Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

SÁU: Cội Thông Già Trên Sườn Núi Tuyết

14/06/201212:06(Xem: 20802)
SÁU: Cội Thông Già Trên Sườn Núi Tuyết

TUỆ SỸ ĐẠO SƯ

Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2


Tác giả: Nguyên Siêu
Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang
In lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2006

flowerba

Sáu

Cội Thông Già Trên Sườn Núi Tuyết

Quamấy nghìn năm, cội thông trên sườn núi tuyết vẫn hiên ngang, sừng sững, im lìm,thi gan cùng tuế nguyệt, mặc cho nắng sớm mưa chiều.

Thôngvươn mình cao vút với tấm thân sù sì, nứt nẻ của những mảnh vỏ hình dáng vuông,tròn bất nhất, biểu tượng cho sự tăng trưởng không giới hạn. Những nhánh thông vươn xa tạo nên bóng mátcho cỏ cây trên mặt đất. Lá thông xanh mướt,uốn mình vi vu theo gió ngàn như những nhạc khúc bất tận. Bão táp mưa sa cũng không làm mất đi nét kiêuhùng của cội thông.

Sứcsống của cội thông là tiềm năng ẩn kín trong lòng đất, những đường rễ dài ănsâu dưới mặt đất đã thu hút dưỡng chất để nuôi thông cho cành lá xum xuê. Nhờ sức sống sung mãn tốt tươi nên tàng thôngđã là nơi nương tựa cho bao nhiêu loài sinh vật, cho chim chóc có nơi trú ngụ bốnmùa.

Khácvới mọi năm, mùa đông năm nay tuyết rơi ngập tràn làm những cây thông con phảigục đầu hứng chịu trong cơn giá buốt. Bao nhiêu cây rừng yếu sức, co ro lạnh giá, cành lá chơ vơ, khẳng khiu gầy guộc trắng xóa trong màn tuyết. Thế nhưng, trong không khí buốt giá củamùa đông giữa núi rừng tuyết phủ, cội thông ngàn năm kia như vẫn toát ra một sứcsống ấm áp để che chở cho vạn loài.

Cộithông như nhận biết bổn phận của mình giữa núi rừng sương tuyết, nên thông cứmãi vươn lên bất tận. Nắng lửa mùa hègay gắt ụp xuống đầu thông, mưa đêm tầm tã như thác đổ, thông cũng trải mình đónnhận, không than van, trách cứ. Phải chăngđó là đức tính nhẫn nhục ngàn đời của thông, thẳng thắn hiên ngang giữa bầu trời,để góp lời reo vui cùng gió ngàn, mây trắng. Phải chăng vì đặc tính uy hùng bất khuất cố hữu của cội thông mà người xưađã thốt lời ước mong:

“Kiếpsau xin chớ làm người,

Làmcây thông đứng giữa trời mà reo.”

(NguyễnCông Trứ)

Chừngấy đủ biết sức uy dũng của thông như thế nào. Với bản chất hướng thượng, cho dầu cheo leo nơi vách đá, trên sườn núicao hay nơi thung lũng sâu thẳm, thông vẫn vươn mình đứng thẳng, không congqueo như các loài thảo mộc khác.

Hàngngàn năm trôi qua, cội thông trên sườn núi tuyết, dù vươn cao tỏa rộng, ngạonghễ với núi đồi, nhưng vẫn hòa mình với thiên nhiên, cỏ cây, vách đá.

Thôngnghe tiếng suối reo như mang bao tự tình của núi rừng xuôi về biển cả, hòa nhậpvào đại dương xanh thẳm. Thông ngắm mâytrời bềnh bồng đây đó như gởi gắm bao tâm sự ngàn đời ủ kín trong lớp vỏ nứt nẻ. Bất chợt một hôm nào đó, núi rừng thầm nghetâm sự của thông được gió ngàn mang lên tận đỉnh núi. Nơi đó, một bản trường ca về bầu trời và mặt đất,về bóng nắng và không khí, về sức sống của muôn loài từ thuở khai thiên lập địađược tấu lên khúc nhạc hùng thiêng, tán dương vẻ đẹp mầu nhiệm, thiên thu, diễmtuyệt của hóa công có đôi tay tạo dựng toàn bích. Lời ca đó được mang đi qua bao núi đồi, thunglũng, đồng bằng biển khơi gieo rắc hạt mầm, chủng loại của thông bất diệt.

Ánhnắng của ngày dần tắt, chỉ còn vương lại đôi chút tia sáng yếu ớt trên ngọnthông xanh, báo hiệu ngày sắp tàn và đêm buông xuống. Núi rừng u tịch. Sương đêm nặng hạt trên chót lá. Cội thông im lìm như lắng nghe nỗi lòng củaloài thảo mộc, của ghềnh đá, của loài chim đêm, côn trùng sâu bọ nơi hoang dã đãcùng chia sẻ với nhau một kiếp phù sinh. Rải rác đó đây, nhiều sinh thể đang chuyển mình dưới lớp lá thôngkhô. Từ dưới lớp lá thông khô ấy, cácsinh thể xây dựng một xã hội sống vi tế của ốc sên, dế nhủi, của các loài sâu bọ muỗi mòng, kiến đất. Chúng nương nhờ sự che chở của bóngthông mà quanh năm được yên ổn. Đời sốngđó tạo thành làng mạc, phố thị, sân ga, ấy là nỗi bình yên của mặt đất. Chúng không mơ một ngày nào đó sẽ biến thànhtrăng sao, các vì tinh tú trên bầu trời xanh thẳm, và chúng cũng không mơ sẽhóa thân thành cội thông ngàn năm để che mưa, chở nắng cho núi rừng được tươimát. Chúng bằng lòng nếp sống yên bình cạnhgốc thông già mà an hưởng tuổi đời dưới tàng lá mục, để rồi một hôm nào đó hóathân làm kiếp phù sinh:

MộngNgày

Tacỡi kiến đi tìm tiên động

Cõitrường sinh đàn bướm dật dờ

Cócvà nhái lang thang tìm sống

Tronghang sâu con rắn nằm mơ.

Đầu cửa động đàn ong luân vũ

Chị hoa rừng son phấn lẳng lơ

Thẹn hương sắc lau già vươn dậy

Làm tiên ông tóc trắng phất phơ.

Kiếnbò quanh nhọc nhằn kiếm sống

Tatrên lưng món nợ ân tình

Cũngđịnh mệnh lạc loài Tổ quốc

Cũngtình chung tơ nắng mong manh

Ta hỏi kiến nơi nào cõi tịnh

Ngoài hư không có dấu chim bay

Từ tiếng gọi màu đen đất khổ

Thắp tâm tư thay ánh mặt trời?

Tagọi kiến ngập ngừng mây bạc

Đườngta đi, non nước bồi hồi

Bócquá khứ, thiên thần kinh ngạc

Cắnvô biên trái mộng vỡ đôi

Non nước ấy trầm ngâm từ độ

Lửa rừng khuya yêu xác lá khô

Ta đi tìm trái tim đã vỡ

Đói thời gian ta gặm hư vô.

(Tuệ Sỹ - Sàigon 1984)

Đólà lẽ sống của vạn loài cóc nhái, kiến rừng, ong bướm ... trên triền núi tuyết với sức sống không héomòn, sung mãn tự thuở man nhiên.

Sángnay bầu trời quang đãng, nắng lên cao cho tuyết trên đỉnh tan dần, pha loãngvào từng gốc cây, khe đá thấm sâu vào lòng đất. Cội thông ngàn năm của núi rừng vẫn luôn hiện hữu với lá hoa, mây ngàn,cỏ nội, khói đá, sương hôm... và nguyện làm cội thông hùng vĩ, cao chót vóttrên sườn đồi trước khung cảnh bao la của trời đất.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/09/2010(Xem: 14210)
Chuyển ngữ: Sư Ông Làng Mai Xướng kệ: Thầy Pháp Niệm Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe Tiếng chuông huyền diệu đưa về nhất tâm.
10/09/2010(Xem: 59817)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
08/09/2010(Xem: 8933)
Mười con nhạn trắng về tha Như Lai thường trụ trên tà áo xuân Vai nghiêng nghiêng suối tơ huyền Đôi gò đào nở trên miền tuyết thơm
08/09/2010(Xem: 9149)
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
06/09/2010(Xem: 11483)
Văn Tế Thiên Thái Trí Giả Tác giả Đại Sư Tuân Thức Việt dịch: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm *** 1. Nhất tâm đảnh lễ Thiên Thai Trí Giả trong núi Đại Tô tu Tam Muội Pháp Hoa Tâm tâm tịnh thường lại qua pháp giới Như mặt nhật trên không chẳng trụ không Ba ngàn thật tướng tức khắc viên thông Tám vạn trần lao đều đồng chân tịnh. Xưa hội kiến Linh Sơn còn hoài niệm Nay toàn thân bảo tháp thấy rõ ràng Nếu chẳng cùng sư Nam Nhạc tương phùng Ai biết được tướng thâm sâu thiền định?
06/09/2010(Xem: 11206)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9494)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 10044)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11692)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9709)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]