Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Miền Trung Quê Tôi

30/10/201307:03(Xem: 17398)
Miền Trung Quê Tôi
bao lut mien trung

MIỀN TRUNG QUÊ TÔI

Miền trung mưa nắng quê tôi hai mùa
Ruộng nương xơ xác quê tôi thật buồn
Đã bao nhiêu năm ngàn giông bão xuống
Một vùng đất nghèo bao nỗi đau thương

Miền trung quê tôi cằn khô sỏi đá
Có con nắng về rát bỏng thịt da
Miền trung quê tôi dai dẳng cơn mưa
Dân tôi lo âu cho những vụ mùa

Quê tôi ơi ! Trong cơn bão tố
Giữa thênh thang gió lớn ngập trời
Quê tôi ơi ! Bao nỗi tả tơi
Con nước dâng đẫm ướt mắt môi
Quê tôi ơi ! Muôn lời van xin
Mau về đây ánh nắng bình minh

Miền trung mưa bão trong bao u sầu
Gửi về nơi ấy trăm muôn nghìn lời
Miền trung thương yêu còn đây trong tôi
Một câu tha thiết sẻ chia cùng người

Miền Trung ơi! Chẳng thể nào nói hết nỗi lòng của mình với quê hương yêu dấu, dẫu trong tim bao giờ cũng tràn đầy lưu luyến. Cát trắng, gió Lào, bão lũ triền miên… luôn là nỗi day dứt trong tôi niềm thương quý khôn nguôi. Miền Trung quê hương tôi tuy quanh năm nắng lửa mưa dầu, đất đai thì khô cằn đến độ xác xơ, thiên tai lũ lụt luôn rình rập nhưng bất cứ lúc nào quê tôi cũng đẹp và đáng yêu vô cùng.

Có thể đó là một vòm trời xanh ngút đến vô tận, hay treo đầy những túi nước khổng lồ xám xịt, những cánh đồng bập bờ trắng xoá, những mỏm đồi lở lói, những ngôi làng thoi thóp chỉ còn trơ lại mấy nóc nhà, vài ngọn tre lơ thơ, tất cả đều chìm nghỉm, mênh mông trong lũ. Có thể là những buổi sáng với tiết xuân dịu dàng ấm áp, từng đàn én chao nghiêng bay lượn ngang trời, hay mùa hè với gió Lào thổi như tạt lửa suốt ngày đêm. Dữ dằn là vậy, khốn khó là vậy mà vẫn long lanh đáy mắt tình người.

Miền Trung quê tôi gian nan thế đấy nhưng lúc nào mảnh đất ấy cũng để lại trong tôi những hoài niệm êm đềm dịu ngọt. Cái “tôi” hôm nay của tôi cũng được hình thành từ chính nơi đó, nơi đã nuôi dưỡng tôi bằng hạt gạo, bát nước được chiết ra trên chính mảnh đất này, nơi giọt mồ hôi thẫm nỗi nhọc nhằn và dòng hào khí luân phiên căng tràn trong huyết quản.

Cũng có thể một ngày nào đó, tôi sẽ phải rời xa nơi ấy nhưng trong lòng tôi chắc chắn vẫn luôn khắc ghi một miền Trung nắng lửa ngoan cường. Dẫu có ngọt ngào trong hương hoa sữa hay sung túc xô bồ trong nhịp sống nơi đô thành cũng chẳng thể quên được những ngày gió Lào, cát trắng miền Trung.

Miền Trung ơi, càng thiết tha lại càng thấy da diết trong lòng. Thiên nhiên vẫn còn khắt khe với miền Trung quê tôi lắm. Ước gì tôi có thể là một nắm đất trong lòng con đê vững chãi, một thân cây giữa đại ngàn, một tấm áo, một bát cơm hay là một chút lửa, dù là nhỏ nhoi nhưng tất cả đều có ích rất nhiều cho miền Trung yêu dấu của tôi...

Hò ơi, miền Trung ơi, chứ miền Trung của quê tôi ơi!
Gian truân mà đầy úp, chớ gian truân mà đầy úp
.... chớ ai người biết không?

Miền Trung ơi, thiên tai chi nhiều thế !
Hết hạn hán khô cằn
Đến bão lụt trào dâng
Người dân tôi đã tan nát phong trần
Lại gánh chịu khi trời long đất lở.

Khi nắng, thì nắng như đổ lửa
Khi mưa, thì mưa như trời thủng mất chân mây
Để trút những bạo tàn, man dại, đọa đày
Xuống trên đầu trên cổ người dân Miền Trung cay đắng.

Mỗi một năm lại đến
Còn gì là tay trắng !!!
Có năm ập vài lần
Còn gì là manh áo chén cơm !!!

Chan nước mắt ! Ngậm khổ đau ! Nuốt bồ hòn !
Manh chiếu rách, đắp ông trời. Trăng sao khóc gió !!!
Nước, như vỡ tận nguồn, nước tuôn, nước lũ
Gió, như nộ xung thiên, gió vập, gió vùi

Sóng, như động thủy cung, sóng phủ, sóng quay
Phá xơ xác đất Miền Trung nghiệt ngã
Lúa, ngã gục trên đầu xanh lá mạ
Mộng, thúi tàn khi hạt giống chưa ươm
Mái nhà tranh, xéo gió, rách tươm

Dân quê nghèo, khóc khô nước mắt
Nhiều khi, cũng muốn cắt lìa : nơi chôn nhau cắt rốn
Nhiều khi, cũng muốn đành đoạn : xa mồ mả ông cha
Nhưng đi đâu, thiệt tình, áo quần, chỉ mấy mảnh dính da

Nói đừng cười, chứ bạc với tiền, không một xu dính túi
Tủi, còn gì để mà buồn tủi
Đau, còn gì để mà buồn đau
Khố rách, đã từ khi mới sinh ra, mở mắt chào đời
Mo cau, đã từ khi mủng dừa sứt mẻ, vét lu, húp nước

Tiết tháo, cúi đỡ cõi còm, thui chột
Hào khí, lom khom xơ xác, khô gầy
Chai sần mấy lớp, đeo tay
Khẳng khiu mấy lớp, đọa đày bước chân
Đầu trần, chống chõi phong trần

Thân trần háp nắng, héo dần tấm thân
Sương sa, lạnh buốt cơ bần
Gió táp, se thắt mấy lần thịt thau
Khổ đau, chồng chất mái đầu
Bù xù tóc trắng, rầu rầu bụi bay

Trắng tay, trắng cả hai tay
Xoa qua bóp lại, không ngày nào nguôi
Miền Trung, quê của tôi ơi
Gian truân đầy ắp, ai người biết không ???

Vậy mà :

Mỗi một năm, thiên tai chi rứa
Mỗi một năm, nghiệt ngã chi ri
Còn chi, mà nói mô tê
Còn chi, mà nói răng ri, nữa hè

Chén cơm manh áo, ai nghe
Chiếu mền tơi tả, sao che đất trời
Miền Trung, ơi hỡi quê tôi
Hòa trong nước mắt, khóc cười Miền Trung !!!

(Bài thơ Lại Thương Về Miền Trung - Mặc Giang này do Nhạc Sĩ Tú Minh tại Hoa Kỳ tình cờ đọc trên báo Việt Nam Hải Ngoại rồi phổ thành nhạc, đổi tựa đề Miền Trung Quê Tôi, và đã hát online trên Youtube, đài Truyền hình Việt Nam tại Hoa Kỳ,…)






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2024(Xem: 23021)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
10/05/2024(Xem: 87)
Con cúi đầu đảnh lễ Quán Âm Đại từ đại bi Bồ Tát tâm Thế gian thị hiện muôn hình tướng Độ chúng sanh tầm ứng thanh âm. Biển động sóng dữ thuyền bấp bênh Gió cuồng nộ thổi thuyền lênh đênh Nhớ Phẩm Phổ Môn thường trì tụng Vững tay chèo lái cầu Quán Âm.
09/05/2024(Xem: 521)
Hằng năm cứ vào chủ Nhật tuần thứ hai của tháng năm dương lịch trùng hợp vào mùa Vesak của người con Phật( tháng tư âm lịch) là ngày lễ Hiền Mẫu ( nói chung cho đa số quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ, Úc, Anh , Đức , Canada, Ấn Độ , Miến Điện , Tân Tây Lan , Nhật Bản, Miến Điện, Thụy Sĩ, Hoà Lan, Phần Lan, Việt Nam và còn nhiều nữa ….) để biểu dương sự tri ân về triết lý sống và tình thương của Mẹ đã trở thành nguồn khởi hứng và hành trang cho những người con của Mẹ tiếp tục bước đi trên đường đời. Quả thật vậy, hình bóng người mẹ cao quý , thiêng liêng, cao cả, sự hy sinh vô bờ bến của tình mẫu tử, trái tim đầy nhân ái ….từ nghìn xưa cho tới nay, từ Đông sang Tây của bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều đã in sâu trong lòng người con từ lúc sinh ra cho đến khi lìa đời.
04/05/2024(Xem: 134)
Thôi tạm quên đi - chuyện trộm chùa Về đây trà đạo - hưởng hương lùa Việc đời được mất - cơn sóng dạt Thế sự thăng trầm - trái đắng -chua Tỉnh lặng - hồi quang - tâm tĩnh lặng Xôn xao hướng ngoại ý hơn - thua Lợi danh - - nhân quả - ai người tỉnh ?? Được mất - thịnh suy - giấc mộng đùa
04/05/2024(Xem: 209)
Phật về sen nở vườn xanh Chim kêu ríu rít trên cành vô ưu Thiên thượng thiên hạ nhất như Độc tôn duy ngã, giác từ chính ta Thương chúng sanh cõi Ta bà Thị hiện truyền dạy Phật là chân tâm Sinh tử do bởi mê lầm Chấp thân này thật, chấp tâm vô thường
30/04/2024(Xem: 439)
Đọc nhiều tác phẩm, rất đồng cảm người đã mượn văn thơ nói hộ giùm thực trạng! Mênh mông biển đời có những con đường chẳng ai muốn đi qua Vì mọi thứ cần có thời gian nhất định để đơm hoa Thực tế chỉ nhận ra khi trải nghiệm thành bại ! Và quy luật cơ bản : không có gì tồn tại mãi mãi.!
30/04/2024(Xem: 789)
Chiều qua chiều qua mau Lá thu vàng xôn xao Nghe trong niềm thương nhớ Có nỗi sầu đớn đau. Người đi chưa lần về Nên lòng mãi ê chề Quê hương nghìn xa cách Tìm thấy đâu trăng thề.
30/04/2024(Xem: 415)
Tiểu đình nương nhất trụ Cầu nối nhịp bước lên Viết bao nhiêu cho đủ Ngữ văn đậm ý thiền Bùn sình nuôi ướp lá Hồ sâu, cạn ai hay? Chữ mềm trợt bia đá Bốn mùa pháp đọng, bay... Súng ngoi mình tươi tắn Đón nắng quái mưa hờn Gọi Sen về vui hát Khúc nhạc thiền ngát thơm
26/04/2024(Xem: 378)
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên trên tờ Daily Mail: “Bất kể tuổi tác, điều cần thiết là phải giữ một mục tiêu trong cuộc sống. Nếu nó rõ ràng là tốt cho tinh thần, thì nó cũng tốt cho sức khỏe. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ”. Để đưa ra kết luận này, các nhà nghiên cứu đã xem xét 8 công trình nghiên cứu với dữ liệu từ 62.250 người lớn tuổi trên ba lục địa. Từ đó, họ phát hiện ra rằng những người làm theo một mục đích cụ thể hoặc có ý nghĩa trong cuộc sống có "liên quan đáng kể" với việc giảm nguy cơ mất trí và suy giảm nhận thức. Cụ thể, “có một mục tiêu sống” liên quan đến việc giảm 19% tỷ lệ suy giảm nhận thức. Các tác giả lưu ý rằng những người này ít có khả năng bị suy giảm trí nhớ, ngôn ngữ và kỹ năng tư duy hơn. Những phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Nghiên cứu về Lão hóa (Aging Research Reviews).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567