Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Thỉnh Thị Một Bộ Luật Hoàn Hảo

26/11/201320:43(Xem: 31172)
24. Thỉnh Thị Một Bộ Luật Hoàn Hảo
mot_cuoic_doi_tap_4
Thỉnh Thị
Một Bộ Luật Hoàn Hảo



Tôn giả Sāriputta, sau khi ra khỏi định, giữ yên ỏ cận định, một ý nghĩ chợt khởi sanh, liên hệ đến sự tồn tại của giáo pháp nên ngài đã tìm đến đức Phật, quỳ bên chân, thưa rằng:

- Bạch đức Tôn Sư! Giáo pháp thoát khổ quả là có những công năng nhiệm mầu. Trong lo toan, bận rộn ta tìm được sự yên bình, thanh thản. Trong những lao xao, huyên náo ta tìm được sự định tĩnh, nghỉ ngơi. Trong sự nóng nảy của lửa tham, lửa sân ta tìm được sự mát mẻ và trong lành. Trong cơn đói thức ăn, đói vật thực ta vẫn giữ được sự an nhiên và vững chãi... Giáo pháp ấy mà tồn tại trên cuộc đời lâu xa chừng nào thì lợi lạc và an vui cho chúng sanh từng ấy. Vậy thì cho đệ tử được hỏi, giáo pháp của đức Chánh Đẳng Giác nào tồn tại lâu dài, và giáo pháp của đức Chánh Đẳng Giác nào không tồn tại lâu dài?

Với câu hỏi ấy, đức Phật cho biết là giáo pháp chư Phật, ví dụ như Vipassī, Sikhī và Vessabhū không tồn tại lâu dài, còn giáo pháp của chư Phật Kakusandha, Koṇāgamana và Kassapa thì tồn tại lâu dài.

Khi tôn giả hỏi tiếp lý do thì đức Phật xác định là đức Phật nào không giảng dạy giáo lý một cách cặn kẽ, thuận thứ, không ban hành những giới luật căn bản chi tiết và nghiêm minh (cụ túc giới) để ràng buộc chư đệ tử trong một nếp sống kỷ cương và thanh tịnh thì giáo pháp ấy sẽ sớm diệt vong. Rồi đức Phật giảng với ý rằng: Giống như một số bông hoa đặt rải rác trên tấm ván sàn, nếu chúng không được những sợi chỉ kết dính lại với nhau thì chỉ một cơn gió mạnh thổi đến là nó sẽ tung tóe, tản mác khắp các hướng. Cũng vậy là đời sống phạm hạnh, nếu không có sự kết dính, ràng buộc bởi giới luật căn bản thì giáo pháp ấy rồi cũng bị tàn tạ và sớm diệt vong y như thế.

Tôn giả Sāriputta cúi đầu ngẫm nghĩ một lát rồi thưa tiếp rằng:

- Đệ tử đã hiểu. Trong mấy năm gần đây, đức Thế Tôn có chế định một số học giới, đa phần là cách sống, cách ứng xử phải lẽ; ngoài ra cũng có chế định thêm một số học giới liên hệ tư cách, phẩm hạnh của sa-môn. Nhưng một bộ luật hoàn chỉnh, cụ thể là những giới luật căn bản thiết cốt(1)cho chư tỳ-khưu để giữ gìn họ trong nếp sống phạm hạnh thiêng liêng để duy trì giáo pháp được lâu dài vẫn chưa có. Vậy xin đức Thế Tôn hãy ban hành giới luật căn bản ấy.

Đức Phật nói:

- Ông nói đúng, này Sāriputta! Nhưng mà từ từ đã. Ông có để ý là trong những năm đầu tiên chúng ta có giới luật nào đâu? Ai cũng sống hồn nhiên và trong sáng. Ai cũng tự biết là việc này nên làm và việc kia không nên làm. Ai cũng có sẵn giới luật ở trong tâm và họ tự điều chỉnh lấy, chẳng cần phải ai nhắc nhở ai. Như nhóm các ông Koṇḍañña, nhóm các ông Yasa, nhóm ba mươi hoàng tử Kosala, nhóm ba anh em ông Kassapa và sau đó là các ông và Mahā Kassapa nữa...

Và cho chí sau này, những chuyện xảy ra tại Kosambī, Jetavana, Veḷuvana do có trường hợp cụ thể phát sanh, chúng ta mới đưa ra những học giới có tính cách đối trị chứ chưa thiết lập những giới luật căn bản (Pāṭimokkha). Giới luật căn bản và đầy đủ (cụ túc) không thể hình thành trong một hai ngày mà phải trải qua năm tháng khi có những trọng tội, những ô uế phát sanh ảnh hưởng đến đời sống thiêng liêng phạm hạnh. Có giết người mới thiết chế tội để trục xuất kẻ giết người. Có trộm cắp mới thiết chế tội để trục xuất kẻ trộm cắp...

- Đệ tử hiểu!

- Ông phải để ý là lúc nào chư phàm tăng quá đông, lại không được giáo dục, tu tập một cách căn bản có hiệu quả thì lúc ấy, hoen ố sẽ phát sanh...

- Thưa vâng!

- Lúc nào chư tăng chưa đặt đúng trọng tâm, chưa hướng đến giác ngộ, giải thoát mà cố gắng thiền định, đạt các thắng trí thì lúc ấy hoen ố sẽ phát sanh...

- Thưa vâng!

- Lúc nào, chư tăng chưa đặt được bàn chân đầu tiên trên lộ trình bất tử mà mãi lo trau dồi kinh pháp cho làu thông, cho uyên bác để hy vọng được làm luật sư, kinh sư, giảng sư, pháp sư có uy tín thì lúc ấy hoen ố sẽ phát sanh...

- Thưa vâng! Lúc nào đời sống vật chất thịnh mãn thì danh vọng và lợi dưỡng lại trở thành ước mơ hoặc mục đích của một số tỳ-khưu Tăng ni thì lúc ấy hoen ố sẽ phát sanh...

- Thưa vâng!

- Lúc nào mà của cải, tài sản, y phục, vải vóc, giường nệm, tấm đắp... đa phần đều là vật trân quý nằm đầy các kho lẫm đại tịnh xá, tu viện... thì lúc ấy hoen ố sẽ phát sanh...

- Thưa vâng!

- Hiện tại, chư tăng các nơi đã đông đúc, phàm tăng cũng rất nhiều, những hiện tượng mà Như Lai vừa kể, theo đó, có nẩy mầm, đang nẩy mầm, có phát sanh nhưng chưa trầm trọng lắm. Có thể vài ba năm tới, từng bước, từng bước, chúng ta sẽ hình thành bộ luật căn bản này. Cứ hễ một người vi phạm cụ thể chúng ta chế định một học giới. Hai người vi phạm cụ thể chúng ta chế định hai học giới ...

Ví như ông thầy thuốc, khi thấy một người bị bệnh, ông ta phải nghiên cứu, phải nhìn, quan sát, hỏi, nghe rồi xem mạch, sau đó mới bốc thuốc chẩn trị được. Bệnh này, phương này, bệnh khác, phương khác. Tùy bệnh cho thuốc. Có vết thương mới mổ xẻ, không vết thương mổ xẻ làm gì. Có bệnh mới có thuốc, không bệnh thì bốc thuốc làm gì. Pháp cũng y như vậy mà luật cũng phải y như vậy. Cứ thế, một trăm bệnh có một trăm toa thuốc, hai trăm bệnh hai trăm toa thuốc, dần dần nó sẽ toàn mãn, cụ túc - cụ túc giới là như thế đó, này con trai trưởng(1)!

Tôn giả Sāriputta được nghe đầy đủ như thế, rất lấy làm thỏa mãn, hoan hỷ; sau đó, ngài không quên kể lại toàn bộ nội dung bệnh và thuốc cho Mahā Moggallāna và Ānanda nghe. Bên cạnh có Nanda, Meghiya và Rāhula, họ cũng được tiếp thu để mở rộng kiến văn.



(1)Pāṭimokkha: Giới bổn của tỳ-khưu.

(1)Từ hạ thứ 12 này, là thời điểm tôn giả Sāriputta thỉnh thị đức Phật ban hành một bộ luật hoàn hảo, nhưng đến hạ thứ 20 - khi có trường hợp tỳ-khưu Sudina “liên hệ” với người vợ cũ - giới bất cộng trụ lần đầu tiên mới được ban hành, cũng là thời điểm để các nhà chú giải giới thiệu về tạng Luật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2021(Xem: 5510)
Thấy đời bể khổ trầm luân Vui trong huyễn mộng, say bừng cơn mê Hôm qua lạc nẽo đường về Đi trong ảo vọng say mê bóng trần Ta bà một kiếp phù vân Tham sân si hận tấm thân khổ sầu Cuộc đời tựa chiếc bóng câu Thoáng qua vụt tắt còn đâu kiếp người Trăm năm cõi tạm ai ơi Gặp nhau duyên phận để rồi xa nhau
26/04/2021(Xem: 13185)
Đức Chuẩn Đề (1) vốn là Thất Cu Chi Phật Mẫu. Mười sáu tháng ba âm lịch, vía lễ thực thi (2) Ngài thường thuyết giảng Kinh Đà La Ni, Nguyện cầu tất cả trong Thế gian, Xuất thế gian đều thành tựu ... Khi nhìn biểu tượng Ngài ...khiến tâm tự nhủ (3) Uy lực từ bi vô biên với quần sanh Trí tuệ vĩ đại ...tay thứ chín ..Bát Nhã kinh Nguyện noi gương Bồ tát Long Thọ đọc 7 lần thần chú (4) Nam Mô Phật Mẫu Chuẩn Đề Đại Bồ Tát
23/04/2021(Xem: 8818)
Ai nghe Diệu pháp liên hoa Cũng bằng người ở đường xa mới về Pháp hoa Ngài nói nhiều ghê Khai thị ngộ nhập dạy bề chúng sanh Pháp hoa là pháp chân thành Ví dụ, Hóa thành mùi hương nhiều cây Ai nghe uống thuốc lời Thầy Nhờ có uống thuốc bệnh này bình an Người con phải có khôn ngoan Bỏ cha chạy mất không nhòm cục phân
20/04/2021(Xem: 18793)
Kính bạch chư Tôn Đức, Thưa chư Pháp hữu, nhân mùa Phật Đản PL 2565, Viên Giác Tùng Thư Đức Quốc có ấn hành Đặc San Văn Hóa Phật Giáo chủ đề Chuyển hóa Khổ đau để chào mừng ngày Đản Sanh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni lần thứ 2645. Đặc San năm nay (lần thứ ba) được sự góp mặt của 50 văn thi sĩ và 3 họa sĩ trong và ngoài nước. Chúng tôi kính gởi đến quý Trang Nhà để nhờ phổ biến rộng rãi đến mọi độc giả gần xa. Độc giả muốn mua sách in có thể đặt trực tiếp trên mạng toàn cầu Amazon: https://www.amazon.de/gp/product/1716272939/ref=dbs_a_def_rwt_bibl_vppi_i7 Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật Kính Mail Nhóm Chủ Biên Phù Vân - Nguyên Đạo - Nguyên Minh
17/04/2021(Xem: 5276)
Sắc chẳng khác không, không nào khác sắc Sắc tức là không, "sắc không" đồng nhau Không ấy chẳng sanh, cũng chẳng diệt đâu Cho nên sắc ấy nào có sanh diệt
17/04/2021(Xem: 5886)
Dòng sông in bóng hàng dừa Chim kêu dẫn lối vào chùa tịnh yên Rồi kia: Phổ Tế cửa thiền Vùng quê Lư Cấm thân quen gốm nhà
16/04/2021(Xem: 6624)
Kính bạch Thầy, do các bài thơ trình pháp về Tổ Sư Thiền càng về sau càng đi về công án nên con rất thích sưu tầm và tư duy . Nhân có trong tay 43 công án của Vua Trần Thái Tông do Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh ghi lại con có bài thơ sau như bắt đầu tìm hiểu thêm . Kính mời Thầy xem cho vui vì con mới bắt đầu a b c để đi vào từng bước một . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Thượng đường giảng dạy chư Tổ Sư . Bao nhiêu công án ... quả không dư ! Tiếc ... trí vô sư chưa hiển lộ , Chừng nào rốt ráo được chữ NHƯ ? Giáo kinh, ngữ lục chưa niêm được ! Chưa hết phân vân ... vốn phàm tư! Khi nào vượt qua chỗ thấy biết Kệ tụng 4 câu ... ngộ THÁI HƯ !!!
14/04/2021(Xem: 11989)
Ai đã từng làm bạn với Lưu Linh, một anh chàng uống rượu như hũ chìm trong các điển tích thơ văn? Ai đã từng làm “thơ say“ truyền cảm xúc cho những người chưa từng biết uống rượu ? Kể ra chắc nhiều vô số! Nhưng siêu đẳng vẫn là thi sĩ họ Vũ tên gọi Hoàng Chương với bài thơ say bất hủ, chỉ cần đọc lên hai câu là đã thấy tinh tú quay cuồng rồi: Em ơi, lửa tắt bình khô rượu. Đời vắng em rồi... say với ai?
10/04/2021(Xem: 5993)
Kính bạch Thầy , bài trình pháp có quên 4 câu thư pháp về chữ Tâm của Thầy đọc thật hay ... Con chợt nghĩ ra bài thơ sau để bổ túc Nghe pháp thoại hết hiểu lầm .. Tâm và Tri Giác ! Giúp rõ ràng phân biệt đâu vọng, đâu chân ! Nhiều câu thơ thâm thuý ...đã xuất thần Kính ghi lại ... mời tri âm tri kỷ thưởng thức : “ Chữ Tâm độc tự thế mà hay Thành bại nên hư bởi chữ này Tuổi trẻ gắng lên ... Già cố giữ Cuộc đời gói gọn cả vào đây “
10/04/2021(Xem: 5000)
Giữa canh tư ngồi thu mình yên lắng, Vạn vật chung quanh ...dường như có linh hồn? Thắp ngọn nến hồng, lung linh tiếng vô ngôn Thông cảm cho phận người Canh cô, Mậu quả!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]