Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Bài Học Về Vườn

05/11/201321:03(Xem: 36107)
12. Bài Học Về Vườn
mot_cuoc_doi_bia_3



Bài Học Về Vườn





Lâu quá, đức Phật chưa ghé thăm khu vườn xoài của Jīvaka và núi Linh Thứu. Hôm ấy, sau khi đi trì bình khất thực ở Vương Xá, đức Phật chậm rãi bộ hành nhắm theo hướng nam, đi mãi ra ngoại ô, đến vườn xoài của thánh y Jīvaka. Rải rác đây đó có một số cốc liêu mà trước đây thánh y Jīvaka đã dâng cúng. Chư tăngi nơi này thấy đức Phật đột ngột xuất hiện, họ đến tiếp bát, dâng nước rửa tay và chân, dọn dẹp và sắp xếp một chỗ tươm tất và sạch sẽ nhất để ngài an tọa.

Độ thực xong, đức Phật lựa tìm một gốc cây để tĩnh chỉ vào buổi trưa. Đến giờ phải lẽ, đức Phật bước ra ngoài vườn thuốc, đứng nhìn ngắm hằng trăm loại cây loại lá mà thánh y Jīvaka đã thuê người chăm sóc, tưới tắm, vun quén công phu. Đức Phật ngồi xuống nơi một bụi cây, thò tay nắm và nâng lên một cành, hỏi vu vơ:

- Ai biết cây thuốc này chữa bệnh gì?

Có vị tỳ-khưu đáp:

- Đốt lên và xông khói, nó trị bệnh viêm xoan mũi, bạch đức Thế Tôn!

Đức Phật đưa tay chỉ cây khác, nằm trong luống khác:

- Cây kia dường như trị cảm, phải chăng?

- Tâu vâng!

Rồi tuần tự, đức Phật bước đi quanh một vòng vườn thuốc, tay sờ lá này, tay đụng nhành kia... để hỏi chữa bệnh gì, chữa bệnh gì... Trong số chư vị tỳ-khưu đi theo, có người biết về thuốc nên họ lần lượt trả lời, nào là trị ho, tiêu đờm, ngăn tả lỵ, chữa chứng đầy hơi, sáng mắt, trị đau bụng quặn...

Trở về chỗ ngồi đã được soạn sẵn, đức Phật nói:

- Này các thầy tỳ-khưu! Giáo pháp Như Lai cũng là một vườn thuốc như vườn thuốc của Jīvaka vậy. Các thầy hãy nghe để Như Lai giảng nói.

Thế rồi, đức Phật đã thuyết với đại ý như sau:

- Này các thầy tỳ-khưu! Khu vườn này thật là đẹp. Cây lá tươi xanh, các lối đi, quanh các gốc cây đều được dọn dẹp sạch cỏ và rác; những cành khô, nhánh yếu, nhánh gầy đều được cắt tỉa thông thoáng, công phu. Hoa nở rộ, lác đác những chùm trái bắt đầu xuất hiện; hứa hẹn một mùa trái bội thu! Các thầy có biết tại sao được như thế không?

Một số vị đã trả lời:

- Nhờ đất tốt.

- Nhờ giống tốt do đã được chọn lựa kỹ càng.

- Nhờ phân nước và công chăm sóc.

- Nhờ thời tiết nắng mưa thuận lợi

- Nhờ biết cách cắt tỉa nhánh cành, sạch cỏ, sạch rác...

Một vị tỳ-khưu trước đây là người làm vườn, từng chăm sóc khu vườn này cho thánh y Jīvaka, mỉm cười nói:

- Cộng lại tất cả những điều kiện ấy là chúng ta đã có một khu vườn xoài tươi tốt. Tuy nhiên, có một yếu tố quyết định làm cho ngôi vườn này sây quả, vượt trội các nơi khác, ấy là yếu tố tâm, là tấm lòng, là có cái tâm thương yêu, cảm ứng vào đấy nữa, bạch đức Thế Tôn!

- Hay thay là yếu tố tâm! Đức Phật khen ngợi, đưa mắt một vòng, ngài nói tiếp - Vậy, ai có ý kiến gì về khu vườn của mình nữa không?

- Dạ thưa có, bạch đức Thế Tôn! Mảnh đất tốt chính là đức tin, có đức tin vững vàng rồi ta sẽ trồng cây giống tốt lên trên ấy. Cây giống tốt chính là tất cả mọi thiện pháp. Phân và nước chính là những công phu hành trì để tưới tắm thêm cho những thiện pháp ấy. Công chăm sóc chính là nỗ lực, tinh cần, cố gắng, chăm chuyên tu tập đừng có lười biếng, dễ duôi, giải đãi. Thời tiết nắng mưa thuận lợi chính là tạo thêm những duyên lành; duyên lành ấy có thể là nghe pháp, có thể là lựa chọn bạn lành, tìm trú xứ thích hợp như núi rừng, hang động, xa chốn thị thành huyên náo; gần gũi thiện hữu trí thức, tu tập tứ vô lượng tâm... Biết cắt tỉa những cành nhánh vô dụng, khô cỗi chính là trí tuệ; bởi trí tuệ có khả năng cắt bỏ, đốn bỏ, đoạn lìa những gai chướng, những trở ngại; biết dọn sạch cỏ rác ở trong tâm. Đấy chính là khu vườn của những tỳ-khưu biết tu tập, bạch đức Thế Tôn!

- Khá lắm! Đức Phật khen ngợi - Ai có thể nghe được khu vườn này nói với chúng ta điều gì nữa không?

Mọi người im lặng. Đức Phật dạy tiếp:

- Một vị tỳ-khưu tu tập trong giáo pháp của Như Lai cũng phải biết cách săn sóc một khu vườn xoài tương tợ như thế mới đạt được thành tựu cuối cùng: cứu cánh của sa-môn hạnh. Nếu khu vườn cho ta thâu hái một mùa bội thu thì thầy tỳ-khưu cũng thâu hái được tứ quả và tứ thánh! Vậy thì các thầy hãy chú tâm lắng nghe, Như Lai sẽ thuyết giảng thêm chút nữa, cũng về ngôi vườn ấy nhưng được nói theo hình tượng khác, ngữ nghĩa khác.

Này các thầy tỳ-khưu! Đức Phật nói tiếp - Giáo pháp của Như Lai có mặt giữa cuộc đời là giáo pháp của trí tuệ và từ bi; nói cách khác là một giáo pháp y cứ trên sự thật, sự thấy biết sáng suốt minh nhiên mà nói ra, mà giảng thuyết. Giảng thuyết cho ai? Cho bất cứ ai có tai để nghe, có trí để tìm hiểu. Giáo pháp ấy được quảng bá nơi này và nơi kia là bởi tấm lòng đối với cuộc đời, bởi tình thương quảng đại, vô vị lợi, là bởi những tâm từ vô lượng mong cho tất thảy chúng sanh đều được nghe pháp, biết tu tập để lắng dịu khổ đau, phiền não, đem hạnh phúc, an vui đến cho mình. Và quả thật đấy là mảnh đất rất tốt. Tuy nhiên, mảnh đất tốt thì phải có hạt giống tốt được chọn lựa kỹ càng. Cái giống tốt ấy chính là những người hữu duyên với giáo pháp, có căn cơ sâu dày sẵn ví như những con trai của Như Lai! Còn nữa, ở đây có những vị tỳ-khưu có mầm giống tốt, tức là có căn duyên từ nhiều đời kiếp, gặp được mảnh đất tốt, được xuất gia trong giáo pháp này. Nhưng người mới được xuất gia ấy, phải làm như thế nào để cho lộ trình phạm hạnh của mình được thông suốt, sự tu tập mau tiến bộ, phát triển và thăng hoa? Đấy có phải là phân và nước cho cái cây kia không?

Một người đáp:

- Thưa phải! Như vậy, phân nước theo nghĩa rộng, chính là đức tin, có giới hạnh, biết nghe pháp, biết học hỏi, biết chiêm nghiệm...

Một người bổ túc:

- Ừ, đúng đấy! Nhưng còn thiếu! Nếu có tín, giới, văn, tư mà không có pháp để hành trì, không có đề mục tu tập phù hợp với căn duyên, tâm tánh mình thì làm sao mà thành tựu được?

- Đúng vậy! Một người thêm ý kiến - Nói chung là tất thảy mọi thiện pháp...

Đức Phật thuyết giảng tiếp:

- Mảnh đất tốt, cây giống tốt cũng có nghĩa là những cây cỏ, những lùm bụi cũng theo đó mà mọc lên, những cành nhánh ăn theo cũng theo đó mà phát triển. Vậy, người có trí phải biết đốn bỏ những cây si, cây sân, cành tham, lùm bụi gai độc chúng cũng cộng cư, hỗn cư ở đấy nữa! Tất cả mọi duyên lành hỗ trợ từ bạn lành, trú xứ, tri túc trong vật thực, y áo, sàng tọa, thuốc men sẽ làm cho các bất thiện pháp khó phát sanh.

Đưa mắt nhìn một vòng, đức Phật cất giọng từ hòa:

- Các thầy lựa chọn trú xứ ở nơi này, với những hiểu biết, liên tưởng về khu vườn như vậy là đúng đắn, là chánh đáng. Hãy học những đức tính của khu vườn! Hãy nỗ lực, tinh cần để khu vườn kia được xanh tươi cây lá, sum suê hoa quả Tứ Thánh!




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2021(Xem: 19637)
Cho đến năm 2020, Kinh Pháp Cú đã được dịch ra tiếng Việt bằng nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ như của cố Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch thẳng từ tiếng Pali sang Việt ngữ gồm 423 bài kệ trong 26 phẩm và có kệ gồm 4 câu 5 chữ, có kệ 5 câu 5 chữ và cũng có kệ 7 câu 5 chữ. Trong khi đó bản dịch của cố Hòa Thượng Thích Thiện Siêu thì được dịch từ chữ Hán sang Việt ngữ cũng gồm có 26 phẩm và 423 bài kệ tất cả.
06/03/2021(Xem: 5124)
Kính dâng Thầy bài thơ này khi tuần này con thấy hạnh phúc lan tỏa vì cơ thể như đổi mới, chân không còn đau nhức mắt thì nhìn rõ màu sắc tuyệt vời, chợt nghiệm ra chỉ tu được khi thân khỏe thì tâm mới an . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Nay chợt hiểu không chỉ là tuổi trẻ ! Cần đứng vững đôi chân cặp mắt sáng trong Bất cứ tuổi nào ... trung niên, thu, đông Có điều ấy ...hạnh phúc tăng phấn khởi! Hiện thân chân lý sống mỗi ngày đi tới! Ánh sáng chan hoà lan tỏa khắp nơi Khơi dậy tỉnh giác sáng suốt trong tôi Nhận ân phước mà khoa học mang đến !
25/02/2021(Xem: 6034)
Con thấy mẹ con vui mỉm cười Bạch Thầy, hôm nay sau khi đọc Pháp của Thầy con viết cho bà Nội các cháu, con không thông hiểu giáo lý Phật Đà, con viết từ tâm con cho Nội các cháu Dâng chén cơm kính cúng Phật Đà Chí thánh con đảnh lễ Thích Ca Trần gian sao lắm bao phiền lụy Nguyện giải Như Lai nghĩa Phật Đà Rưới mưa thấm nước Cam lồ vị Quả đất biến thành vạn Pháp Hoa Nguyện cùng khắp cõi Mười Phương Phật Cho con gặp Mẹ tại cung Trời Cung Trời Đâu Suất cùng nghe pháp Pháp của Như Lai đến muôn loài.
23/02/2021(Xem: 7700)
Thảnh thơi rong chơi từng ngày trong cuộc sống ! Em có biết: Đến tuổi đông, chỉ ước mong sao được ... Thảnh thơi rong chơi trong cuộc sống từng ngày, Không ràng buộc vào dục lạc tiền tài . Sức khỏe bình ổn với tinh thần minh mẫn ! Đạo không lùi sụt mà luôn tinh tấn ! Sử dụng thời gian một cách khôn ngoan, Làm bạn với Tâm ... đừng để đi hoang Thực hiện việc thiện rất chân thực không cứu cánh !
22/02/2021(Xem: 5763)
Ngoài trời Tuyết phủ đầy đường Một màu trắng xoá tang thương lạnh lùng Điện nước vừa ảnh hưởng chung Nhiều nơi hư hại đến cùng bà con Cấm cung trong nhà chịu đòn Tuyết bao phủ khắp, héo hon đợi chờ ( trời nhiệt tan ) Xoay trở sinh hoạt ngất ngơ! Người tìm lánh nạn qua nhờ thân nhân Buốt lạnh dồn dập bội phần Cố mà chịu đựng tấm thân khổ nàn Thời tiết thay đổi liên can Nhiều Bang bỗng chốc băng hàn bũa vây ( hơn 30/50 TB Mỹ )
21/02/2021(Xem: 9354)
Ngoài trời Tuyết phủ đầy đường Một màu trắng xoá tang thương lạnh lùng Điện nước vừa ảnh hưởng chung Nhiều nơi hư hại đến cùng bà con
20/02/2021(Xem: 6593)
Tàn Thu Thu tàn đông đến lạnh mang theo Tuyết phủ đầy sân thấy tiêu điều Ngỏ trước sân sau đầy lá úa Mái trên thềm dưới phủ rong rêu
20/02/2021(Xem: 7808)
Chiều dần xuống sau vườn nhà êm ả, Nắng chan hòa, gió nhẹ lá cờ bay. Đang mùa Đông nên ngày ngắn đêm dài, Nơi hải ngoại, nhớ làng xưa yêu dấu.
20/02/2021(Xem: 7535)
Năm mươi năm thấm thoắt Dưới thánh tượng lộ thiên Quán Thế Âm Bồ Tát Ngàn đời bóng thiêng liêng
18/02/2021(Xem: 5083)
hoa dep 17Mình đã khôn lớn chưa? Kính bạch Thầy nghe lại pháp thoại về Thiền Sư Nhất Hạnh của Thầy ngày nào và bài thơ Bướm bay vườn cải hoa vàng mà Thầy ngâm trong lúc giảng ....nay cũng có phổ nhạc rất hay nên những giờ phút rỗi rãnh con đã viết theo cảm nghĩ mình nên bài thơ này . Kính dâng Thầy xem ...Kính chúc sức khỏe Thầy , HH
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]