Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

30. Mùa An Cư Thứ Mười Ba

15/03/201408:10(Xem: 29544)
30. Mùa An Cư Thứ Mười Ba
blank

MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BA

(Năm 575 trước TL)


Tiếp Đ
Con Trai Nhà Đại P



Tại ngôi làng Kalanda gần Vesāli có con trai của một nhà đại phú tên là Sudina, vừa mới lập gia đình. Hôm nọ, chàng và một số bạn hữu ghé kinh thành Vesāli vì một vài công việc làm ăn; thấy mọi người đổ xô đến Đại Lâm (Mahāvana), Trùng Các giảng đường (Kūṭāgāra)(1)để nghe đức Phật thuyết pháp, ông và bạn hữu cũng tò mò đi theo.

Thanh niên Sudina nhìn thấy đức Thế Tôn ấy được đoanh vây bởi một hội chúng đông đảo và ngài như một sư tử vương, vàng rực, chói sáng, uy nghi như nhiếp phục cả đại giảng đường, tạo cho chàng một ấn tượng mạnh mẽ.

Rồi còn thời pháp nữa. Với âm thanh trầm hùng, thanh thoát, diệu vợi... với ngôn ngữ cô đọng, gãy gọn, chính xác, dị giản... như đi thẳng vào tâm, vào trí hội chúng. Còn nữa. Còn lý nghĩa và tư tưởng. Còn những ví dụ, những đoản ngôn. Còn chiều sâu và khoảng trống, khoảng lặng của những điều chưa nói hết... Tất cả ấy như cuốn hút tâm tư Sudina làm cho chàng chú tâm lắng nghe không bỏ sót một từ, một ngữ nghĩa nào. Thanh niên Sudina xúc động một cách sâu xa, như đảo hoán tận gốc rễ nếp suy nghĩ của chàng.

Cuối thời pháp, thanh niên Sudina như còn rúng động, bàng hoàng, đăm chiêu, tự nghĩ:

“- Quả là ta đã sống và đang sống một đời vô vị, vô tích sự. Bụi bặm, dơ uế, đặc đầy phiền não và buộc ràng! Ta đang đắm say, mê mải nơi thế giới đốm hoa không thực. Ta đã tìm kiếm hạnh phúc nơi cõi vô thường, tạm bợ, sinh diệt mà tưởng là hằng thường, vĩnh cửu.

Tiếng chuông của giáo pháp đã gõ mạnh lên đầu ta rồi. Ánh sáng của giáo pháp cũng đã chớp lóe trong tâm trí của ta rồi. Vậy, đời sống tại gia này còn thú vị gì nữa, còn chút sinh khí nào nữa đâu?”

Rồi chàng lại suy nghĩ tiếp:

“- Nhưng nếu muốn sống đúng như những điều mà đức Thế Tôn kia đã thuyết giảng thì quả thật không phải là dễ dàng đối với người đời, đối với người tại gia với trăm công, nghìn việc, với ân ái vợ chồng, với tiền bạc, gia sản, với thôn lân, bằng hữu, với truyền thống, tập tục, với bùn lầy, tù đọng và chật chội của toan tính và lo âu.

Cái đời sống trong sạch và trinh trắng như vỏ ốc kia, cái đời sống giải thoát như cánh chim trời kia chỉ thích hợp với người cạo bỏ râu tóc, tam y nhất bát, sống đời xuất gia phạm hạnh mà thôi!”

Thế rồi, với dõng lực và quyết tâm, lúc trở lại gia đình, thanh niên Sudina nói rõ ý định xuất gia của mình cho cha mẹ và cả cho cô vợ mới cưới hay. Ai cũng ngăn cản. Ai cũng nói ý định ấy là điên rồ và ngu ngốc. Ngay chính bạn bè thân hữu cũng xúm vào khuyên lơn chàng, vì chàng là con một nên thuận theo truyền thống tổ tiên là sinh con đẻ cái để nối dõi tông đường!

Ý định sống đời phạm hạnh như mũi tên đã bắn đi, không dừng lại được, thanh niên Sudina tuyên bố với sức mạnh nặng ngàn cân: “Một là xuất gia, hai là chết!” Chàng nằm xuống nơi chỗ nền đất không có trải lót rồi nhịn ăn, một ngày, hai ngày cho đến bảy ngày.

Khi sự sống của Sudina chỉ còn thoi thóp, sợ con trai chết, cha mẹ mới đồng thuận cho chàng xuất gia.

Thế là vô cùng khó khăn, thanh niên Sudina mới bứt nổi sợi dây ràng buộc của gia đình, trở lại Đại Lâm, Trùng Các giảng đường để xin đức Phật được xuất gia sống đời phạm hạnh.

Đức Phật sở dĩ ở nán lại thêm mấy hôm ở đây cũng chỉ để chờ đợi chàng trai này, vì hơn ai hết, ngài biết ông ta có duyên với giáo pháp(1).

Và sau khi thấy rõ tâm ý, sở nguyện của thanh niên Sudina, đức Phật chứng minh và chư vị trưởng lão cho ông ta thọ đại giới với những lời giáo giới căn bản và cần thiết nhất.

Tỳ-khưu Sudina sau đó, nguyện sống hạnh đầu-đà, mặc y phấn tảo(2}, noi gương tôn giả Mahā Kassapa, tam y nhất bát, tu hành rất mực tinh tấn. Ai cũng kính trọng. Chỉ riêng đức Phật, các vị thánh lậu tận có thắng trí thì chỉ mỉm cười, không bình luận.



(1)Kūṭa là nóc nhọn; agāra là nhà ở, chỗ ở - nên đôi nơi dịch là “Sảnh đường nóc nhọn”.

(1)Câu chuyện về tỳ-khưu Sudina này được mở đầu khi giới thiệu về luật tạng. Vì tám năm sau, lúc về thăm lại gia đình, cha mẹ chàng tha thiết khẩn cầu chàng để lại “hạt giống - bījaka” Lúc ấy, giới bất cộng trụ (pārājikā) thuộc thanh tịnh giới (patimokkha) chưa chế định - chàng không biết, tưởng là không có tội chi, nên đã ba lần giao hợp với người vợ cũ. Kết quả là bà vợ sanh được một đứa con trai nên bạn bè vui nhạo gọi tên bà là “Mẹ của chủng tử”! Mấy trăm năm sau, Mi-lan-đà sở vấn (Milindapañha) cũng có nhắc lại chuyện tỳ-khưu Sudina này.

(2}Paṃsukūla: Vải bó tử thi hoặc vải lượm từng tấm, từng mảnh nơi này và nơi kia, giặt sạch, nhuộm rồi may mặc - không thọ nhận vải mới, vải lành nguyên.






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2019(Xem: 9146)
Mọi luân lưu giữa cõi đời trần tục ? Không thể dễ dàng dùng trí suy lường . Ẩn tàng đâu đây....dung chứa bể ....tình thương, Mọi tạo tác phải chăng cần ....Tình, Lý ?
15/06/2019(Xem: 7683)
Con kính chúc mừng Thầy và Chư Tôn Đức đã thành tựu chương trình hoằng pháp tại Phần Lan. Thuận duyên vui sống giữa đời Chướng duyên chẳng mất nụ cười trên môi Dòng đời cứ mãi ngược xuôi Tuỳ duyên học đạo sáng soi cõi lòng
13/06/2019(Xem: 6701)
Tạo thành ra Bố Trời mang sức mạnh núi này, Mang hùng vĩ của thân cây trên đồi, Hè mang hơi ấm mặt trời, Và bình lặng của biển khơi khắp miền,
13/06/2019(Xem: 13370)
Bạn thân hỡi, chiều nay về họp lớp Thì nhớ đừng ăn mặc quá cao sang Nếu có thể đừng về bằng xế hộp Bằng hữu xưa còn xe máy cà tàng.
13/06/2019(Xem: 7313)
Kính bạch Thầy, con kính dâng Thầy bài thơ này khi đọc lại bài viết của Thầy về "Ảnh hưởng của Phật Giáo trong đời sống người VN", không biết lần thứ mấy ...nhưng mỗi lần đọc.. là lại nghiệm ra những gì Thầy đã un đúc nhiều năm nghiên cứu và kính xin đa tạ Thầy đã dâng cho đời ...những kinh nghiệm hiểu biết của mình cho đời với tất cả trân trọng Tác giả truyền trao ..những gì tâm huyết ! Học hỏi nhiều năm ...kiến thức tựu sinh, Tác phẩm đến tay ...với tất cả chân tình Phục vụ chúng sinh ...là cúng dường Chư Phật .
09/06/2019(Xem: 7439)
Kính dâng lời ngưỡng phục và tán dương đến phái đoàn Hoằng pháp Âu Châu 2019 do HT Thích Như Điển làm trưởng đoàn đã hoàn thành viên mãn khoá Huân tu gieo duyên đoản kỳ tại chùa Liên Tâm ( Turku/ Finland) và hân hoan kính xin tuỳ hỷ với niềm vui của chư vị đã hoàn thành tâm nguyện . Ngụ ngôn Pháp " KHỞI SỰ tức là HOÀN TẤT " Bảy ngày ... truyền đăng ...Thắp lửa tâm linh . Kính ngưỡng Đoàn hoằng pháp ...phục vụ chúng sinh Thành tựu ....dựng xây pháp toà trân bảo !
09/06/2019(Xem: 6843)
Đất Sàigòn vùng đất nhiều ghi dấu Biết bao người thương kính cuộc đời Ôn Ngoài chín mươi tuổi tác đã hao mòn Qua cuộc sống vẫn triền miên biến đổi.
08/06/2019(Xem: 6656)
Hài nhi vui hứng lật mình Sắc hình biến chuyển, cái nhìn đảo quay Thế cờ lật ngược múa may Gieo duyên tạo nghiệp búng tay giữa đời
08/06/2019(Xem: 7399)
SẮC MÀU Đỏ xanh vàng tím lam hồng Đường trần in dấu nâu sồng du tăng Đêm dài vàng vọt con trăng Hồ đen đúa nở một cành sen thơm
03/06/2019(Xem: 9325)
Miệt mài thương ghét sớm khuya Rồi mai cũng vất nơi bia mộ mình Kinh hồn khiếp vía, chấn động cả tâm can, khi chiều nay nằm võng đong đưa giữa hai đầu biển núi, đọc câu thơ này của Diêu Linh. Diêu Linh, Diêu Linh là ai mà lâu nay thiên hạ ngơ ngác, bàng hoàng tự hỏi, không biết nàng thơ ở đâu, xuất hiện tự bao giờ trên mặt đất?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]