Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Chỉ Việc Thở Thôi

05/11/201315:47(Xem: 36919)
06. Chỉ Việc Thở Thôi
mot_cuoc_doi_bia_3

Chỉ Việc Thở Thôi




Bài pháp cô đọng quá, súc tích qua, tôn giả Ānanda tuy có thể tuyên thuyết lại được, nhưng về hàm lượng ngữ nghĩa để áp dụng vào đời sống tu tập hằng ngày thì còn nhiều thắc mắc.

Lúc gặp riêng bậc chưởng giáo, tôn giả Ānanda hỏi:

- Đầu tiên là bốn lãnh vực quán niệm, nếu nói cạn và sâu, thô và tế thì chúng ta nên đi tuần tự thân, thọ, tâm, pháp, có phải vậy không, hiền huynh?

- Đúng là vậy.

- Bây giờ cho đệ hỏi về thân. Bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi, co tay, duỗi chân, mặc y, mang bát, nói cười, tắm rửa, đại tiểu tiện... ta phải thường trực chú niệm mọi cử chỉ, mọi động thái đang diễn ra, đang xảy ra, đang vận hành, đang tương tác với ngoại giới; nghĩa là toàn bộ chúng đều được trực thức nhìn ngắm trong hiện tại, hiện tiền mà không nên để cho một sát-na thất niệm, buông lung, phóng dật nào?

- Đúng vậy!

- Đối với những người nhiều tham dục, nhiều đam mê thân xác và tình dục thì biện pháp đối trị cho căn cơ ấy thì nên quán ba mươi hai thể trược và mười tướng của tử thi?

- Đúng là vậy, hiền đệ đã hiểu rất chính xác.

- Về thân còn có hơi thở. Có cách niệm hơi thở nghiêng vào định, đi sâu vào định. Có cách niệm hơi thở nghiêng về tuệ, phát triển tuệ giác? Tuy nhiên, cả định và tuệ đều phải nhẹ nhàng, thanh thản, tự nhiên đừng cố gắng thái quá, nỗ lực thái quá; đừng bắt hơi thở phải như thế này, phải như thế kia; nghĩa là hơi thở mình sao thì cứ ghi nhận tự nhiên, trung thực như thế. Và quan trọng nhất, là phải thường trực thắp ở đấy một ngọn đèn!

- Chính xác!

- Tuy nhiên, khi mình nhìn ngắm một ngọn núi, một con suối, một rừng hoa, một dòng sông, một con đường mòn... thì chúng ta không thể nào vừa an trú hơi thở một cách trọn vẹn vừa nhìn ngắm đối tượng ngoại giới một cách trọn vẹn, như thực, như chân được?

- Dĩ nhiên là vậy, hiền đệ! Vòng tròn của một bánh xe chỉ tiếp xúc mặt đất chỉ một điểm thì tâm ta cũng vậy, chỉ một đối tượng; khi có đối tượng này thì không có đối tượng kia. Tâm ta không thể có hai tư tưởng đồng hiện hữu.

- Thọ, cảm giác nơi thân, nơi tâm cũng phải trong sáng và chân thực như thế, tự nhiên như thế?

- Ừ ! Hiền đệ đã nắm được nguyên lý.

- Tâm sanh khởi do duyên căn trần; nói cách khác, duyên xúc, thọ mới có ái, thủ, hữu. Vậy, nếu cảm giác được nhìn ngắm trong sáng, chân thực thì tâm, theo đó, cũng trong sáng và chân thực. Từ đấy mà ta quán tâm, và ta sẽ tuệ tri các trạng thái của tâm, phải vậy không hiền huynh?

- Đúng vậy!

- Duyên căn-trần-thức như thế nên có pháp như thế. Rồi trên lộ trình tu tập, đâu là pháp chướng ngại, kiết sử, phiền não, đâu là pháp thanh lương, quang sáng, vô nhiễm... cũng bởi đó mà ta tuệ tri, chứng nghiệm trong lòng mình, có phải vậy không thưa bậc Chưởng giáo?

- Hay lắm! Tuyệt vời lắm! Tôn giả Sāriputta tán thán - Hiền đệ vừa có trí đa văn, bây giờ lại có thêm trí phân tích, cô đọng rất thiện xảo nữa!

Tôn giả Ānanda mỉm cười:

- Và đệ còn biết nữa rằng, chỉ cần thở, chỉ cần an trú trên hơi thở thì tất cả cái gọi là cảm giác, tâm, pháp gì đó sẽ lần lượt hiện ra để ta tuệ tri như thực; và rồi không chóng thì chầy cũng nếm thưởng được hương vị của pháp bảo tận đầu nguồn.

- Chỉ việc thở thôi, đúng vậy! Tôn giả Sāriputta cũng mỉm cười đáp lại – Hy vọng bậc đa văn, lợi trí của chúng ta sẽ làm được như thế, sẽ thành tựu được như thế.






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/03/2018(Xem: 6831)
GẦN lắm đồng hương giữa cuộc đời, XA người nhưng chẳng giấu tình vơi. CHIỀU dần loang bóng, ngày ru hởi, XUỐNG nẻo mờ sương, chạnh nỗi bời! ĐÂU khúc vương hoài mây trắng khởi (*) QUÊ như thấm mãi bát thuần lơi (**) QUÁN lòng thôi trạo bao xuân gởi, ĐỪNG GIỤC CƠN SẦU NỮA SÓNG ƠI!
19/03/2018(Xem: 8910)
Tôi Yêu Tôi yêu tiếng nước tôi Từ khi mới ra đời Từ khi nghe mẹ hát tiếng ầu ơ Từ khi theo cha học tiếng i tờ Từ khi bập bẹ những câu từ không nghĩa
19/03/2018(Xem: 10278)
TRỰC nhận thường hằng, thật nhiếp hoa… CHỈ viền tịnh nhãn rõ đường tà. CHƠN như vốn lặng, thừa duyên hiển, TÂM pháp luôn bình, cạn tướng già. KIẾN lập Bồ đề nhìn chẳng sái,
17/03/2018(Xem: 9101)
PHẬT QUANG PHỔ CHIẾU Kể từ khi con được hiểu Đạo theo khả năng nhận thức của con, với niềm vui Đạo Pháp đã giúp con cảm hứng sáng tác trong mọi thời gian khả dĩ để có thể chia sẻ đến với mọi người sơ cơ những vần thơ học Đạo của Pt Quảng An và cùng sách tấn nhau tiến bước trên đường tu học mà chuyển hoá thân tâm cho an ổn trong cuộc sống. Hiểu Phật thì cũng hiểu rồi Còn như Tập Khí buông trôi khó bề ! Bởi vì nữa tỉnh nữa mê Cần lo tu tập nương kề Phật Quang
17/03/2018(Xem: 9199)
Trăm năm trong cõi người ta (ND) Phút giây kiện tụng xót xa cõi lòng Nhiệm mầu một cõi sắc không Bỏ buông nhẹ bước thong dong cuộc đời .
16/03/2018(Xem: 11975)
1-Tình cha cao vời vợi, Như núi Thái non bồng. Như trời cao thăm thẳm, Giữa vũ trụ mênh mông.
16/03/2018(Xem: 15594)
Bí Mật Xứ Tạng (sách pdf) Thích Minh Thế
16/03/2018(Xem: 7906)
Hình ảnh Mệ của Thầy Giải Ngộ và Thầy Pháp Lạc ( hai anh em ruột ) đang ngâm thơ đậm đà chất Huế . Mệ của hai Thầy nay đã 84 tuổi từ VN qua thăm ngôi chùa Đại Bi ở Plano, Texas do Thầy Giải Ngộ thành lập. Kính dâng Thầy Giải Ngộ và Thầy Pháp Lạc để nhớ mãi hình ảnh Mệ qua giọng ngâm đậm đà xứ Huế trong buổi Lễ Giao Thừa 2018 tại chùa Đại Bi ở T/p Plano , Texas
16/03/2018(Xem: 6984)
Thương ghét buồn vui mới nợ nần Say sưa tạo tác mãi dấn thân Đường xưa lối cũ không vương vấn ( Quê Hương Chơn Tánh ) Ái dục đắm đuối khiến thất thần !
14/03/2018(Xem: 7928)
Xuân về ấm trải cả tầng không, Sải rộng tình thâm giữa nắng hồng. Chữ hẹn thời xao còn lặng bóng, Niềm yêu thuở rộn vẫn êm dòng. Đời xuôi nghĩa tỏa càng mơ ngóng, Dáng não hồn se lại hỏi trông. Biết vậy duyên trần đang lỗ hổng, Bao mùa mãi đợi lắng tơ lòng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]