phù đồ.
Không bằng làm phúc cứu cho một người.

Nó khởi đi từ tấm lòng thiện luơng vốn có của con người.
Nhân chi sơ tính bản thiện
Giống như Phật tánh.

Bạn ơi,
Con người ta trông vậy mà yếu đuối.
Rất cần chia xẻ, an ủi, cảm thông.
Cuộc sống này trông vậy mà quá nhiều đau khổ:
Người ăn không hết của,
Kẻ sống nhờ cơm chay miễn phí.
Kẻ ném tiền qua cửa sổ khoe giàu sang, phú quý,
Người tối ngày chạy vạy bữa cơm.
Kẻ con cái đầy đàn,
Người neo đơn, cô độc.
Kẻ sinh ra được chào đón như công nương, hoàng tử,
Kẻ sinh ra bị vất bỏ cổng chùa,
Cô nhi từ thuở chào đời.
Kẻ được con cái quý trọng,
Người bị cháu con ruồng bỏ.
Kẻ nệm ấm chăn êm,
Người ngủ đường ngủ chợ.
Kẻ nhà lầu xe hơi,
Người lấy mái rơm hay nghĩa trang làm tổ ấm.
Kẻ chân tay lành lặn.
Người tàn tật, lết lê.
Kẻ kiêu hãnh vì mặt mày xinh đẹp,
Người tủi thân vì Trời bắt xấu.
Kẻ ngồi mát ăn bát vàng,
Người kéo xe, gánh gồng ngòai đường phố.
Kẻ trưng diện bạc vàng, kim cương, hàng hiệu, phấn son quá mức,
Người chân lấm tay bùn, áo vá.
Kẻ thông minh sáng sủa,
Người tâm thần cuộc đời phế bỏ.
Kẻ đau ốm thuốc men đầy đủ,
Người dù đã vào bệnh viện, không tiền cũng nằm chờ chết.
Nỗi buồn của đời kể sao cho xiết?

Bạn ơi,
Tôi chẳng bao giờ ngưỡng mộ hay thán phục,
Khi bạn bỏ ra ngàn đô ăn chơi lấy tiếng.
Nhưng tôi lại ngả mũ kính chào nếu bạn dùng tiền giúp đỡ…
Học sinh nghèo, cô nhi, quả phụ…
Tôi cũng chẳng bao giờ choáng ngợp hay thèm khát.
Khi nhìn một cô gái phấn son,
Quần hàng áo hiệu, xúng xính nữ trang.
Nhưng tôi lại cảm phục khi cô ăn mặc đàng hoàng,
Thăm viếng vùng nghèo, tặng áo ấm cho học sinh sắc tộc.
Thế mới hay:
Làm thiện nguyện nâng cao phẩm giá.
Làm thiện nguyện khiến lòng ta cởi mở.
Làm thiện nguyện khiến anh chị lớn lên.
Làm thiện nguyên giống như chăm lo “ruộng phúc”.
Sau này cháu con hái quả.
Giúp đỡ người đời là chia xẻ.
Là niềm vui là lý lẽ con người.

Bạn ơi,
Không một chính quyền nào có thể…
Giải quyết hết chuyện khổ của đời.
Dù biết rằng con người có số.
Do đuờng tu tích tụ,
Mà giàu-nghèo, sướng-khổ khác nhau.
Chỉ có chúng ta chung lưng góp sức.
Với tấm lòng hay trái tim “bồ tát”.
Trong tinh thần “lá lành đùm lá rách”.
Trong tình thương “chị ngã em nâng”.
Mà giúp nhau chuyển nghiệp trong tinh thần cứu độ.
Một đất nước chẳng mấy chốc huy hoàng,
Nếu tòan dân biết yêu thương, chia xẻ.
Một siêu cường hay đế quốc,
Cũng xụp đổ nếu con người sống bằng ích kỷ.
Nhưng này bạn ơi,
Hãy làm thiện nguyện với tấm lòng trong sáng.
Không mưu toan,
Dụ dỗ, lọc lừa.
Bằng cả tấm lòng khiêm tốn.
Của cho không bằng cách cho.
Cổ nhân thường dạy thế.

Bạn ơi,
Hãy suy nghĩ cho kỹ khi ném tiển vào những tiệc tùng hoang phí.
Nó không tăng thêm nhân cách hay phẩm giá cho mình,
Mà chỉ là những lời mỉa mai, nguyền rủa.
Chỉ có sự phục vụ tha nhân là quý giá.
Hãy suy nghĩ cho kỹ khi dán lên mình những bộ quần áo diêm dúa, đắt tiền…
Kim cương, ngọc ngà châu báu.
Nó chăng tăng thêm vẻ sang quý cho mình.
Công chúa mặc áo vá vẫn là công chúa.
Bình dân khoác “áo trời” cũng là dân giả.
Có một thứ nữ trang được người đời chiêm ngưỡng.
Đó chính là đạo đức.
Mà đạo đức tuyệt vời chính là thiện nguyện.

California Rằm Tháng Giêng 2014

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/09/2010(Xem: 14340)
Chuyển ngữ: Sư Ông Làng Mai Xướng kệ: Thầy Pháp Niệm Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm.
10/09/2010(Xem: 60007)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
08/09/2010(Xem: 8981)
Mười con nhạn trắng về tha Như Lai thường trụ trên tà áo xuân Vai nghiêng nghiêng suối tơ huyền Đôi gò đào nở trên miền tuyết thơm
08/09/2010(Xem: 9248)
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
06/09/2010(Xem: 11619)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 11321)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9631)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 10160)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11757)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9804)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]