- 01. Mùa An Cư Thứ Mười
- 02. Hiền Giả Voi Và Khỉ
- 03. Tình Trạng Tại Ghositārāma
- 04. Đi Tìm Đức Phật
- 05. Voi Chúa Sanh Thiên
- 06. Thế Nào Là Pháp, Thế Nào Là Phi Pháp
- 07. Xét Xử Chư Tỳ-Khưu Ghositārāma
- 08. Bảy Phương Pháp Dập Tắt Các Cuộc Tranh Chấp
- 09. Những Ông Tỳ-Khưu Hư Hỏng
- 10. Thêm Một Vị Đại A-La-Hán
- 11. Bánh Mè! Bánh Mè!
- 12. Kinh Hiền Ngu
- 13. Mùa An Cư Thứ Mười Một
- 14. Thế Gian Thanh Tịnh
- 15. Như Lai Là Một Nông Dân
- 16. Cho Xin Một Chiếc Lông
- 17. Nhất Chỉ Thần Thông
- 18. Mấy Ông Sư Quậy Phá
- 19. Tám Trường Hợp “Úp Bát”
- 20. Mùa An Cư Thứ Mười Hai
- 21. Lại Ra Đi, Đến Khu Rừng Nimba
- 22. Quả Là Vô Vị, Vô Ích, Vô Dụng!
- 23. Nạn Đói Tại Verañjā
- 24. Thỉnh Thị Một Bộ Luật Hoàn Hảo
- 25. Chuyện Chim Cút, Chuyện Khỉ Vượn
- 26. Người Cận Sự Nữ Dâng Thịt Đùi
- 27. Sự Tích Cõi Trời Ba Mươi Ba
- 28. Cuộc Chiến Với A-Tu-La Thiên
- 29. Mối Tình Keo Sơn Chung Thuỷ
- 30. Mùa An Cư Thứ Mười Ba
- 31. Trên Ngọn Đồi Đá Trắng
- 32. Những Pháp Cần Có Của Một Hành Giả
- 33. Màu Y Vàng Trên Núi Đá Trắng
- 34. Đóa Hoa Vương Quốc
- 35. Mùa An Cư Thứ Mười Bốn
- 36. Người Chăn Bò Khéo Giỏi
- 37. Đàn Bò Sang Sông
- 38. Khúc Gỗ Trôi Sông
- 39. Trao Gia Tài
- 40. Chỉ Có Pháp Hiện Tại
- 41. Tuệ Quán Ở Đây Và Bây Giờ
- 42. Người Ngu
- 43. Cái Cán Cày!
- 44. Hóa Độ Phạm Thiên Baka
- 45. Chuyện Hối Lộ!
- 46a. Chuyện Cô Nữ Tu Xinh Đẹp
- 46b. Chuyện Kỹ Nữ Ciñcā-Māṇavikā
- 47. Nhân Duyên Đẹp, Xấu, Quý, Tiện Của Người Nữ
- 48. Trong Rừng Cây Xiêm Gai
- 49. Cây Quạt Thốt Nốt
- 50. Ngọn Lửa Trong Chiếc Ghè!
- 51. Bỏ Đao, Ôm Bát!
- 52. Những Hạt Đậu Ván
- 53. Bữa Cơm Ngàn Vàng
- 54. Bát Cháo, Mảnh Vải Thù Thắng
- 55. Căn Nhà Năm Lỗ Hổng
- 56. Chuyện Thánh Nữ Visākhā
Tưởng là yên, ai ngờ chúng còn quậy phá nữa. Lần này, chúng đến nhà một gia chủ giàu có, tên là Vaḍḍha, gốc dòng dõi Licchavī nên được gọi là Vaḍḍha Licchavī, ông ta thường hộ độ chư tăng Trúc Lâm. Chúng dùng lời xảo trá, ton hót, dựng đứng chuyện này, chuyện kia hầu lung lạc, thuyết phục vị cư sĩ có máu mặt này đứng về một phe của mình. Chúng kể là thường bị đại đức Dabba hạ nhục, phỉ báng, bức hiếp họ đủ điều nên chuyện ẩm thực, chỗ ngủ nghỉ chẳng khác gì chuồng gia súc. Dabba còn có giới hạnh, đạo đức lôi thôi nhưng do nhờ hắn ta biết cung phụng, hầu hạ chư vị trưởng lão nên luôn được họ bảo vệ, không những không trách phạt mà còn khen ngợi nữa.
Gia chủ Vaḍḍha Licchavī tâm tánh nông nổi, hời hợt, lại cả tin nên đã bất bình, giận dữ tìm đến Veḷuvana, chỉ tay vào mặt đại đức Dabba mà mắng nhiếc đủ điều, tố cáo ngài không có đạo đức, không có giới hạnh, thường hay ton hót, nịnh bợ các vị trưởng lão. Ông ta còn trách chư vị trưởng lão bịt mắt làm ngơ mặc dầu “dông bão đã nổi lên ở đây rồi!”
Không ai hiểu chuyện gì cả! Đại đức Dabba cũng thầm lặng lắng nghe lời vu khống, phỉ báng ấy, và tự tâm ngài biết rõ, đây chính là dư nghiệp từ quá khứ còn sót lại, phải kham nhẫn, phải an trú tâm từ, tâm xả. Còn chư vị trưởng lão lại trình việc ấy lên đức Thế Tôn, và ai cũng xác nhận sự thật bằng mắt thấy, tai nghe là đại đức Dabba trong trắng như vỏ ốc, ngài vô tội!
Tôn giả Ānada thì vô cùng bất bình:
- Không đâu, vô duyên, vô cớ mà đại đức “nhất chỉ thần thông vi diệu” của chúng ta đã bị ông cư sĩ kia chỉ trích, nhiếc mắng quá đáng...
Đức Phật mỉm cười, nói rằng:
- Không phải vô duyên vô cớ đâu! Hoặc vô duyên vô cớ chỉ là một phát ngôn bình thường! Ai trong chư vị biết rằng, vào thời đức Phật Vipassī, tiền thân Dabba là một cư sĩ trưởng giả, đã nhiếc mắng một bậc thánh lậu tận. Còn một nghiệp xấu tệ khác nữa, là trong buổi cúng dường lớn có đầy đủ đức Chánh Đẳng Giác Vipassī và chư tăng, đích thân vị trưởng giả lại rút tên, loại bỏ vị thánh Thanh Văn kia ra khỏi danh sách cúng dường! Duyên là vậy, cớ là như vậy đó. Nhóm tỳ-khưu Mettiya và Bhummajakā bây giờ chúng xảo trá hơn, giấu mặt bên sau để ông cư sĩ kia chịu trận. Chư vị trưởng lão hãy nêu sự việc, tội danh ra trước hội đồng để xử phạt chúng một lượt nữa; nếu cứ mãi cứng đầu cứng cổ, không chịu thay tâm đổi tánh thì ra điều luật chế định trục xuất khỏi Tăng đoàn, không châm chước được nữa.
Chiều hôm sau, thì giờ rảnh rỗi, nhân chuyện người gia chủ nhiếc mắng tỳ-khưu Dabba Mallaputta, đức Phật giảng nói rộng rãi hơn về những nội dung tương tợ cho đại chúng nghe.
Đức Phật nói:
- Giáo pháp chư Chánh Đẳng Giác nào trong quá khứ cũng có phát sanh những trường hợp, do ai đó trong hai hàng cận sự nam nữ còn nhiều bụi rác trong mắt mà xâm phạm họa hại đến Tăng chúng, nên các ngài có chế định những hình thức xử phạt tương thích để đối trị. Có tám trường hợp cả thảy, chư tăng sẽ tụng tuyên ngôn, với ý nghĩa rằng, từ rày về sau không còn nhận sự cúng dường của vị gia chủ ấy, thí chủ ấy nữa, cụ thể là khi thí chủ ấy, gia chủ ấy ra đặt bát, chư tăng im lặng không nói gì, chỉ “úp bát” lại, không thọ nhận rồi bước sang nhà khác. Hình thức “úp bát” đối với gia chủ là hình phạt nặng nhất dành cho cận sự nam nữ khi họ xúc phạm, xâm hại đến chư tăng một cách quá đáng.
Thứ nhất, vị cư sĩ nào, do ghét một vị sư nào, đây là trường hợp một vị tỳ-khưu có giới hạnh - đã cố gắng, nỗ lực tìm mọi cách, mọi phương tiện để cho vị tỳ-khưu kia không có thức ăn, vật uống, thuốc men, nhu dụng hằng ngày.
Thứ hai, tương tợ như trên, nhưng ở đây là tìm cách ngăn chặn, nói xấu, nói khéo thế nào đó để cho vị tỳ-khưu chân chính mất những lợi ích, lợi lạc về tu tập, về giáo pháp, về đời sống vật chất cũng như tinh thần.
Thứ ba, là cố gắng, nỗ lực, tìm cách này hay cách khác để cho vị tỳ-khưu chân chính không có trú xứ, không có nơi ngụ cư hay không có cả chỗ ngủ nghỉ.
Thứ tư là nhiếc mắng, nhục mạ hoặc tìm cách, cố gắng, nỗ lực nói xấu vị tỳ-khưu để hạ thấp tư cách, phẩm giá vị tỳ-khưu ấy.
Thứ năm là cố tìm cách nói ly gián hầu chia rẽ vị tỳ-khưu này với vị tỳ-khưu khác.
Cuối cùng, thứ sáu, bảy, tám là vị cư sĩ nào đó đã dùng lời nói, hành động để phỉ báng, nhục mạ đức Phật, đức Pháp, đức Tăng.
Trong cả tám trường hợp ấy, do tăng biết rõ nên đã triệu tập một hội đồng, công bố sự thật, tụng tuyên ngôn trước đại chúng thì toàn thể chư tăng sẽ “úp bát”để trừng phạt gia chủ ấy.
Sau khi đức Phật thuyết giảng xong, chư vị trưởng lão biết mình phải làm gì. Đây cũng là một trường hợp điển hình nên xử lý để làm gương.
Trường hợp gia chủ Vaḍḍha Licchavī nhiếc mắng, phỉ báng, bôi nhọ tư cách, phẩm hạnh của đại đức Dabba Mallaputta rơi vào trường hợp thứ tư nên chư vị trưởng lão cho họp hội đồng, tụng tuyên ngôn, bố cáo rộng rãi là từ rày về sau, chư tăng chùa Trúc Lâm sẽ “úpbát” đối với gia chủ Vaḍḍha Licchavī.
Sáng sớm hôm sau, tôn giả Ānanda nhận nhiệm vụ thông báo cho gia chủ, nên ngài đã y bát chỉnh tề, đến tư gia nói rõ sự thật mà tăng đã hành xử theo pháp và luật cho cư sĩ Vaḍḍha Licchavī hay. Rồi giải thích thêm rằng: Chư tăng tuyến bố hình thức “úp bát” đối với hai hàng cận sự nam nữ được xem như hình phạt mà quý ngài không muốn nói ra, là từ rày về sau, gia chủ không còn được thọ hưởng hạnh phúc cúng dường đến chư tăng Trúc Lâm nữa.
Khi tôn giả Ānanda vừa rời chân đi khỏi cửa, cư sĩ Vaḍḍha Licchavī khi chợt hiểu rõ ý nghĩa của hai từ “úp bát” thì choáng váng mặt mày, ngất xỉu rồi ngã xuống ngay tại chỗ.
Sau đó, bạn bè thân hữu, bà con ruột thịt đã tìm cách phân ưu, khuyên giải rằng:
- Than van, rên rỉ gì cái gì nữa? Hãy tỉnh táo mà suy nghĩ đến cái điều gì nghiêm trọng hơn. Chư tăng ai cũng “úp bát” cái ngôi nhà này thì thần phước đức, thần hoan hỷ họ cũng bỏ mà đi luôn đó! Bây giờ, hãy tẩm ướt cả đầu tóc, cả khăn áo, cùng vợ cùng con cùng gia quyến đến bên chân đức Thế Tôn, quỳ phục mà sám hối! Hãy thành thật nhận lỗi lầm vì ngu, vì dại, vì si mê và vì cả tin đã nghe lời xúi giục của mấy ông sư tồi tệ kia mà sinh ra cớ sự. Đức Thế Tôn và chư vị trưởng lão bao giờ cũng với cái tâm rộng lớn như hư không, như biển cả sẽ tha thứ cho ông ngay!
Gia chủ Vaḍḍha Licchavī nghe được lời khuyên chơn chánh, đúng đắn ấy nên đã nhất nhất làm đúng như vậy. Đức Thế Tôn hoan hỷ xá tội, nói một vài pháp thoại, nhắc nhở người gia chủ từ rày về sau, đừng nên tin một cái gì, một điều gì mà mình chưa như thực thấy, chưa như thực nghe.
Cuối cùng, đức Phật dạy chư vị trưởng lão, họp hội chúng, tụng tuyên ngôn “mở bát” đối với gia chủ Vaḍḍha Licchavī khi ông ta đã thành tâm sám hối, cải hối rồi.
Sau vụ việc này, tu viện Veḷuvana mới lấy lại môi trường sinh hoạt yên lặng và ổn định.