Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

32. Những Pháp Cần Có Của Một Hành Giả

15/03/201408:18(Xem: 39217)
32. Những Pháp Cần Có Của Một Hành Giả
blank
Những Pháp Cần Có
Của Một Hành Giả

Cái gì xẩy ra trong tâm tư vị tỳ-khưu này, đức Phật đã thấy rõ, biết rõ nên ngài đã dạy như sau:

- Này Meghiya! Trước khi giảng giải về những pháp đối trị dục tầm, sân tầm và hại tầm trong trường hợp mà ông vừa mắc phải, Như Lai sẽ nói qua về những điều kiện cần thiết cho một vị tỳ-khưu lên đường, cho một hành giả tu tập, sống một mình, nơi này và nơi khác.

Thật ra, không phải ai sống một mình cũng được đâu. Hành giả sống một mình nơi thanh vắng, nơi khoảng trống, nơi rừng sâu, nơi hang động, nơi nghĩa địa, dưới cội cây, nơi những chốn tịch liêu không người, không có nghĩa là không cần bạn đạo, không cần bạn lành, không cần bậc thiện hữu trí thức! Mà chính nó là điểm quan trọng nhất đấy! Phải cần một điểm tựa tinh thần. Phải cần có bậc thiện trí để lắng nghe, trao đổi, học hỏi. Phải cần có người gần gũi để giúp đỡ nhau khi ốm bệnh, lúc rủi ro, tai nạn và cả khi gặp những vấn nạn vô phương giải quyết.

Vậy, điều kiện thứ nhất của một hành giả là phải có bạn lành(1), tức là bạn đồng tu có đạo hạnh, có trí tuệ để nương tựa, ông phải ghi nhớ điều này!

- Dạ thưa vâng!

- Điều kiện thứ hai, là hành giả phải có giới luật(2)đầy đủ ở trong tâm cũng như sự tướng biểu hiện ra ngoài của thân khẩu, tối thiểu là phải biết gìn giữ sáu cửa vào ra, đi đứng nằm ngồi phải có chánh niệm và sống đời nuôi mạng chơn chánh. Bởi giới chính là hàng rào ngăn ngừa ác pháp, là áo giáp có công năng chở che những mũi tên độc hại, ác uế từ thế giới ngũ trần cho những ai muốn sống đời độc cư, thanh tịnh. Phải ghi nhớ thêm điều này nữa, ông có biết thế không?

- Dạ thưa vâng!

- Điều kiện thứ ba là phải biết tạo cơ hội để học hỏi về giáo pháp, thính cầu pháp(3). Có thể đi tìm kiếm, đảnh lễ các bậc tôn túc, các vị thánh giả. Có thể thỉnh thoảng trở về với tăng đoàn để sống trong không khí tu tập chung, nghe những thời pháp của các vị. Cũng có thể lắng nghe từng bước chân, từng hơi thở, mọi động niệm, dấy khởi trong tương giao căn, trần, thức: Pháp sẽ phát sanh ở đấy!

- Dạ thưa vâng!

- Điều kiện thứ tư là tinh tấn, nỗ lực(4)không ngừng. Phải chuyên cần quán niệm, quán tưởng, quán chiếu trong mọi lúc, mọi khi. Nói tinh tấn như thế không có nghĩa là cố gắng kịch liệt, quá sức lại thành ra hỏng, nguy hiểm! Ông có hiểu cái tinh tấn chừng mực, không giùn mà cũng không căng như sợi dây đàn không, này Meghiya?

- Thưa, đệ tử hiểu.

- Dể duôi, biếng nhác, giải đãi là một cực đoan, mà cố gắng quá sức, nhiệt tình quá mức lại là một cực đoan khác, ông hiểu chứ?

- Dạ thưa vâng!

- Điều kiện thứ năm là phải trang bị cho mình một trí tuệ đầy đủ, nhất là loại trí thấy rõ sự sanh, sự diệt(1)của của các pháp chúng duyên khởi tác động lên thân tâm; có trí khéo léo quán sát về nhân, về duyên, về quả; có trí khéo léo hướng tâm đúng(2)đến mọi sự, mọi vật, mọi pháp, ông có lãnh hội được hết không, này Meghiya?

- Đệ tử sẽ cố gắng!

- Ngoài năm điều kiện kia, vị hành giả cũng còn cần phải quán tưởng thân bất tịnh(3), quán tưởng mười loại tử thi để đối trị với tham muốn, với ái dục, với tình dục; phải tu tập tâm từ(4)phát triển những năng lượng mát mẻ để rưới tắt sân hận; phải tu tập hơi thở vào, hơi thở ra(5)một cách chuyên niệm, khắng khít, miên mật để tà tư duy(6)không có cơ hội phát khởi; hằng quán vô thường, sanh diệt của năm uẩn để diệt trừ ngã mạn. Và chính nhờ quán vô thường, vô ngã này mà hành giả có thể đạt chánh trí, giác ngộ và giải thoát ngay trong kiếp sống hiện tại này.

Giảng đến ngang đây, đức Phật thấy tỳ-khưu Meghiya rất chăm chú lắng nghe, ngài đọc thêm một bốn câu kệ ngôn, với ý rằng:

- Nếu tâm ai chạy theo tà tư duy thô thiển, hèn hạ, thấp thỏi hay tốt đẹp, tế nhị, vi tế thì người ấy luôn luôn bị dao động, thất niệm, phóng dật. Chìu theo tà tư duy thì tâm kẻ ngu ấy không bao giờ an trụ, cứ mải miết, rong ruổi chạy theo đối tượng này sang đối tượng khác không ngưng nghỉ(1).

Bằng nếu không chạy theo tà tư duy, có chánh niệm, biết thu thúc, gìn giữ sáu cửa vào ra với sự tinh tấn thì có thể ngăn chặn được nó một cách dễ dàng, này Meghiya!

Sau đó, đức Phật còn đưa thêm ví dụ người thợ làm tên, cho dù cây có gai, có mắt hoặc cong queo, người ấy có thể vót, tỉa, lấy lửa uốn làm cho mũi tên trở nên ngay thẳng được. Cũng vậy, cái tâm của chúng sanh với những khúc, những mắt, với gai nè chằng chịt, phải biết cắt, biết tỉa, biết vót cho nó trơn tru, sau đó, dùng giới, dùng trí mà uốn nắn mới thành hữu dụng được.

Ví như con cá sống dưới nước, nếu bắt bỏ, ném lên bờ thì nó sẽ vùng vẫy, giãy giụa, cũng vậy, khi tu tập minh sát, nắm được cái tâm, bắt được cái tâm ra khỏi ngũ trần thì nó cũng vùng vẫy giãy giụa y như thế. Vậy nên, hành giả phải quyết tâm, phải kiên trì mới làm yên lắng ba tà tư duy ấy được.

Cuối buổi giảng, tỳ-khưu Meghiya có được pháp nhãn, bước được vào dòng chảy giải thoát. Ông ta sung sướng gục khóc, quỳ ôm chân bụi đức Đạo Sư không thốt được nên lời.




(1)Kalyāṇamitta.

(2)Sīla.

(3)Dhammakāmatā.

(4)Viriya.

(1)Udayabbhayañāṇa: Trí thấy rõ danh sắc sinh diệt.

(2)Yonisomanasikāra: Hướng tâm đúng sự thật (như lý tác ý).

(3)Asubha: Bất tịnh. Là bất tịnh của 32 thể trược, bất tịnh của thức ăn, bất tịnh qua mười giai đoạn thay đổi và biến hoại của tử thi từ khi mới chết cho đến khi thành đống xương trắng.

(4)Mettā: Tâm từ tức là tình thương vô lượng vô điều kiện - chứ không phải “từ bi quán” như nhiều kinh sách đã lầm lẫn.

(5)Ānāpānassati: Niệm hơi thở vào ra - gồm sổ tức niệm (đếm hơi thở) và tùy tức niệm (theo dõi hơi thở).

(6)Ba tà tư duy: Dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy.

(1)Khuddā vitakkā sukhumā vitakkā anugatā manasā uppilāvā ete avidvā manaso vitakke hurā huraṃ dhavati bhantacitto.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2018(Xem: 11511)
Sông Bài thơ cực ngắn, chỉ có 7 câu 16 chữ gọi là thơ lồng đèn do hình dáng của bài thơ để đọc vui. Trôi Sông ơi Bao lâu rồi Chỉ một dòng thôi Từ nguồn cội Xa xôi Gọi Dallas 30-3-2018 Khánh Hoàng
31/03/2018(Xem: 9036)
Chất chồng Tuổi Hạc bay về Sự đời đã trãi nhiêu khê lắm rồi! Thì nay buông xã lo thôi Tháng ngày còn lại phản hồi tự tâm
30/03/2018(Xem: 8985)
Vào mùa Hè đỏ lửa 1972, theo lệnh Tổng Động Viên, tác giả đã nhập ngũ thi vào binh chủng Không Quân QLVNCH và đã rời VN ngay tại phi trường TSN cũng là lúc chiến tranh kết thúc ngày 30-4. Quê hương Việt biết bao người nằm xuống Nguyện giữ gìn đất , biển đến ngày nay Kẻ tham tàn (TQ) đừng diệu võ giương oai Trong ngoài Việt luôn một lòng yêu nước .
30/03/2018(Xem: 10076)
Ngày xưa có chú nai hiền Nhởn nhơ vui sống giữa miền hoang sơ Trong khu rừng rậm ven bờ Sông Hằng cuồn cuộn sóng mờ nhân gian. Dáng nai đẹp đẽ dịu dàng Sừng trong nước ngọc, thân vàng ánh châu Nhưng mắt nai lắng u sầu Thương cho trần thế nhuốm mầu bi ai, Nai nghe, nói được tiếng người Nai là Bồ Tát một thời hiện thân. Bên nai muông thú quây quần Coi nai như mẹ muôn phần yêu thương
29/03/2018(Xem: 9098)
Phàm phu trạo cử cố ôm thiền... Xóa bỏ men tình sự trợ duyên. Rõ khó bền tu ngày lập nguyện, Càng ngây thuận sửa kiếp xin nguyền. Ba đường giác ngộ không lờ viễn, Sáu nẻo xoay vần mãi lụy điên. Huyễn gởi ghìm tâm cầu hướng thiện, An nhiên tĩnh tại hết mơ huyền. 3/2018 Minh Đạo
29/03/2018(Xem: 10011)
Bỏ thịt ăn nhiều rau quả tươi , Bột giảm sữa cần uống mọi nơi . Bớt đường ít muối gìn sức khoẻ , Tắm gội hằng ngày giữ ấm thân . Bớt giận cười nhiều năng đi bộ , Chia sẻ Pháp duyên thiết nghĩ cần . Nói ít làm nhiều luôn hướng thiện , Bỏ ác sống lành báo Phật ân . Tánh Thiện 28-3-2018
29/03/2018(Xem: 8652)
Có ai sợ một điều tôi sẽ nói. Chuổi thời gian qúa khứ nhẹ tên bay. Mới hôm nay chốc lát biến ngày mai. Giây hiện tại thoi đưa liền qúa khứ. Mau điềm tĩnh sống trọn thời hiện tại. Niệm thì là định rõ cõi tâm ta. Thông một pháp sáng soi cùng vạn pháp. Đời rối khổ kìa hôn mê nào tịnh. Niệm bình an đánh mất nghiệp ác làm. Tâm biến động nguyên vô trùng bệnh khổ. Trần Cực lạc không xa bờ hội ngộ. Quay lại nhìn là bến giác chơn như. Tâm bất diệt trọn an nhàn tự tại. Minh Hội Syd 8/2/ Mậu Tuất. 24/3/2018 KTTT
29/03/2018(Xem: 8880)
Tình phàm tục là đắm mê bất tận Giác tỉnh rồi liền buông mọi chấp nê Chưa tu thì luyến ái chỉ riêng về Định tỉnh thời yêu thương tràn Dương Thế. Yêu thói tật Ta càng thương bản Ngã Mới đắp bồi lo thân thể ngọc ngà Cả họ hàng thêm sở hữu thiết tha Ta, của Ta là Vũ trụ bao la !
29/03/2018(Xem: 9601)
Chuông đêm vẳng giữa hư không Núi rừng chợt tỉnh giòng sông giật mình Núi ơi ! người cứ vô minh Sông ơi ! người phụ cho tình phai phôi Nhớ câu "đừng phụ núi đồi" Mênh mang giòng chảy cây đời xanh thêm Tâm không cảnh tịnh êm đềm Tiếng chuông, tiếng Phật đêm đêm gọi về Nguyện cầu khắp hết sơn khê Hiểu thương chia sẻ, hết mê hồi đầu. ------------------------- Ngày 28.03.2018 Thích Giác Tâm
29/03/2018(Xem: 9813)
Người phàm ăn nói lôi thôi Thời gian rãnh rỗi chuyên ngồi tán ngông Tháng ngày cứ mãi chạy rong Chẳng chi lợi ích vô công đời mình . Người tu phẩm hạnh nghiêm minh Hành trì giới luật lợi mình trước tiên Phát tâm hành đạo hoá duyên Khuyên người sống thiện tạo duyên phước lành . Cuộc đời như sợi chỉ mành Vụng tu thì khổ đừng sanh oán hờn Viễn ly tranh chấp thiệt hơn Hiếu hoà kính thuận nghĩa ơn đáp đền .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]