Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Chỉ Việc Thở Thôi

05/11/201315:47(Xem: 37967)
06. Chỉ Việc Thở Thôi
mot_cuoc_doi_bia_3

Chỉ Việc Thở Thôi




Bài pháp cô đọng quá, súc tích qua, tôn giả Ānanda tuy có thể tuyên thuyết lại được, nhưng về hàm lượng ngữ nghĩa để áp dụng vào đời sống tu tập hằng ngày thì còn nhiều thắc mắc.

Lúc gặp riêng bậc chưởng giáo, tôn giả Ānanda hỏi:

- Đầu tiên là bốn lãnh vực quán niệm, nếu nói cạn và sâu, thô và tế thì chúng ta nên đi tuần tự thân, thọ, tâm, pháp, có phải vậy không, hiền huynh?

- Đúng là vậy.

- Bây giờ cho đệ hỏi về thân. Bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi, co tay, duỗi chân, mặc y, mang bát, nói cười, tắm rửa, đại tiểu tiện... ta phải thường trực chú niệm mọi cử chỉ, mọi động thái đang diễn ra, đang xảy ra, đang vận hành, đang tương tác với ngoại giới; nghĩa là toàn bộ chúng đều được trực thức nhìn ngắm trong hiện tại, hiện tiền mà không nên để cho một sát-na thất niệm, buông lung, phóng dật nào?

- Đúng vậy!

- Đối với những người nhiều tham dục, nhiều đam mê thân xác và tình dục thì biện pháp đối trị cho căn cơ ấy thì nên quán ba mươi hai thể trược và mười tướng của tử thi?

- Đúng là vậy, hiền đệ đã hiểu rất chính xác.

- Về thân còn có hơi thở. Có cách niệm hơi thở nghiêng vào định, đi sâu vào định. Có cách niệm hơi thở nghiêng về tuệ, phát triển tuệ giác? Tuy nhiên, cả định và tuệ đều phải nhẹ nhàng, thanh thản, tự nhiên đừng cố gắng thái quá, nỗ lực thái quá; đừng bắt hơi thở phải như thế này, phải như thế kia; nghĩa là hơi thở mình sao thì cứ ghi nhận tự nhiên, trung thực như thế. Và quan trọng nhất, là phải thường trực thắp ở đấy một ngọn đèn!

- Chính xác!

- Tuy nhiên, khi mình nhìn ngắm một ngọn núi, một con suối, một rừng hoa, một dòng sông, một con đường mòn... thì chúng ta không thể nào vừa an trú hơi thở một cách trọn vẹn vừa nhìn ngắm đối tượng ngoại giới một cách trọn vẹn, như thực, như chân được?

- Dĩ nhiên là vậy, hiền đệ! Vòng tròn của một bánh xe chỉ tiếp xúc mặt đất chỉ một điểm thì tâm ta cũng vậy, chỉ một đối tượng; khi có đối tượng này thì không có đối tượng kia. Tâm ta không thể có hai tư tưởng đồng hiện hữu.

- Thọ, cảm giác nơi thân, nơi tâm cũng phải trong sáng và chân thực như thế, tự nhiên như thế?

- Ừ ! Hiền đệ đã nắm được nguyên lý.

- Tâm sanh khởi do duyên căn trần; nói cách khác, duyên xúc, thọ mới có ái, thủ, hữu. Vậy, nếu cảm giác được nhìn ngắm trong sáng, chân thực thì tâm, theo đó, cũng trong sáng và chân thực. Từ đấy mà ta quán tâm, và ta sẽ tuệ tri các trạng thái của tâm, phải vậy không hiền huynh?

- Đúng vậy!

- Duyên căn-trần-thức như thế nên có pháp như thế. Rồi trên lộ trình tu tập, đâu là pháp chướng ngại, kiết sử, phiền não, đâu là pháp thanh lương, quang sáng, vô nhiễm... cũng bởi đó mà ta tuệ tri, chứng nghiệm trong lòng mình, có phải vậy không thưa bậc Chưởng giáo?

- Hay lắm! Tuyệt vời lắm! Tôn giả Sāriputta tán thán - Hiền đệ vừa có trí đa văn, bây giờ lại có thêm trí phân tích, cô đọng rất thiện xảo nữa!

Tôn giả Ānanda mỉm cười:

- Và đệ còn biết nữa rằng, chỉ cần thở, chỉ cần an trú trên hơi thở thì tất cả cái gọi là cảm giác, tâm, pháp gì đó sẽ lần lượt hiện ra để ta tuệ tri như thực; và rồi không chóng thì chầy cũng nếm thưởng được hương vị của pháp bảo tận đầu nguồn.

- Chỉ việc thở thôi, đúng vậy! Tôn giả Sāriputta cũng mỉm cười đáp lại – Hy vọng bậc đa văn, lợi trí của chúng ta sẽ làm được như thế, sẽ thành tựu được như thế.






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/09/2017(Xem: 8865)
Ngay đây ta đứng bây giờ Tương lai vốn cứ hững hờ im im Quá khứ thì đã lãng quên Dưới chân Gạch chẳng nói thêm lời nào Ngay đây ta đứng nghiêm chào Tâm tư trĩu nặng
08/09/2017(Xem: 16376)
Khánh Thành An Vị Phật Như Lai Tứ Chúng khắp nơi chúc nguyện Ngài Quảng Ngải Việt Nam nay cách biệt Melbourne Châu Úc đạo hoằng khai Chín mươi Thượng Thọ hoàn cơ nghiệp Ba tám dựng xây thể biện tài Sức khỏe tinh thông thường luyện tập Tinh thần minh mẫn vượt nạn tai.
08/09/2017(Xem: 10540)
Ngày đêm niệm Phật tấc lòng thành Nguyện bỏ thân này sớm vãng sanh Trong búp sen vàng nơi chốn cũ An vui hầu cận Đấng Cha lành.
08/09/2017(Xem: 8276)
Kiết Hạ, Kiết Đông vẫn tại nhà Không đi, không đến chẳng gần xa Đọc qua Kỷ Yếu là thông suốt Từ Bắc Úc Châu tới Pháp Hoa. Xin chớ lo gì phút biệt ly Sẵn nhiều Diệu Tuyết, những Thanh Phi Nhiều cây bút trẻ thông Kinh Sử Thực học tài hoa khó sánh bì ...
01/09/2017(Xem: 9426)
Viên Thông chùa đẹp thân thương Giờ đây ngập lụt mọi đường cuốn trôi Nhìn cơn sóng nước liên hồi Lòng ai mà chẳng bồi hồi xốn xao
31/08/2017(Xem: 8448)
Con quỳ xuống nghe đất trời lắng đọng Khói hương trầm lan tỏa ngát tòa sen Mùa Vu Lan lễ Tự Tứ Chúng Tăng Cung kính lễ bậc Tăng già đức hạnh Trước Tam Bảo thiết tha con quỳ xuống Đóa hồng thơm Lấp lánh chiếc y vàng
30/08/2017(Xem: 8436)
Ai về hải đảo Lý Sơn Cho tôi nhắn gởi sắc son theo cùng Nhớ thương, ôi! - Ngọn Đảnh Liêm! Xa xôi hỏi có trọn niềm cho chăng? Thăng trầm dù trải bao trăng Xin ai giữ vẹn đạo hằng cùng tôi Gìn sao cho trọn những lời
30/08/2017(Xem: 10893)
Đạo Vàng chiếu sáng phương tây, Nguồn thơ ý thắm tỏ bày niềm thiêng. Tình Bảo Phước, nghĩa Pháp Duyên, Hương quê toả ngát, Hương thiền thoảng xa. Dòng khoán thủ, diễn trường ca, Tuyên dương chí nguyện, thiết tha phụng trì.
30/08/2017(Xem: 11388)
Vu Lan Về Thầy thăm đất Mẹ Nhạc Bông Hồng, Người viết năm nao Nay đâm chồi nẩy nầm mọi nẻo Nối gót Ngài hiếu đạo toả hương.
22/08/2017(Xem: 9388)
Tìm về sắc tứ cổ xưa Sáng ngày sinh nhật lên Chùa thảnh thơi Kim Sơn Tự trên đỉnh đồi Già lam thanh tịnh giữa đời nhiễu nhương Cỏ hoa đua sắc bên đường Bóng xanh rợp mát, hồ gương nước lành Quán Âm hiển hiện oai linh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]