Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm Vu Lan 2557

03/08/201309:50(Xem: 12456)
Cảm niệm Vu Lan 2557

hoa_hong (1)


CẢM NIỆM VU LAN 2557 – 2013.





“ Bách Hạnh Hiếu Vi Tiên

Bách Ác Bất Hiếu Vi Thủ”.

Khổng giáo là đạo làm người đã nói:

- Trên đời có trăm đức hạnh đáng quý trọng mà Hiếu hạnh là trên hết. Việc ác cũng có một trăm điều đáng chê trách

Mà Bất Hiếu là tồi tệ nhất.

Xem trong lịch sử loài người, trong văn chương, ca dao tục ngữ, truyện cỗ nhân gian… cũng như trong đời sống hang ngày trong xả hội, chúng ta nhận thấy có rất nhiều tấm gương của những người con hiếu thảo nuôi dưỡng thương yêu tôn kính cha mẹ tận tình, được mọi người ngợi khen tán thưởng, xứng đáng làm gương tốt về đạo đức luân lý cho muôn đời noi theo. Báo đáp được công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ, làm cho gia đình yên vui, giòng họ hiển vinh…

- Hôm nay nhân ngày Lễ Vu Lan Báo Hiếu, chúng ta thử nhìn lại những bài học về lòng Hiếu Thảo của con cái đối với cha mẹ trong lịch sử xả hội và tôn giáo như thế nào.

- Trong nền giáo dục theo truyền thống Á Đông, khi đứa bé mới chào đời, bà mẹ đã nâng niu quý trọng và ru con bằng những lời ca dao tục ngữ nói về luân lý đạo đức làm người:

“ Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

- Muốn làm tròn chữ Hiếu thì bổn phận làm con phải thế nào?

Phải biết đến công ơn của cha mẹ đã tốn biết bao mồ hôi nước mắt, bao công lao khó nhọc cha sóc cho con, với tấm long thương yêu bảo bọc từ khi còn ở trong bụng mẹ:

“ Con vào dạ, Mạ đi tu!”

Ngay từ lúc mới mang thai, người mẹ đã phải cẩn thận từ lời ăn tiếng nói đến mỗi hành động, mỗi ý nghĩ đều phải hướng thiện, ví nó ảnh hưởng đến thai nhi, đó là cách giáo dục con nên người từ trong trứng nước.

- Đến khi con ra chào đời thì công lao của cha mẹ càng to lớn hơn nữa:

-* Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng

Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.

- Tại sao khi con càng lớn mẹ càng lo ?

Mẹ lo cho tương lai của con sau này không biết ra sao, vì đời mẹ đã gặp nhiều cảnh éo le oan trái, không bao giờ hoàn toàn như ý, cuộc sống vốn vô thường, đời luôn luôn thay đổi, thăng trầm lên xuống, được mất , vui buồn… xen lẫn nhau, tùy theo nghiệp báo từ nhiều kiếp xa xưa, con người tự mình khó làm chủ mà do nghiệp duyên đưa đẩy, mẹ lo là lo những bất trắc sẽ xảy ra cho đời con, nhưng cũng hy vọng nhờ phươc đưc mẹ cha mà con là cọng nghiệp thì cũng đỡ khổ hơn những gia đình thiếu đạo đức…

** Miệng ru mắt đỏ hai hàng

Nuôi con càng lớn mẹ càng thêm lo.

- Con cái thật sự hiểu thấu côngb ơn và tình thương của cha mẹ khi đã có gia đình, đã biết nuôi con khó nhọc như thế nào

Hy sinh tất cả vì con, cho dù con còn nhỏ hay đã lớn khôn cha mẹ vẫn yêu thương:

** Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ. ( mẹ hiền).

- Diễm phúc thay chúng ta có bà mẹ hiền từ đức hạnh, biết thương yêu nuôi dưỡng ta nên người, dòng sữa mẹ, lời ru của mẹ chan chứa ngọt ngào, đây là món quà quý báu nhất trần gian, cho nên người ta ví mẹ ngọt như chuối, như đường, mềm dẻo ngon lành như xôi nếp một:

++ Mẹ già như chuối ba hương

Như xôi nếp một, như đường mía lau.

- Có hiểu biết như vậy chúng ta mới hết long thương yêu mẹ, biết đỡ đần săn sóc khi mẹ già yếu ốm đau:

** Mẹ già đầu tóc bạc phơ

Lưng đau con đỡ, mắt lờ con nuôi.

- Mẹ già tội lắm em ơi

Khoan ăn bớt ngủ mà nuôi mẹ già.

- Tình thương của mẹ bao la diệu vợi, tình thương không vị lợi mà hoàn toàn vị tha, cho dù nghèo khó bao nhiêu, con cũng biết đền đáp công ơn, không quên ơn cha mẹ:

- Mẹ người áo gấm người yêu

Mẹ ta áo vải ta chiều ta thương.

  • Mẹ ơi chớ đánh con đau

Để con bắt ốc hái rau mẹ nhờ.

  • Mẹ già ở túp lều tranh

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.

- LÀm sao quên được sự hy sinh quên mình chỉ lo cho con được ấm no hạnh phúc, mẹ đành chịu khổ về mình:

  • Nuôi con chẳng quản chi thân

Chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo phần con.

& Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Miệng nhai cơm mớm, lưỡi lừa cá xương…

- Muốn báo đền chút nào công ơn cha mẹ, chúng ta phải làm tròn chữ hiếu, phải làm cho cha mẹ vui long, trong gia đình an hem phải thuận hòa thương yêu giúp đỡ nhau, cùng nhau góp sức phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu, lúc ốm đau bịnh tật, chúng ta cần tận tình chăm sóc làm sao cho cha mẹ yên tâm, hài long khi thấy đàn con hiếu trung , hòa thuận:

& Chữ trung, chữ hiếu, chữ hòa

Hỏi trong ba chữ thờ cha chữ nào ?

Chữ trung thì để thờ cha

Chữ hiếu thờ mẹ, chữ hòa thờ anh…

- Có những bậc làm cha mẹ nuông chiều con quá mức, làm cho con cái tập thành thói quen đòi hỏi đủ thứ, lớn lên trở thành ương ngạnh, không biết nghe lời cha mẹ, thầy bạn, bà con khuyên răn dạy bảo, cứ làm theo ý mình một cách ngu dại ngông cuồng, phạm nhiều lỗi lầm, mang lấy tội bất hiếu, làm khổ cha mẹ, xa lánh bà con, tương lai cha mẹ qua đời lấy ai chiều chuộng phục vụ cho mình nữa, hậu quả sẽ rất bi đát, khi ấy không biết nương nhờ ai, tự ti mặc cảm, sống cô đơn buồn tủi, đau khổ vô cùng, đứa con nầy cũng làm cho cha mẹ mang tiếng xấu là không biết dạy con…

@ Đẻ con chẳng dạy chẳng răn

Thà nuôi con lợn cho ăn lấy lòng.

- Như vậy bổn phận làm con là phải làm tròn chữ Hiếu, biết thương yêu kính trọng và vâng lời cha mẹ, cha mẹ là người đi trước đã có nhìèu kinh nghiệm sống, biết rõ điều hay lẻ phải khuyên dạy ta cho nên người, cha mẹ có la rầy quở phạt cũng là muốn đìều tốt đẹp cho ta, nếu làm con mà cãi lời , làm cha mẹ buồn phiền đau khổ là đứa con hư:

- Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

- * Để xứng đáng là một người con có hiếu đạo, trong nhà anh em hòa thuận trên kính dưới nhường, luôn tưởng nhớ đến công ơn của ông bà cha mẹ, luôn phụng dưỡng cha mẹ cho đến ngày cuối cùng ra đi trong niềm hoan hỉ… Ở ngoài đời cần phải sống chân thành thương yêu giúp đỡ mọi người để cho ai cũng thương mến, chung sống hài hòa làm cho xả hội được bình an thịnh vượng.

- Làm con cho đáng nên con

Trong tròn hiếu đạo, ngoài tròn giá danh.

- Đứng về mặt tôn giáo, nếu cha mẹ chưa biết gì về đời sống tâm linh, thì hướng dẫn cha mẹ đến với con đường đạo đức, biết tôn thờ tam bảo, sống với đạo từ bi hỉ xả, để tâm hồn bình an thư thái, không tham lam ích kỷ, không gây tạo tội lỗi, không gieo nhân xấu để phải chịu lấy quả báo đau khổ trong đời này và mai sau…

Thành tâm cầu nguyện cho cha mẹ sống lâu, an vui hạnh phúc, với đàn cháu con ngoan hiền hiếu thảo.

@ Lâm râm khấn vái Phật trời

Xin cho cha mẹ sống đời với con…

  • Nhân mùa Vu LAn năm nay chúng tôi xin gởi đến quý vị đạo hữu, đến các em thiếu nhi, thanh niên Phật tử hai câu thơ của thi sĩ Trần TRung ĐẠo, rất cảm động nhắc nhở chúng ta luôn làm cho cha mẹ hoan hỉ:
  • “ Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe không!”

Kính chào tất cả, xin cảm ơn .

NAMO ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT.

Seattle, Mùa VU LAN 2557. NK.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 11618)
Hôm nay là ngày giỗ cha tôi. Ngày đánh dấu ba mươi lăm năm chìm nổi của đời tôi. Ba mươi lăm năm là một quãng đời dài. Thế nhưng, tất cả chi tiết, hình ảnh về ngày bất hạnh đó vẫn còn nguyên vẹn.
10/04/2013(Xem: 11645)
Mười lăm năm một bước đường Đau lòng lữ thứ đoạn trường , cha ơi Đêm dài tưởng tượng cha ngồi Gối cao tóc trắng rã rời thân con
10/04/2013(Xem: 12241)
Rừng im mây đầy ôm núi ngủ Cỏ mềm xanh mướt ngập bờ hoang Thoang thoảng đêm huyền hương thạch nhũ Đầu hoa nhụy ứa gió lên ngàn.
10/04/2013(Xem: 11713)
Một bông hồng xin dâng Mẹ Một bông hồng xin dâng Cha Đền ơn hiếu hạnh những là thấm đâu Công Cha phải nhớ làm đầu Nghĩa Mẹ phải nhớ là câu trau mình
10/04/2013(Xem: 10376)
Thơ là nhạc lòng, là tình ca muôn thuở của ý sống, của nguồn thương, của mầm xuân mơn mởn được thể hiện qua âm điệu vần thơ, qua câu hò, tiếng hát, lời ru, ngâm vịnh,..v..v.... mà các thi nhân đã cảm hứng dệt mộng, ươm tơ. Những vần thơ của các thi sĩ nhả ngọc phun châu là những gấm hoa sặc sỡ, những cung đàn tinh xảo, những cành hoa thướt tha kết thành một bức tranh đời linh hoạt, một bản nhạc sống tuyệt trần, một vườn hoa muôn sắc ngát hương làm tăng thêm vẻ đẹp cả đất trời, làm rung cảm cả lòng người xao xuyến. Đối tượng của vần thơ là chất liệu men đời được sự dung hợp của đất trời, sự chuyển hoá của vạn vật và sự hoà điệu của lòng người qua khắp nẻo đường trần biến thể, có lúc mặn nồng bùi ngọt, có khi chua chát đắng cay, tủi hờn chia ly, thất vọng chán chường sau những cuộc thế bể dâu, những thăng trầm vinh nhục, chính là nguồn suối mộng rạt rào của các nhà thơ say mơ. Tôi mặc dù không phải là thi sĩ, nhưng cũng biết thiết tha ho
10/04/2013(Xem: 16343)
Nhật Bản là đất nước của ngàn thơ, vì trước hết đó là đất nước của ngàn hoa... Hoàng Xuân Vinh
08/04/2013(Xem: 10395)
Đất tâm như quả địa cầu, Chứa đầy hạt giống hoa mầu hành vi. Tâm là dòng suối nghĩ suy, Tâm và hạt giống có gì khác đâu. 5. Tâm không tu phải khổ đau, Như vượn chuyền nhảy không sao đặng dừng, Xuống lên ba cõi trầm luân, Từ thời vô thỉ con đường mênh mang.
08/04/2013(Xem: 55704)
Mỗi thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua mọi sinh hoạt của xã hội. Tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.
08/04/2013(Xem: 14845)
"Ở đâu cũng có anh hùng Nơi đâu cũng có kẻ ngu người hiền, Anh hùng gặp gái thuyền quyên Ở ngay trong chốn trận tiền hiểu nhau Tình thương không có đối đầu Không phân trận tuyến không cầu mong chi Thực hành nghĩa cử Từ Bi
08/04/2013(Xem: 11105)
Chợt thấy xuân mời, vào một sáng ngồi rơi im lặng, hơi thở bay vào trong phong bão, cơn say tỉnh cơn gió mỉm cười, lay cánh mai
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]