Miền trung mưa nắng quê tôi hai mùa Ruộng nương xơ xác quê tôi thật buồn Đã bao nhiêu năm ngàn giông bão xuống Một vùng đất nghèo bao nỗi đau thương
Miền trung quê tôi cằn khô sỏi đá Có con nắng về rát bỏng thịt da Miền trung quê tôi dai dẳng cơn mưa Dân tôi lo âu cho những vụ mùa
Quê tôi ơi ! Trong cơn bão tố Giữa thênh thang gió lớn ngập trời Quê tôi ơi ! Bao nỗi tả tơi Con nước dâng đẫm ướt mắt môi Quê tôi ơi ! Muôn lời van xin Mau về đây ánh nắng bình minh
Miền trung mưa bão trong bao u sầu Gửi về nơi ấy trăm muôn nghìn lời Miền trung thương yêu còn đây trong tôi Một câu tha thiết sẻ chia cùng người
Miền Trung ơi! Chẳng thể nào nói hết nỗi lòng của mình với quê hương yêu dấu, dẫu trong tim bao giờ cũng tràn đầy lưu luyến. Cát trắng, gió Lào, bão lũ triền miên… luôn là nỗi day dứt trong tôi niềm thương quý khôn nguôi. Miền Trung quê hương tôi tuy quanh năm nắng lửa mưa dầu, đất đai thì khô cằn đến độ xác xơ, thiên tai lũ lụt luôn rình rập nhưng bất cứ lúc nào quê tôi cũng đẹp và đáng yêu vô cùng.
Có thể đó là một vòm trời xanh ngút đến vô tận, hay treo đầy những túi nước khổng lồ xám xịt, những cánh đồng bập bờ trắng xoá, những mỏm đồi lở lói, những ngôi làng thoi thóp chỉ còn trơ lại mấy nóc nhà, vài ngọn tre lơ thơ, tất cả đều chìm nghỉm, mênh mông trong lũ. Có thể là những buổi sáng với tiết xuân dịu dàng ấm áp, từng đàn én chao nghiêng bay lượn ngang trời, hay mùa hè với gió Lào thổi như tạt lửa suốt ngày đêm. Dữ dằn là vậy, khốn khó là vậy mà vẫn long lanh đáy mắt tình người.
Miền Trung quê tôi gian nan thế đấy nhưng lúc nào mảnh đất ấy cũng để lại trong tôi những hoài niệm êm đềm dịu ngọt. Cái “tôi” hôm nay của tôi cũng được hình thành từ chính nơi đó, nơi đã nuôi dưỡng tôi bằng hạt gạo, bát nước được chiết ra trên chính mảnh đất này, nơi giọt mồ hôi thẫm nỗi nhọc nhằn và dòng hào khí luân phiên căng tràn trong huyết quản.
Cũng có thể một ngày nào đó, tôi sẽ phải rời xa nơi ấy nhưng trong lòng tôi chắc chắn vẫn luôn khắc ghi một miền Trung nắng lửa ngoan cường. Dẫu có ngọt ngào trong hương hoa sữa hay sung túc xô bồ trong nhịp sống nơi đô thành cũng chẳng thể quên được những ngày gió Lào, cát trắng miền Trung.
Miền Trung ơi, càng thiết tha lại càng thấy da diết trong lòng. Thiên nhiên vẫn còn khắt khe với miền Trung quê tôi lắm. Ước gì tôi có thể là một nắm đất trong lòng con đê vững chãi, một thân cây giữa đại ngàn, một tấm áo, một bát cơm hay là một chút lửa, dù là nhỏ nhoi nhưng tất cả đều có ích rất nhiều cho miền Trung yêu dấu của tôi...
Hò ơi, miền Trung ơi, chứ miền Trung của quê tôi ơi! Gian truân mà đầy úp, chớ gian truân mà đầy úp .... chớ ai người biết không?
Miền Trung ơi, thiên tai chi nhiều thế ! Hết hạn hán khô cằn Đến bão lụt trào dâng Người dân tôi đã tan nát phong trần Lại gánh chịu khi trời long đất lở.
Khi nắng, thì nắng như đổ lửa Khi mưa, thì mưa như trời thủng mất chân mây Để trút những bạo tàn, man dại, đọa đày Xuống trên đầu trên cổ người dân Miền Trung cay đắng.
Mỗi một năm lại đến Còn gì là tay trắng !!! Có năm ập vài lần Còn gì là manh áo chén cơm !!!
Chan nước mắt ! Ngậm khổ đau ! Nuốt bồ hòn ! Manh chiếu rách, đắp ông trời. Trăng sao khóc gió !!! Nước, như vỡ tận nguồn, nước tuôn, nước lũ Gió, như nộ xung thiên, gió vập, gió vùi
Sóng, như động thủy cung, sóng phủ, sóng quay Phá xơ xác đất Miền Trung nghiệt ngã Lúa, ngã gục trên đầu xanh lá mạ Mộng, thúi tàn khi hạt giống chưa ươm Mái nhà tranh, xéo gió, rách tươm
Dân quê nghèo, khóc khô nước mắt Nhiều khi, cũng muốn cắt lìa : nơi chôn nhau cắt rốn Nhiều khi, cũng muốn đành đoạn : xa mồ mả ông cha Nhưng đi đâu, thiệt tình, áo quần, chỉ mấy mảnh dính da
Nói đừng cười, chứ bạc với tiền, không một xu dính túi Tủi, còn gì để mà buồn tủi Đau, còn gì để mà buồn đau Khố rách, đã từ khi mới sinh ra, mở mắt chào đời Mo cau, đã từ khi mủng dừa sứt mẻ, vét lu, húp nước
Thân trần háp nắng, héo dần tấm thân Sương sa, lạnh buốt cơ bần Gió táp, se thắt mấy lần thịt thau Khổ đau, chồng chất mái đầu Bù xù tóc trắng, rầu rầu bụi bay
Trắng tay, trắng cả hai tay Xoa qua bóp lại, không ngày nào nguôi Miền Trung, quê của tôi ơi Gian truân đầy ắp, ai người biết không ???
Vậy mà :
Mỗi một năm, thiên tai chi rứa Mỗi một năm, nghiệt ngã chi ri Còn chi, mà nói mô tê Còn chi, mà nói răng ri, nữa hè
Chén cơm manh áo, ai nghe Chiếu mền tơi tả, sao che đất trời Miền Trung, ơi hỡi quê tôi Hòa trong nước mắt, khóc cười Miền Trung !!!
(Bài thơ Lại Thương Về Miền Trung - Mặc Giang này do Nhạc Sĩ Tú Minh tại Hoa Kỳ tình cờ đọc trên báo Việt Nam Hải Ngoại rồi phổ thành nhạc, đổi tựa đề Miền Trung Quê Tôi, và đã hát online trên Youtube, đài Truyền hình Việt Nam tại Hoa Kỳ,…)
“Trang hỡi Trang, em là vì sao sáng
Giữa khung trời mây trắng với trăng thanh”
Một công trường lưu dấu tích tên em
Nay bị di dời, Trang ơi em có biết
Năm mươi năm giữa Sài Gòn náo nhiệt
Chợ Bến Thành nhộn nhịp khách lại qua
Mỗi một khi nhìn bức tượng kiêu sa
Hãy là “ong”(1) chiêu cảm nhiều nét đẹp
Góp nhụy hoa tạo mật ngọt cho đời
An nhiên bay thong thả khắp muôn nơi
Đem ích lợi ít khi nào tác hại
Đừng là “ruồi” thấy phân là bu lại
Mang hôi dơ truyền nhiễm đến cho người
Chỉ thấy xấu việc dơ bẩn thì bươi
Gây thiệt hại hơn là điều lợi ích
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm.
Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3.
Trần Nhân Tông cũng là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu ĐàHoàng Giác Điều Ngự. (Tham khảo từ trang Web. Vikipedia.org VN.)
Một là tội tạo từ xưa
Nặng thì thành nhẹ, nhẹ trừ tiêu luôn
Hai là được các thiện thần
Dẹp tan hoạn nạn tai ương ngục tù
Ba là tránh mọi hận thù
Giải oan đời trước cũng như đời này
Bốn là hùm rắn có vây
Mỗi thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua mọi sinh hoạt của xã hội.
Tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.