Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Buổi Sáng Đọc Thơ Tuệ Sỹ

14/06/201212:06(Xem: 20098)
Một Buổi Sáng Đọc Thơ Tuệ Sỹ

TUỆ SỸ ĐẠO SƯ

Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2


Tác giả: Nguyên Siêu
Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang
In lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2006

flowerba

 

Một Buổi Sáng Đọc Thơ Tuệ Sỹ

 

Nguyên Tánh - Phạm Công Thiện

Ta làm kẻ rong chơi từ hỗn độn

Treo gót hài trên mái tóc vào thu

Ngồi đếm mộng đi qua từng đọt lá

Tuệ Sỹ

Hình như Tuệ Sỹ làm thơ rất nhiều; Nghe nói lúc băng rừng vượt núi trong thời gian đấu tranh bí mật để liên lạc giao kết với mặt trận rừng núi cao nguyên, trên những ngọn đèo trùng điệp của quê hương, Tuệ Sỹ đã làm rất nhiều thơ; hình như có người đã giữ lại nhiều tập thơ chưa xuất bản và không chịu phổ biến. Tôi chỉ được đọc đi đọc lại hai bài thơ của Tuệ Sỹ. Hình như hai bài thơ này đã được làm trước khi cộng sản vào chiếm miền Nam (và đã được phổ biến nhiều lần trên các báo chí hải ngoại hiện nay). Thơ của Tuệ Sỹ không phải chỉ có thế, hiển nhiên. Tuy nhiên, chỉ nội hai bài thơ cũng đủ nói lên thế giới thơ mộng lặng lẽ của Tuệ Sỹ.

Thế giới thơ mộng lặng lẽ của Tuệ Sỹ không có nhan đề; hai bài thơ đều không có tựa. Một người đã từng quen biết Tuệ Sỹ nhiều chắc chắn phải ngạc nhiên: Tuệ Sỹ không để lộ ra bất cứ hình ảnh hay chi tiết gì có liên hệ trực tiếp hay gián tiếp với đời sống cá nhân thường nhật của mình. Có lẽ đặc tính thứ nhất của thơ Tuệ Sỹ là không có "cá tính". Đi ngược lại với thói quen phê bình thơ văn của phần đông (ai cũng muốn đi tìm "cá tính" của mỗi thi sĩ), tôi nghĩ rằng cái việc thể hiện cái "không có cá tính" trong thơ là điều khó khăn nhất cho một người làm thơ. Cá tính được cụ thể hóa qua những hình ảnh chi tiết của đời sống cá nhân thường nhật; ngay đến những bài thơ khách quan lạnh lùng của thi hào Hy Lạp hiện đại Cavafy cũng mở rộng rõ ràng tiểu sử đời sống cá nhân thường trực hàng ngày của chính đương sự; ngay cả những bài thơ tuyệt tác của thi hào thế kỷ XVI-XVII của Anh John Donne, gọi là nhà thơ "siêu hình" nhưng cũng để lộ những nét sâu đậm của đời sống cá nhân thường nhật. Trái lại với Tuệ Sỹ, đời sống cá nhân thường nhật đã vắng mặt; còn cá tính đã được bôi sạch hay đã được ẩn giấu nhẹ nhàng đâu đó. Về hai bài thơ không nhan đề, tôi xin gọi bài A và bài B để tiện điểm danh; hai bài thì đều không có chấm phết; trong bài A chỉ có dấu chấm hỏi bất ngờ duy nhất:

Chẳng một lần lầm lỡ không ư?

Câu hỏi mà cũng chẳng phải câu hỏi: câu hỏi trên chỉ để nhấn mạnh một cách tương phản một cái gì dứt khoát nhất nằm ở câu thơ thứ năm:

Một lần định như sao ngàn đã định

Chúng ta hãy để ý hai chữ "một lần" trong câu trên và trong câu hỏi: mấy chữ "một lần" mang tất cả sức nặng gợi nghĩa của chữ Đức "Einmal" (một lần) trong thơ của Rainer Maria Rilke. Tuệ Sỹ đã sử dụng bốn lần mấy chữ "một lần" trong bài thơ A (trong câu 5, câu 6, câu 11 và câu 12) và mỗi lần dùng "một lần" trong câu đầu thì câu kế tiếp cũng vang lên "một lần" nữa. Xin đọc một lần nữa:

Một lần định như sao ngàn đã định

Lại một lần nông nổi vết sa cơ

(câu 5 và câu 6)

Một lần ngại trước thông già cung kỉnh

Chẳng một lần lầm lỡ không ư?

(câu 11 và câu 12)

Chúng ta cũng cần để ý những chữ "định", "nông nổi" "ngại", "lầm lỡ" đi theo sau mấy chữ "một lần". Một lần định, một lần nông nổi, một lần ngại, một lần lầm lỡ. Như thế có nghĩa là gì? Không có gì than tiếc cả, ngược lại. "Định" chỉ có ý nghĩa là "định" mỗi khi "định" được thực hiện bi tráng giữa những nông nổi, những ngại ngùng, những lầm lỡ vô định. Đây chẳng phải là cái ngờ vực bất hủ của Descartes (đã được an nhiên xác định trước từ dự tưởng về nền tảng bất di dịch tuyệt đối của chân lý như là "xác thực tính", tức là "Certitudo" trong ý nghĩa siêu hình của tuyệt điểm triết lý Descartes, nghĩa là "Fundamentum Absolutum Inconcussum Veritatis" (theo nghĩa vừa dịch trước khi dẫn). Cũng chẳng lưỡng lự theo điệu đã được nuôi dưỡng trong tư tưởng Long Thọ thì không thể rơi vào Chủ quan tính hay Khách quan tính như thế (mà Cá tính chỉ là hậu quả tất yếu của Siêu Hình Học Tây Phương cận đại và hiện đại về Chủ Thể Tính; và Khách quan tính cũng chỉ là hậu quả đương nhiên của Chủ Thể Tính tương đối và tuyệt đối của Kant và Descartes và tuyệt đối nhất là của Hegel). Xin trở lại bài thơ A, và xin đọc lại hai câu mở đầu:

Này đêm rộng như khe rừng cửa biển

Hai bàn tay vén lại tóc xa xưa

Và xin đọc lại hai câu cuối của bài thơ:

Ngày mai nhé ta chờ mi một chuyến

Hai bàn tay vén lại tóc xa xưa

Tất nhiên tôi phải ngạc nhiên và ngừng lại suy nghĩ: tôi không bao giờ thấy Tuệ Sỹ có tóc (chỉ sau ngày cộng sản nhốt tù thì tóc mới mọc lên). Thầy tu không có tóc lại làm thơ với hình ảnh trữ tình lặp đi lặp lại hai lần trong bài A ("vén lại tóc xa xưa")và một lần trong bài B ("Treo gót hài trên mái tóc vào thu"). Tóc ở đây là tóc của ai? Của một thiếu nữ? Tầm thường quá và không hẳn là thế. Dù là thầy tu đi nữa thì đôi lúc cũng mơ mộng như mọi người cho vui nhẹ trong không khí khổ hạnh? Tóc của đàn ông? Cũng không hẳn thế? Thôi thì cứ gọi tóc của thơ, đủ rồi. Có thể tạm chẻ sợi tóc ra làm tư và gọi là "tóc của tục đế, thế đế" theo tinh thần của Long Thọ "Chân đế hay đệ nhất nghĩa đế thì phải cần đến Tục đế hay Thế đế, vì "Niết Bàn không khác mảy may nào cả với Luân Hồi": tuyệt đỉnh cao siêu nhất của Phật Giáo). Bỏ triết lý và tôn giáo qua một bên, và xin trở lại thế giới của Tuệ Sỹ và xin đọc lại từ đầu với 6 câu mở đầu bài:

Này đêm rộng như khe rừng cửa biển

Hai bàn tay vén lại tóc xa xưa

Miền đất đỏ trăng đã gầy vĩnh viễn

Từ vu vơ trong giấc ngủ mơ hồ

Một lần định như sao ngàn đã định

Lại một lần nông nổi vết sa cơ

Cách hạ vần cuối rất rộng rãi (.ưa,.ồ,.ơ, iễn,.ịnh) chữ "Này" bắt đầu câu thơ để gọi. Thơ là gọi: gọi tên, hay đúng hơn: gọi sự có mặt, gọi sự hiện diện. Thơ thường khi cũng gọi sự vắng mặt, làm cho sự vắng mặt được có mặt. Đêm là sự vắng mặt của ban ngày.

Này đêm rộng như khe rừng cửa biển

"Đêm rộng" ở đây không có nghĩa là đêm lớn rộng, mà có nghĩa là mở rộng ra như khe mở rộng ra rừng và cửa mở rộng ra biển; đêm rộng là đêm mở rộng ra ngày mai như câu thơ 13 trước câu thơ cuối:

Và câu cuối:

Ngày mai nhé ta chờ mi một chuyến

Hai bàn tay vén lại tóc xa xưa

Câu cuối 14 lặp lại câu thứ hai như điệp khúc quyết định: "Hai bàn tay" chớ không phải một bàn tay. Thiếu nữ vén tóc thường khi chỉ vén có một tay chỉ có tráng sĩ tóc dài theo điệu "thử địa biệt Yên Đan" mới vén tóc bằng cả hai tay nhất quyết: "nhất khứ bất phục hoàn". Mấy chữ "xa xưa" cũng có thể hiểu ngược lại thời gian thông thường là "xa xưa của tương lai", vì chính mấy chữ "ngày mai nhé" đã được mấy chữ "xa xưa" mở rộng chân trời như "cửa biển", hay ẩn giấu chân trời và mở rộng thời gian như "khe rừng" hay "sao ngàn": mỗi "một lần", mỗi một bước chân của Thời gian là cô đọng lại Thời gian tinh túy "vĩnh viễn" (không phải "vĩnh viễn" theo điệu "cái hiện tại đứng ở lại" của thần học thánh Augustin "Nunc Stans" mà theo nghĩa "hiện tại thu phối vĩnh cửu" của thuật ngữ Heidegger: Augenblick-Augenblitz": tia chớp xé rách thời gian của Héraclite và khi mở Vĩnh cửu, cái Một mở rộng và thu phối cái Tất cả (Hen Panta) theo nhịp Hoa Nghiêm Kinh "một lần" bao dung tất cả lần"). Quan niệm "Nunc Stans" xuất phát từ tư tưởng Hữu Thể, còn "Vĩnh Viễn" của Tuệ Sỹ nằm gọn trong sự vắng mặt của Không Tính. Tuy vậy, Tuệ Sỹ không bao giờ sử dụng danh từ Phật học trong thơ (khác hẳn với những thi sĩ thích làm thơ "thiền", dù Tuệ Sỹ đã từng làm việc chơi "tay trái" là dịch giỡn bộ Zen của Suzuki. Thực ra ít có người tu chứng cùng hiểu Thiền như Tuệ Sỹ). Mấy chữ "không như" và "không hư" trong câu thơ 8 và 10 chẳng có liên hệ mảy may gì với chữ "không" trong "Không tính" của Bát Nhã và Thiền. Sự vắng mặt nói lên sự có mặt nào đó.

Bây giờ đọc lại trọn bài thơ A (gồm 14 câu, mỗi câu 8 chữ), chúng ta tự hỏi nhà thơ muốn nói gì? Đọc thơ mà thấy rằng tác giả muốn nói rõ cái gì thì chẳng còn là thơ nữa. Nhưng có lẽ câu thứ 5 ("một lần định như sao ngàn đã định") và hai câu cuối: ("ngày mai nhé ta chờ mi một chuyến/ hai bàn tay vén lại tóc xa xưa")cũng gợi chủ ý cho ta rất nhiều? Như trong bài B: ("Một buổi sáng nghe chim trời đổi giọng/ người thấy ta xô dạt bóng thiên thần")đã gợi chủ ý cho tất cả bài B. Có lẽ đặc tính thứ hai trong thơ của Tuệ Sỹ là trừu tượng hóa bản thân cụ thể, trừu tượng hóa cá tính. Tôi dùng mấy chữ trừu tượng ở đây trong ý nghĩa đẹp nhất và thơ mộng nhất, như nhà thơ vĩ đại Paul Valéry đã "trừu tượng hóa" nhân vật tản văn thường mang tên là "Monsieur Teste". Tuệ Sỹ không hề đọc Valéry mà thường đọc đi đọc lại một nhà thơ trái ngược hẳn với Valéry là Heine. Điệu thơ Đường Tống cũng đã được dấu kín lặng lẽ trong thơ Tuệ Sỹ, mặc dù Tuệ Sỹ đã từng thuộc nằm lòng cả thế giới Tống Đường. Nói rằng thơ của Tuệ Sỹ hay hoặc không hay thì lố bịch. Chỉ có thể nói rằng thơ của Tuệ Sỹ đáng được chúng ta đọc đi đọc lại nhiều lần và suy nghĩ lan man hoặc cảm nhận tùy hứng. Ít nhất có một người làm thơ đáng cho ta đọc giữa "sống chết với điêu tàn vờ vĩnh"để cho chúng ta còn có được "một buổi sáng nghe chim trời đổi giọng".Đặc tính thứ ba và cuối cùng của thơ Tuệ Sỹ chính là tiếng thơ đổi giọng của một loài chim đi từ cõi xa xưa của vô biên tế kiếp trong lòng sâu thẳm của Tính Mệnh Quê Hương.

Nguyên Tánh

California, ngày 18 tháng 11, 1988

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2021(Xem: 9485)
Thiền sư, thi sỹ, nhạc sỹ, họa sỹ, cuồng sỹ, du sỹ, lang thang sỹ, văn nghệ sỹ tự thuở nào đi về thấp thoáng, nhấp nhô trong sương mờ vạn cổ. Từ buổi mới khai thiên lập địa lúc ban sơ, nguyên thủy đến bây giờ, họ đã ra đi và đi mãi trên con đường mây trắng, con đường sáng tạo vừa lao đao, khổ lụy vừa hùng tráng, thênh thang, vượt qua mộng thực đôi bờ sinh tử, bằng một bước nhảy trọng đại, xuất thần nhập thánh đáo thiên tiên. Huyền cảm tự do, họ thuận nhiên về trên cuộc lữ phong trần giữa một chiều diệu hóa hay một đêm trăng sao ảo huyền cùng tao ngộ bên “thềm cô phong tuyệt đỉnh hội mây ngàn” và hòa âm cung bậc với toàn thể cuộc đời. Đó là thể điệu chịu chơi Cưỡi Sóng Phiêu Bồng mà nhà thơ Thái Huyền đã hý lộng hát ca Khúc Lý Lả:
05/01/2021(Xem: 7950)
Theo thống kê chưa đầy đủ, Nhạc sĩ Lam Phương sáng tác khoảng 170 ca khúc phổ biến từ giữa thập niên 1950 đến nay, trong số đó đặc biệt là nhạc phẩm đầu tay “Chiều thu ấy” được chào đời vào lúc ông mới 15 tuổi. Riêng nhạc phẩm "Thành phố buồn" thì chắc rất nhiều người đã từng nghe qua nhiều lần trong đời mình đến quen thuộc... Tưởng niệm bậc tài danh của làng tân nhạc Việt Nam, xin mạn phép lắp ghép tên một số nhạc phẩm của ông thành bài “Lục Bát Ngắt Dòng” để thay cho nén tâm hương cầu nguyện hương linh nhạc sĩ được sớm về cõi tịnh an!
03/01/2021(Xem: 8741)
Kính mừng Khánh Tuế lần thứ 77 Sư Thúc Giới Đức ( Minh Đức Triều Tâm Ảnh ) Kính dâng Thầy bài thơ Chúc mừng Khánh Tuế của Sư Thúc nhằm ngày 4/1/2021 ( 22-11 âm lịch ) Kính đa tạ Thầy , HH Kính bạch Sư Thúc, Khánh Tuế hai hai một một năm nay rơi vào năm mới, Chúc thọ Ngài kính lễ thật thành tâm Đại dịch hoành hành ngay ngày ra Thất sau ba năm Chưa kịp xưng tán ... tròn đủ năm mươi hạ lạp,
01/01/2021(Xem: 7160)
Niềm Hy Vọng cho năm 2021 ! Niềm Hy Vọng cho năm 2021 ! Kính dâng Thầy những gì con được nhìn thấy vào lúc không giờ sáng nay 1/1/2021 .Kính chúc Thầy và đạo tràng ĐGĐQĐ vạn sự như ý trong năm nay HH Đón chúa Xuân 2021 về trong hy vọng, Thành tâm chúc mọi người an lạc từ đây. Nguyện đem công đức tu tập hằng ngày, Trang nghiêm thanh tịnh hồi hướng về pháp giới !
01/01/2021(Xem: 5113)
Có nên quên năm 2020?  Đây là tâm sự của các bạn đồng tuổi bên Mỹ và Canada Nhân dịp đầu năm thăm hỏi nhau Kính được dâng Thầy như một thông tin cần xem để hiểu cộng đồng dân mình nghĩ gì về một năm qua . Kính chúc Thầy một năm mới 2021 được vạn sự như ý ? Kính. HH Đầu năm dương lịch gọi hỏi thăm thân hữu ! Hải ngoại phương xa, nghe tâm sự thảm thê Không nói về tiền bạc ... cảnh phong tỏa ... quá não nề Từ nhà dưỡng lão đến tuổi già đơn độc !
01/01/2021(Xem: 5908)
Thêm một ngày bạc râu tóc nhẩm từng chữ gió vô thường trang sách cũ mỏi gân cốt nghe thiên cổ lạnh buốt xương. . Học vô cùng tâm như nắng soi khắp cõi chiều rất vàng đêm Niết bàn vui tịch lặng ngày Bồ Tát hạnh cưu mang. . Thêm một ngày đi rất mỏi từng bước tâm từng bước thiền ngồi bên sông, xem mây nổi thấy không ta, thấy không thuyền. .
27/12/2020(Xem: 7183)
Chẳng Trụ Vào Đâu Để Sanh Tâm Mình Đối với các bậc đạo sư thì ngồi trong cung vàng điện ngọc, Hay ở lều cỏ cũng giống như nhau. Hãy lên Núi Yên Tử để xem am nhỏ, Của ông vua từ bỏ ngai vàng. Đối với bậc đạo sư thì ngồi trên ghế nạm vàng, Hay ngồi trên tảng đá cũng đều như vậy. Đối với các bậc đạo sư thì mặc chiếc áo vài ngàn đô-la của Luân Đôn, Ba Lê, Nữu Ước, Hay mặc chiếc áo vá của các A La Hán thời xưa thì cũng chẳng khác gì. Đối với các bậc đạo sư thì thuyết pháp cho ba, bốn người nghe, Thì cũng giống như thuyết pháp cho ngàn vạn. Tại sao thế? Bởi vì các bậc đạo sư không chấp vào nhiều-ít để sanh tâm. Đức Phật khởi đầu chỉ thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như. Sao giáo pháp của Ngài lưu truyền mãi mãi? Nếu ngàn vạn người nghe, Chỉ nghe cho sướng mà không tu, giống như giải trí, Thì cũng chẳng bằng ba bốn người nghe mà quyết chí tu hành.
27/12/2020(Xem: 6555)
Từ thuở ấu thơ, đến lúc trưởng thành, và cho đến khi đã "đầu bạc răng long" như hôm nay đây, với tôi, ngày "Nô-en", lúc nhỏ anh em chúng tôi thường gọi vậy, không là ngày mừng một đấng Tối Cao Thiêng Liêng sanh hạ dương thế, mà đơn thuần chỉ là "Lễ Kỷ Niệm Ngày Thành Hôn của Ba Me". Vâng, đúng là vậy. Song thân tôi thành hôn vào ngày 25 tháng 12 năm 1940. Tôi vẫn còn nhớ như in những đêm Noel hằng năm ngoài trời lạnh buốt, nhưng bên trong nhà anh chị em chúng tôi sum vầy bên Ba Me thật ấm cúng, quây quần bên những phần quà to nhỏ gói giấy hoa giấy kính sặc sỡ vui mắt, để rồi dự trò chơi "bốc thăm nhận quà", ai cùng có quà nhưng nhiều ít lớn nhỏ khác nhau, hên xui, sau đó còn được Ba phát cho cọc tiền cắc mới cứng keng... Mấy em nhỏ thì bị dụ lên giường ngủ sớm, để sáng mai dậy sớm thấy trên đôi dép của mình có... tiền, tiền của "Ông già Nô-en" mới lén cho hồi nửa khuya. Hihihi...."Ông già Nô-en" đó là Papa kính yêu của chúng tôi chứ ai vô?!
27/12/2020(Xem: 5326)
Thăm Mẹ Những vần thơ con viết và dâng tặng những bà Mẹ trong viện dưỡng lão Con vào thăm Má giữa ngày đông Khẩu trang che mặt chẳng che lòng Đàn chim chíu chít bên khung cửa Ríu rít cười vui mặc gió đông Má biết ngoài kia khắp nơi nơi Thế giới này đây sắp rụng rời Cô Vít năm nay tung hoành quá Ngăn chặn đường đi khắp muôn nơi Người người đối mặt khăn che mặt Chẳng nhận ra nhau nở nụ cười Tết đến rồi đây Má biết không? Năm nay cấm pháo không người tụ Chỉ có cho nhau một tấm lòng Cùng nhau chung sức dâng lời nguyện Thế giới rồi đây khỏi đảo điên Diệt con vi rút qua mùa bệnh Để thấy được nhau nở hoa cười Đời người qua lắm bao năm nhỉ? Người đã đi rồi để tiếng thơm Con nhớ lời thương Thầy con dặn Hãy nói cho nhau được những lời Yêu thương, sầu ghét của lòng tôi Thương yêu sầu ghét của lòng tôi Đừng đợi đi rồi ngồi thương tiếc Non xanh nước biếc đã qua rồi! Má nhìn qua cửa xem chim hót Tuyết cũng rơi rơi thấy ấm lòng Má nhớ ngày xưa khi còn trẻ Con cườ
26/12/2020(Xem: 6983)
Những ngày cuối của năm 2020.! Mong rằng bạn giống như mình đồng ...tâm trạng Chờ đón niềm vui khi năm mới sẽ sang Trọn năm hai không hai không lúc nào....chẳng kinh hoàng! Đại dịch cúm đang biến thể, rắc gieo sợ hãi!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]