Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Em là Sen gì thế ? (thơ)

28/02/201408:46(Xem: 11020)
Em là Sen gì thế ? (thơ)
hoasen3



Em là SEN GÌ THẾ !

- Viết cho em, sau khi đọc bài của Ngọc Huê: “Bé gái lớp 7 nuốt nước mắt nhìn Bố Mẹ chết mòn vì bệnh tật” - http://nguoiphattu.com/news/be-gai-lop-7-nuot-nuoc-mat-nhin-bo-me-chet-mon-vi-benh-tat.d-3307.aspx

- Viết cho em Lê thị Sen, xóm 5, Sơn Hồng, Hương Sơn, Hà Tĩnh. Tel 01665-785105 - chị Xuân thím của cháu Sen
- Viết cho em, để tùy duyên kêu gọi chút từ tâm, dù vẫn biết quê hương còn hàng ngàn hàng vạn nhữngmảnh đời bất hạnh
- Vị nào có lòng giúp đỡ, hoặc liên hệ trực tiếp gia đình địa chỉ như trên, hoặc gián tiếp với tôi, Thầy Nhật Tân, Chùa Pháp Quang, 12 Freeman Rd, Durack, QLD 4077, Australia. Brisbane, Úc Châu, tel 0402-442431, email: [email protected]
- Tôi đã gọi điện thoại hỏi thăm với chị Xuân, chị Loan, bé Sen để nắm rõ tình hình. Rất tiếc không nói chuyện với anh Huỳnh được vì anh nói không ra tiếng!

Sen thơm ngát giữa bùn lầy nước đọng

Sống trong đầm không vẩn đục hôi tanh

Sen của em sao chẳng có màu xanh

Còn chi nữa mà Lam, Vàng, Đỏ, Trắng

Cha Mẹ em đặt tên Sen tươi thắm

Nhưng đời em sao quá đỗi khốn cùng

Con nhà quê Hà Tĩnh khổ như “bưng”

Em lại chịu đến tận cùng duyên kiếp

Mẹ thuở nhỏ mang bịnh tật hen suyễn

Cha bán thân bất toại năm năm rồi

Anh thì mang thận liệt đã qua đời

Một mình em đỡ đần lo Cha Mẹ

Học lớp bảy nhưng tuần vài ba buổi

Dành thời gian đi làm mướn làm thuê

Kiếm chút tiền đong cơm cháo não nề

Ráng bỏ ống lo thuốc thang đắc đỏ

Ngày ba bận em chui vào bếp lửa

Bếp lửa hồng không đủ ấm tang thương

Cha nằm yên ngắc ngoải ở trên giường

Mẹ thở dốc lê bước chân run rẩy

Đút cho Cha từng miếng cơm gạo hẩm

Dâng cho Mẹ từng chén cháo sớm hôm

Tuổi mười ba, bao nông nổi cõi còm

Trần gian hỡi, em, Sen gì thế nhỉ ?

Học với hành vùi đầu mò con chữ

Tuần vài buổi bài vở nuốt sao trôi

Các buổi kia mượn bạn chép lại thôi

Đọc đã khó huống chi là hiểu biết

Em khô khóc bởi đâu còn nước mắt

Em khô cười bởi đâu có niềm vui

Bản thân em chôn tàn tạ khổ vùi

Từ tấm bé, nhất là vừa lên tám

Kìa sen đẹp, lam, xanh, vàng, đỏ, trắng

Kìa sen tươi, ngào ngạt ở trong đầm

Sen của em mờ thống nỗi tối tăm

Sống ngặt nghẽo nơi quê nghèo Hà Tĩnh

Kìa sen quý, không hôi tanh vợn bẩn

Kìa sen thơm, không nhiễm đục trần lao

Sen của em trầm biển khổ ba đào

Trời đất hỡi, em là SEN GÌ THẾ !!!

01 tháng 6 năm 2012

TNTMặc Giang

bon chi em xu quang

Bốn Chị Em xứ Quảng

Bốn chị em lâm cảnh đời bất hạnh

Linh, Huyền, Trang, Thu bé bỏng Quảng Bình

Con nhà nghèo lại nghiệt ngã điêu linh

Ôi, thân phận kiếp mồ côi cô quạnh

Cha mất sớm nhà tranh đã vắng lạnh

Mẹ lìa đời mất tất cả tình thương

Hai vành tang vĩnh biệt Đấng Song Đường

Bàn tay nhỏ biết làm sao để sống

Tay nào chèo và tay nào để chống

Tay nào bương, tay nào chải đọa đày

Tay nào nâng, tay nào đỡ bàn tay

Hỡi tuổi thơ các em sao thống nỗi

Bé Huyền thì mới vừa 15 tuổi

Bé Trang là em kế tuổi nhỏ hơn

Bé Thu là em út tựa măng non

Còn bé Linh bại não nằm một chỗ

Linh là chị lớn cùng Cha khác Mẹ

Một mái nhà bốn trẻ bảo bọc nhau

Sống qua ngày cơm hẩm với vườn rau

Một đĩa nhỏ biết làm sao để gắp ???

Ba chị em đang cố gắng đi học

Đứa lớp 9, đứa lớp 7, lớp 3

Mong nhà trường miễn học phí đi nha

Còn sách vở có ai cho ai giúp

Mỗi đêm về ngọn đèn dầu leo lét

Thắp tuổi thơ tăm tối ngó cuộc đời

Bếp lửa hồng sưởi ấm kiếp mồ côi

Trên bàn thờ Mẹ Cha nhìn không nói

Cái lạnh của mùa đông thở rét buốt

Cái nóng của mùa hè hít khói bay

Bốn chị em đong cuộc sống từng ngày

Năm tháng dài nổi trôi cùng thân phận

Manh chiếu rách nhường nhịn nhau mà đắp

Mảnh mền thưa chia sẻ nhau mà che

Kiếp mồ côi sao sống nổi đây hè

Xin Trời Phật nhủ lòng thương ngó xuống !!!


Bài «... Chị Em Nuôi Nhau… », tôi đã đọc từ trước Tết Giáp Ngọ - 2014 do Thầy GT chuyển, đã đập ngay trong đầu tôi, copy lưu vào máy, tự nói, sẽ viết một bài, và sẽ lưu tâm về tình cảnh này. Tới nay mới viết được, và bắt đầu làm việc. Tôi đã trực tiếp gọi Tel để thăm hỏi tình cảnh cụ thể rõ ràng hơn, nói chuyện nhiều lần với vợ chồng Cô Thân , cô ruột duy nhất của các cháu. Có nói chuyện với bé Huyền nữa. Được biết thêm, Bên Nội thì không còn ai ngoài một người cô ruột đã nêu. Bên Ngoại thì hai Cụ còn sống đã già, và các gia đình bên Dì nhưng đều là nhà quê nghèo khổ lam lũ với đồng ruộng khô cằn sỏi đá qua ngày của đất hẹp Miền Trung.

Tùy vị nào có động lòng, xin liên hệ trực tiếp với họ hoặc gián tiếp với tôi.

14 Tết ngày 13-02-2014

TNTMặc Giang

Email : [email protected]

Tel : 61-402.442431

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/10/2010(Xem: 14140)
Một thương chú tiểu dễ thương Hai thương chú tiểu chọn đường đi tu Ba thương sớm tối công phu Bốn thương chú học và tu đàng hoàng Năm thương chú tiểu nhẹ nhàng Sáu thương chú tiểu đoan trang nụ cười
23/10/2010(Xem: 12143)
Nhiều thế kỷ trước, một vị vua đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lăng. Một hôm, vào năm 1293, vị vua anh hùng này đã rời ngôi vua, và vài năm sau trở thành một nhà sư và đã để lại một di sản Thiền Tông bây giờ vẫn còn phát triển để trở thành dòng Thiền lớn nhất tại Việt Nam. Ngài tên là Trần Nhân Tông, vị vua thứ ba của Nhà Trần và là vị sáng lập Dòng Thiền Trúc Lâm.
22/10/2010(Xem: 15344)
Vào khoảng các năm 1972–1974, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ, thường được Tăng Ni-Phật tử gọi cung kính gần gũi là “Ôn Già Lam”, đang trong thời gian dài hoằng pháp tại Nha Trang và các tỉnh miền Trung, Ôn tạm an trú trên chùa Hải Đức, nơi có Phật học viện Trung Phần, trên ngọn đồi Trại Thủy. Khoảnh vườn và thềm hiên phía trước tịnh thất của Ôn dần dà trở thành một hoa viên nho nhỏ với nhiều cây cảnh hoa lá đẹp lạ, là nhờ ở bàn tay chăm sóc thương yêu của một vị cao tăng đức độ nhân từ.
21/10/2010(Xem: 10665)
Bướm bay vườn cải hoa vàng , Hôm nay chúng ta cùng đọc với nhau bài Bướm bay vườn cải hoa vàng. Bài này được sáng tác trước bài trường ca Avril vào khoảng năm tháng. Viết vào đầu tháng chạp năm 1963. Trong bài Bướm bay vườn cải hoa vàng chúng ta thấy lại bông hoa của thi sĩ Quách Thoại một cách rất rõ ràng. Đứng yên ngoài hàng dậu Em mỉm nụ nhiệm mầu Lặng nhìn em kinh ngạc Vừa thoáng nghe em hát Lời ca em thiên thâu
20/10/2010(Xem: 11345)
Nếu mai mốt Ba có về thăm lại Con chỉ dùm căn láng nhỏ bên sông Nơi Mẹ sống trong chuỗi ngày hiu quạnh Nặng oằn vai một nỗi nhớ thương chồng
20/10/2010(Xem: 12233)
Nhân-sinh thành Phật dễ đâu, Tu hành có khổ rồi sau mới thành, Ai hay vững dạ làm lành, Chứng-minh trong chốn minh-minh cũng tường.
13/10/2010(Xem: 7959)
Nguyệt lạc Ô Đề sương mãn thiên Giang phong, ngư hoả đối Sầu Miên Cô Tô thành ngoại Hàn-San Tự Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
12/10/2010(Xem: 10568)
Trách lung do tự tại Tán bộ nhược nhàn du Tiếu thoại độc ảnh hưởng Không tiêu vĩnh nhật sầu.
12/10/2010(Xem: 10867)
Ta lấy viết phết cuộc đời lên giấy Nghe đất trời cuồn cuộn âm ba Giữa thinh không ẩn hiện bóng sơn hà Nghiêng nét bút phóng ngang bờ ảo mộng
11/10/2010(Xem: 9297)
Một lá thư là đủ cho anh vượt qua và hướng về em để nói khi ngọn gió thổi qua đêm dùng nó như máu để viết bài thơ bí mật nhắc nhở anh mỗi lời đều là lời cuối
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]