- 01. Mùa An Cư Thứ Mười
- 02. Hiền Giả Voi Và Khỉ
- 03. Tình Trạng Tại Ghositārāma
- 04. Đi Tìm Đức Phật
- 05. Voi Chúa Sanh Thiên
- 06. Thế Nào Là Pháp, Thế Nào Là Phi Pháp
- 07. Xét Xử Chư Tỳ-Khưu Ghositārāma
- 08. Bảy Phương Pháp Dập Tắt Các Cuộc Tranh Chấp
- 09. Những Ông Tỳ-Khưu Hư Hỏng
- 10. Thêm Một Vị Đại A-La-Hán
- 11. Bánh Mè! Bánh Mè!
- 12. Kinh Hiền Ngu
- 13. Mùa An Cư Thứ Mười Một
- 14. Thế Gian Thanh Tịnh
- 15. Như Lai Là Một Nông Dân
- 16. Cho Xin Một Chiếc Lông
- 17. Nhất Chỉ Thần Thông
- 18. Mấy Ông Sư Quậy Phá
- 19. Tám Trường Hợp “Úp Bát”
- 20. Mùa An Cư Thứ Mười Hai
- 21. Lại Ra Đi, Đến Khu Rừng Nimba
- 22. Quả Là Vô Vị, Vô Ích, Vô Dụng!
- 23. Nạn Đói Tại Verañjā
- 24. Thỉnh Thị Một Bộ Luật Hoàn Hảo
- 25. Chuyện Chim Cút, Chuyện Khỉ Vượn
- 26. Người Cận Sự Nữ Dâng Thịt Đùi
- 27. Sự Tích Cõi Trời Ba Mươi Ba
- 28. Cuộc Chiến Với A-Tu-La Thiên
- 29. Mối Tình Keo Sơn Chung Thuỷ
- 30. Mùa An Cư Thứ Mười Ba
- 31. Trên Ngọn Đồi Đá Trắng
- 32. Những Pháp Cần Có Của Một Hành Giả
- 33. Màu Y Vàng Trên Núi Đá Trắng
- 34. Đóa Hoa Vương Quốc
- 35. Mùa An Cư Thứ Mười Bốn
- 36. Người Chăn Bò Khéo Giỏi
- 37. Đàn Bò Sang Sông
- 38. Khúc Gỗ Trôi Sông
- 39. Trao Gia Tài
- 40. Chỉ Có Pháp Hiện Tại
- 41. Tuệ Quán Ở Đây Và Bây Giờ
- 42. Người Ngu
- 43. Cái Cán Cày!
- 44. Hóa Độ Phạm Thiên Baka
- 45. Chuyện Hối Lộ!
- 46a. Chuyện Cô Nữ Tu Xinh Đẹp
- 46b. Chuyện Kỹ Nữ Ciñcā-Māṇavikā
- 47. Nhân Duyên Đẹp, Xấu, Quý, Tiện Của Người Nữ
- 48. Trong Rừng Cây Xiêm Gai
- 49. Cây Quạt Thốt Nốt
- 50. Ngọn Lửa Trong Chiếc Ghè!
- 51. Bỏ Đao, Ôm Bát!
- 52. Những Hạt Đậu Ván
- 53. Bữa Cơm Ngàn Vàng
- 54. Bát Cháo, Mảnh Vải Thù Thắng
- 55. Căn Nhà Năm Lỗ Hổng
- 56. Chuyện Thánh Nữ Visākhā
Cái gì xẩy ra trong tâm tư vị tỳ-khưu này, đức Phật đã thấy rõ, biết rõ nên ngài đã dạy như sau:
- Này Meghiya! Trước khi giảng giải về những pháp đối trị dục tầm, sân tầm và hại tầm trong trường hợp mà ông vừa mắc phải, Như Lai sẽ nói qua về những điều kiện cần thiết cho một vị tỳ-khưu lên đường, cho một hành giả tu tập, sống một mình, nơi này và nơi khác.
Thật ra, không phải ai sống một mình cũng được đâu. Hành giả sống một mình nơi thanh vắng, nơi khoảng trống, nơi rừng sâu, nơi hang động, nơi nghĩa địa, dưới cội cây, nơi những chốn tịch liêu không người, không có nghĩa là không cần bạn đạo, không cần bạn lành, không cần bậc thiện hữu trí thức! Mà chính nó là điểm quan trọng nhất đấy! Phải cần một điểm tựa tinh thần. Phải cần có bậc thiện trí để lắng nghe, trao đổi, học hỏi. Phải cần có người gần gũi để giúp đỡ nhau khi ốm bệnh, lúc rủi ro, tai nạn và cả khi gặp những vấn nạn vô phương giải quyết.
Vậy, điều kiện thứ nhất của một hành giả là phải có bạn lành(1), tức là bạn đồng tu có đạo hạnh, có trí tuệ để nương tựa, ông phải ghi nhớ điều này!
- Dạ thưa vâng!
- Điều kiện thứ hai, là hành giả phải có giới luật(2)đầy đủ ở trong tâm cũng như sự tướng biểu hiện ra ngoài của thân khẩu, tối thiểu là phải biết gìn giữ sáu cửa vào ra, đi đứng nằm ngồi phải có chánh niệm và sống đời nuôi mạng chơn chánh. Bởi giới chính là hàng rào ngăn ngừa ác pháp, là áo giáp có công năng chở che những mũi tên độc hại, ác uế từ thế giới ngũ trần cho những ai muốn sống đời độc cư, thanh tịnh. Phải ghi nhớ thêm điều này nữa, ông có biết thế không?
- Dạ thưa vâng!
- Điều kiện thứ ba là phải biết tạo cơ hội để học hỏi về giáo pháp, thính cầu pháp(3). Có thể đi tìm kiếm, đảnh lễ các bậc tôn túc, các vị thánh giả. Có thể thỉnh thoảng trở về với tăng đoàn để sống trong không khí tu tập chung, nghe những thời pháp của các vị. Cũng có thể lắng nghe từng bước chân, từng hơi thở, mọi động niệm, dấy khởi trong tương giao căn, trần, thức: Pháp sẽ phát sanh ở đấy!
- Dạ thưa vâng!
- Điều kiện thứ tư là tinh tấn, nỗ lực(4)không ngừng. Phải chuyên cần quán niệm, quán tưởng, quán chiếu trong mọi lúc, mọi khi. Nói tinh tấn như thế không có nghĩa là cố gắng kịch liệt, quá sức lại thành ra hỏng, nguy hiểm! Ông có hiểu cái tinh tấn chừng mực, không giùn mà cũng không căng như sợi dây đàn không, này Meghiya?
- Thưa, đệ tử hiểu.
- Dể duôi, biếng nhác, giải đãi là một cực đoan, mà cố gắng quá sức, nhiệt tình quá mức lại là một cực đoan khác, ông hiểu chứ?
- Dạ thưa vâng!
- Điều kiện thứ năm là phải trang bị cho mình một trí tuệ đầy đủ, nhất là loại trí thấy rõ sự sanh, sự diệt(1)của của các pháp chúng duyên khởi tác động lên thân tâm; có trí khéo léo quán sát về nhân, về duyên, về quả; có trí khéo léo hướng tâm đúng(2)đến mọi sự, mọi vật, mọi pháp, ông có lãnh hội được hết không, này Meghiya?
- Đệ tử sẽ cố gắng!
- Ngoài năm điều kiện kia, vị hành giả cũng còn cần phải quán tưởng thân bất tịnh(3), quán tưởng mười loại tử thi để đối trị với tham muốn, với ái dục, với tình dục; phải tu tập tâm từ(4)phát triển những năng lượng mát mẻ để rưới tắt sân hận; phải tu tập hơi thở vào, hơi thở ra(5)một cách chuyên niệm, khắng khít, miên mật để tà tư duy(6)không có cơ hội phát khởi; hằng quán vô thường, sanh diệt của năm uẩn để diệt trừ ngã mạn. Và chính nhờ quán vô thường, vô ngã này mà hành giả có thể đạt chánh trí, giác ngộ và giải thoát ngay trong kiếp sống hiện tại này.
Giảng đến ngang đây, đức Phật thấy tỳ-khưu Meghiya rất chăm chú lắng nghe, ngài đọc thêm một bốn câu kệ ngôn, với ý rằng:
- Nếu tâm ai chạy theo tà tư duy thô thiển, hèn hạ, thấp thỏi hay tốt đẹp, tế nhị, vi tế thì người ấy luôn luôn bị dao động, thất niệm, phóng dật. Chìu theo tà tư duy thì tâm kẻ ngu ấy không bao giờ an trụ, cứ mải miết, rong ruổi chạy theo đối tượng này sang đối tượng khác không ngưng nghỉ(1).
Bằng nếu không chạy theo tà tư duy, có chánh niệm, biết thu thúc, gìn giữ sáu cửa vào ra với sự tinh tấn thì có thể ngăn chặn được nó một cách dễ dàng, này Meghiya!
Sau đó, đức Phật còn đưa thêm ví dụ người thợ làm tên, cho dù cây có gai, có mắt hoặc cong queo, người ấy có thể vót, tỉa, lấy lửa uốn làm cho mũi tên trở nên ngay thẳng được. Cũng vậy, cái tâm của chúng sanh với những khúc, những mắt, với gai nè chằng chịt, phải biết cắt, biết tỉa, biết vót cho nó trơn tru, sau đó, dùng giới, dùng trí mà uốn nắn mới thành hữu dụng được.
Ví như con cá sống dưới nước, nếu bắt bỏ, ném lên bờ thì nó sẽ vùng vẫy, giãy giụa, cũng vậy, khi tu tập minh sát, nắm được cái tâm, bắt được cái tâm ra khỏi ngũ trần thì nó cũng vùng vẫy giãy giụa y như thế. Vậy nên, hành giả phải quyết tâm, phải kiên trì mới làm yên lắng ba tà tư duy ấy được.
Cuối buổi giảng, tỳ-khưu Meghiya có được pháp nhãn, bước được vào dòng chảy giải thoát. Ông ta sung sướng gục khóc, quỳ ôm chân bụi đức Đạo Sư không thốt được nên lời.
(1)Kalyāṇamitta.
(2)Sīla.
(3)Dhammakāmatā.
(4)Viriya.
(1)Udayabbhayañāṇa: Trí thấy rõ danh sắc sinh diệt.
(2)Yonisomanasikāra: Hướng tâm đúng sự thật (như lý tác ý).
(3)Asubha: Bất tịnh. Là bất tịnh của 32 thể trược, bất tịnh của thức ăn, bất tịnh qua mười giai đoạn thay đổi và biến hoại của tử thi từ khi mới chết cho đến khi thành đống xương trắng.
(4)Mettā: Tâm từ tức là tình thương vô lượng vô điều kiện - chứ không phải “từ bi quán” như nhiều kinh sách đã lầm lẫn.
(5)Ānāpānassati: Niệm hơi thở vào ra - gồm sổ tức niệm (đếm hơi thở) và tùy tức niệm (theo dõi hơi thở).
(6)Ba tà tư duy: Dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy.
(1)Khuddā vitakkā sukhumā vitakkā anugatā manasā uppilāvā ete avidvā manaso vitakke hurā huraṃ dhavati bhantacitto.