Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tham Nhũng Là Một Quốc Nạn (bài viết của Ôn Tuệ Sỹ, do PT Diệu Danh diễn đọc)

31/05/201211:49(Xem: 17462)
Tham Nhũng Là Một Quốc Nạn (bài viết của Ôn Tuệ Sỹ, do PT Diệu Danh diễn đọc)
Hòa Thượng Tuệ Sỹ Toàn Tập

ht tue sy

Một Khía Cạnh Của Vấn Đề Nhân Quyền Tại Việt Nam:
Tham Nhũng Là Một Quốc Nạn

Bài viết của Thích Tuệ Sỹ

Diễn đọc: PT Diệu Danh



(Thượng Tọa Tuệ Sỹ và Bác sĩ Nguyễn Đan Quế đã được Hội Phát Triển Việt Nam
mời với sự can thiệp mạnh mẽ của Liên Hiệp Âu Châu, Chính phủ và Quốc hội Hòa Lan nhưng không được Hà Nội cho phép xuất ngoại)


 

Kính thưa quý vị,

 

Hân hạnh kính gởi đến quý vị một vài ý nghĩ phiến diện về những điều đè nặng tâm trí tôi trong suốt thời gian ở tù. Nhưng điều trước tiên tôi muốn bày tỏ ở đây là sự tri ân của tôi đối với đồng bào hải ngoại, với các cộng đồng quốc tế, đã can thiệp một cách có hiệu quả khiến cho bản án tử hình dành tôi trở thành bản cáo trạng dành cho những nguời tự cho có quyền xét xử tôi và phán xét những người đã hành động theo lương tâm. Tiếp theo, sự can thiệp đã khiến cho Nhà nước Cộng sản Việt nam phải tuyên bố trả tự do cho tôi. Nhưng nhiều người bạn tù của tôi vẫn còn bị khổ trong các trại tù. Trong số đó có nhiều nguời bị giam cầm gần 25 năm, vượt quá thời hạn mà luật Hình sự của Nhà nước Việt nam quy định đối với việc thi hành các bản án giam giữ có thời hạn.

 

Ở đây, tôi cũng xin bày tỏ sự cảm kích sâu xa đối với các cộng đồng Việt nam hải ngoại đang đấu tranh cho một nuớc Việt nam trong sáng và tự do. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến các nhân sĩ Hà Lan, trong tình cảm nhân loại, đã trực tiếp can thiệp với Chính phủ Việt nam cho tôi được sang thăm viếng đất nuớc Hà Lan, để có thể có điều kiện tự do hơn nói lên tiếng nói thầm lặng mà đã một phần tư thế kỹ bị bóp nghẹt.

 

Trong những năm gần đây, trước cả khi tôi được lịnh phải rời khỏi nhà tù để trở về chùa, có rất nhiều đồng bào ta từ nước ngoài về thăm và càng ngày càng chứng kiến những đổi thay được nói là đáng khích lệ. Khích lệ theo chiều hướng nào, còn tùy theo cách nhìn mỗi người. Riêng tôi, tôi không có được may mắn là chứng nhân trực tiếp trước những thay đổi của đất nước, mặc dù tôi đang sống trong lòng quê Cha đất Tổ. Đó là điều tốt hay xấu, cũng còn tùy cách nhìn của mỗi người.

 

Mặc dù không có cái may như nhiều đồng bào sau khi sống tự do 15, 20 năm ở nước ngoài về thăm quê, thấy được những đổi thay từ trên thượng tầng, thấy được sự giàu sang của đất nước qua những tiện nghi vật chất từ các khách sạn năm sao dành cho cán bộ cao cấp và khách nước ngoài, từ những tiếp đón niềm nỡ và linh đình của các nhân vật thuộc thượng tầng xã hội, với những đặc quyền xã hội mà điều kiện chính trị dành cho, nhưng tôi có cái “may mắn” khác - nếu cho đó là may mắn - được sống chung trong một thời gian rất dài với thành phần được xem là “cặn bã” của xã hội. Chính từ xã hội gọi là cặn bã ấy tôi đã chứng kiến những đổi thay trong nhà tù như là ảnh chiếu của những “đổi thay to lớn” của đất nước. Sự chứng kiến cũng đơn giản và dễ hiểu thôi. Cũng như người ta chỉ cần nhìn vào rác rưởi phế thải được dồn ra sân sau mà có thể biết những thứ đã được tiêu thụ ở sân trước. Chúng tôi, một số người từ lâu đã được học tập để thành thói quen suy nghĩ số phận dân tộc từ những đống rác, đã tự mình đặt thành nhiều câu hỏi cho lương tâm nhân loại, cho ý nghĩa tiến bộ của xã hội loài người, và trên tất cả là một câu hỏi lịch sử: “Đất nước đã thấm bao nhiêu xương máu của bao nhiêu thế hệ ông cha và bè bạn để dồn lại thành những đống rác như thế; những đống rác càng ngày càng to phình lên một cách khủng khiếp.

 

Việt nam đang là một đống rác khổng lồ. Đó không phải là ý nghĩ riêng của tôi, mà là nhận xét của nhân vật cao cấp nhất của đảng CS Việt nam. Đây không chỉ là ý nghĩa kinh tế. Nó bao trùm tất cả mọi khía cạnh đời sống: “Văn hóa, chính trị, và cả tôn giáo. Vậy thì, một câu hỏi cần phải được đặt ra cho những ai còn có chút tự trọng dân tộc: “Tại sao một dân tộc luôn luôn tự hào với truyền thống bốn nghìn năm văn hiến, bỗng nhiên để cho đất nuớc mình trở thành một đống rác, kho chứa tất cả những gì xấu xa nhất của nhân loại văn minh. Nguyên nhân từ đâu và do ai?”

 

Trong gần mười lăm năm trong tù, điệp khúc tôi phải thường xuyên học tập để ca ngợi tính can đảm của đảng CS Việt nam: “Cán bộ làm sai, đảng trị. Đảng làm sai, đảng sửa.” Tôi cũng thường xuyên trả lời: “Đó không phải là sự can đảm, mà là thái độ cai trị khinh dân; xem dân như là vật thí nghiệm cho những tư duy không tưởng, học thuyết viễn vông của mình.

 

Tôi cũng thường xuyên bị học tập rằng, chính sách đoàn kết dân tộc của đảng là làm cho “dân tin đảng và đảng tin dân.” Tôi cũng thường xuyên trả lời: “Làm cho dân tin đảng; đó là điều tất nhiên và dễ hiểu thôi vì có đáng tin thì người ta mới tin được; vì đảng cần được dân tin tưởng để tồn tại, dù ch là tin tưởng giả tạo. Nhưng “đảng tin dân” có nghĩa là thế nào "Nếu đảng không tin dân thì đảng xử lý dân như thế nào" Câu trả lời thực tế: Cả nước trở thành một nhà tù vĩ đại.

 

Ngày nay, khi không còn ở trong nhà tù nhỏ như mười lăm năm trước nữa, tôi không còn có điều kiện để được lên lớp chính trị. Tôi hy vọng đảng CS Việt nam không còn có cái can đảm như xưa, để thử nghiệm học thuyết của mình thêm nhiều lần nữa; và cũng không thi hành chính sách “đại đoàn kết” như xưa để dân có thể sống tự tại mà không bị đảng nghi ngờ.

 

Mặc dù có những thay đổi lớn nhìn từ góc độ nào đó, nhưng thực tế tôi biết chắc rằng có một điều không thay đổi. Đó là: “đảng CS vẫn tự coi mình là ân nhân của dân tộc và do đó có độc quyền quyết định số phận của dân tộc (mà là ân nhân hay là tội đồ gì thì quần chúng và lịch sử trước mặt sẽ phán xét). Đó là điểm khác biệt với các chế độ chuyên chính lừng danh trong lịch sử. Đây cũng chính là nguyên nhân của một trong những điều mà các đảng viên bảo thủ cho là “rác rưi tư bản.” Điều đó là nạn tham nhũng. Bởi vì, quan liêu, hách dịch, thái độ kẻ cả ban ơn, vừa là bản chất và vừa là dưỡng chất của tệ nạn tham nhũng của Việt nam hiện nay.

 

Mọi tội phạm xảy ra đều do một bên gây hại và một bên bị hại. Trong tham nhũng, mới nhìn thì không có ai bị hại một cách rõ ràng. Trước mắt, người đưa hối lộ và người nhận hối lộ đều nhận được những điều lợi nhất định. Như vậy người bị hại chính là quần chúng, không đủ đặc quyền để tham gia nhằm hưởng lợi trực tiếp từ nạn tham nhũng. Nghĩa là những thành phần cùng khốn của xã hội chẳng có gì để cho nên chẳng nhận được gì nên vì vậy họ trở thành nạn nhân. Tính cá biệt của nạn tham nhũng ở Việt nam hiện tại là do thái độ ban ơn của những kẻ có chức quyền đối với “thần dân” dưới sự cai trị của mình.

 

Tham nhũng ở Việt nam không chỉ là thỏa thuận song phương để dành những hợp đồng kinh tế béo bở. Nó bòn rút xương tuỷ của nhân dân; những người cùng khốn phải còng lưng lao động để có tiến đóng thuế.

 

Tham nhũng là gốc rễ của các tệ nạn xã hội khác. Vì nó tổ chức, bao che và nuôi dưỡng chúng. Nó xói mòn mọi giá trị đạo đức truyền thống. Bảo vệ hay phát huy văn hóa dân tộc trên cơ sở đó chỉ là lá chắn cho tệ nạn tràn lan mà thôi.

 

Tôi nói, tham nhũng là sân sau của quyền lực. Bởi vì chính những người dân cùng khốn, mà tiếng nói luôn luôn bị áp chế bằng sự dọa nạt, là những người bị trấn áp bởi bạo quyền chuyên chính khối liệt nhất, nhưng cũng lặng lẽ chịu đựng nhất. Đó là những chứng nhân cho mặt trái của tham nhũng và quyền lực; nạn nhân trực tiếp của tất cả sự áp chế của nó đối với giá trị nhân phẩm.

 

Có lẽ tôi muốn kể lại đây một câu chuyện thương tâm, để chúng ta hiểu phần nào bản chất tham nhũng trong một chế độ thường tự hào là không có người bóc lột người. Chuyện xảy ra trong trận lụt vào cuối năm vừa qua.

 

Tại xã Hương thọ huyện Hương trà tỉnh Thừa thiên có một gia đình nghèo khổ sống lênh đênh trên một chiếc đò. Khi cơn lụt ập đến, gia đình này là duy nhất có ghe ở địa phương miền núi này, do đó đã vớt được trên 80 người khỏi chết chìm. Sau nước rút, thỉnh thoảng có vài phái đoàn đến cứu trợ. Các gia đình khác đều nhận được cứu trợ. Chỉ trừ gia đình anh. Lý do: không có hộ khẩu, vì lâu nay gia đình này nghèo quá phải sống “vô gia cư” phiêu bạt trên các sông suối nên không có hộ khẩu thường trú. Dân làng biết ơn anh, xin chính quyền địa phương cấp hộ khẩu cho. Nhưng thiếu điều kiện nhập hộ: gia đình anh không có đủ 400.000 đồng VN để hối lộ. Khi các Thầy của tôi lên cứu trợ, dân làng tự động đến tường thuật vụ việc để các Thầy giúp đỡ. Các Thầy giúp đủ số tiền, nhưng với điều kiện phải dấu kín nguồn gốc. Vì sẽ còn nhiều vấn đề rắc rối khác.

 

Điều tôi muốn nói ở đây không phải nhắm đến tệ nạn tham nhũng. Mà là nhân cách của gia đình nghèo khốn ấy; và thái độ chịu đựng sự bất công một cách thầm lặng đáng kính phục. Dù sống dưới mức tận cùng khốn khổ, anh vẫn giữ vẹn giá trị nhân phẩm của mình. Làm ơn cho nhiều người, nhưng không kể ơn để được đền bù. Chỉ có dân làng biết ơn và tự động đền đáp. Nhưng dân ai cũng nghèo khổ và lại gặp hoạn nạn như nhau, lấy gì chu cấp cho nhau "Khắp cả đất nước này, có bao nhiêu trường hp như vậy" Đó là những sống ở sân sau của quyền lực, sống trong bóng tối của xã hội. Nếu họ không lên tiếng, ai biết họ ở đây. Nhưng họ lại không lên tiếng. Vì không thể, hay vì không muốn" Do cả hai. Điều mà quý vị biết rõ là tôi đang nói chuyện ở đây cũng chỉ là cách nói “lén lút, qua mặt chính quyền.” Tôi chưa biết ngày mai của tôi ra sao, khi những điều tôi nói không làm hài lòng Đảng và Nhà nuớc.

 

Hoàn cảnh đất nước Việt nam như thế cho nên dân ta phải chịu quá nhiều đau thương và tủi nhục. Đối với giới trí thức nói riêng, mà xã hội Việt nam truyền thống rất tôn trọng, điều tủi nhục lớn nhất là họ không thể thay những người dân thấp cổ bé miệng nói lên một cách trung thực tất cả những uất ức, những khổ nhục mà họ phải chịu. Bởi vì, tại Việt nam ngày nay những người có thể nói thì ngòi bút đã bị cong; những người muốn nói thì ngòi bút đã bị bẻ gãy.

 

Nhưng, tôi biết rõ một điều, và điều đó đã được ghi chép trong lịch sử: trí thức chân chính của Việt nam không bao giờ khiếp nhược.

Trân trọng kính chào quý vị.

 

Tu Viện Quảng Hương,

Sài Gòn, Việt Nam,

ngày 13 tháng 5 năm 2000.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/03/2021(Xem: 8887)
Chẳng có gì là tự nhiên đến trong cuộc đời ! Kính bạch Thầy từ ngày học Tổ Sư Thiền với Thầy , con chợt nhận ra sự thật ..và bài thơ này có lẽ nói lên được tâm trạng con ngay lúc này . Kính chúc sức khỏe Thầy và kính xin Thầy thứ lỗi cho sự quấy rối của con khi lúc này Thầy quá bận rộn . Kính đa tạ, HH Chợt hiểu rõ " Chẳng có gì tự nhiên mà đến" Hoàn cảnh, nhận thức ...bất định, bất an "Sông có khúc, người có lúc " ..tuỳ thời gian. Bất ngờ may mắn ... đều do duyên, nghiệp, quả !
17/03/2021(Xem: 5340)
Kính dâng Thầy bài thơ khi nhìn xã hội và thế giới biến chuyển đổi thay từng ngày ...khó đoán biết . Và đây chỉ là sự chiêm nghiệm được do sự tu tập trong những năm qua, hy vọng điều này sẽ giúp con tinh tấn hơn . Kính chúc sức khỏe Thầy Nhiều việc xảy ra bất ngờ khó đoán biết ! Bản thân mình chợt ngơ ngác ... Pháp vận hành ? Cái đúng nguy hiểm do mình hy vọng ... sẽ thành. Như đi vào hư không... chẳng thể nào định vị !
14/03/2021(Xem: 5074)
Gieo duyên thanh đạm bên đàng Cơm phần gửi gắm muôn ngàn lời thưa Mong người no bữa cơm trưa Mướp hương, tương đậu
14/03/2021(Xem: 6866)
Kính mừng Khánh Tuế lần thứ 78, Sư Phụ, Hòa Thượng Viên Minh! Kính đảnh lễ, dâng lời chúc mừng Khánh Tuế, Tuổi hạc tăng dần theo tuần tự thời gian Tuệ giác, hương Đức mười phương tỏa lan Tâm đệ tử luôn kính Thầy như Phật !
14/03/2021(Xem: 6680)
Dã ngoại một ngày tìm Xuân muộn ! Kính dâng Thầy bài thơ về tâm trạng một lần đi dã ngoại ... Và đã nhận ra được điều mình phải học hoài học mãi...Kính chúc sức khỏe Thầy , HH Phong tỏa bao ngày có dịp đi dã ngoại ! Đồng thời kiểm tra độ hoà ái với người Tuổi chớm già kết bạn với nụ cười Tự tin nhập đoàn ....chỉ một người quen biết ! Trang phục giản đơn đúng theo thời tiết ! Chỉ một nải đeo đến viếng các chùa xa Ồ ! hồ sen tươi thắm nụ chen lẫn với hoa Xuân muộn ... cạnh bên hồ ....thuyền bát nhã !
14/03/2021(Xem: 5515)
Xuân sang sắc thắm đẹp muôn nơi Bên mái hiên thiền đào mỉm cười Cỏ biếc phơi minh vườn vắng vẻ Tre vàng trỗi khúc nhạc xa xôi Ao trong chẳng cá bao thu nữa? Nước lạnh không rêu mấy thuở rồi! Xuân đến hoa cười bên nắng rọi Xuân tàn hoa rụng thả dòng xuôi!
14/03/2021(Xem: 5467)
Đông sắp đến rồi, thu sẽ qua, Ủ ê cây cỏ mất hương hoa, Lá vàng bay lượn theo chiều gió, Cây cảnh chuyển mình trước hiên nhà. Ngắm cảnh đổi thay cùng thời tiết, Nghĩ lòng xao xuyến với can qua. Xin người cố giữ tâm chân chính, Thủ phận tu tâm hướng Phật đà.
14/03/2021(Xem: 5807)
Sắp đến Về Nguồn thấm buồn vương, Thưa dần bậc Thạch trụ Đống lương, Các châu Giáo hội tuy hiệp lực, Tứ chúng Tăng ni vẫn bình thường. Như Huệ, Minh Tâm quy Cực lạc, Trí Chơn, Hạnh Đạo, vãng Tây phương. Mỗi năm vắng bóng thêm vài vị, Có lẻ lâu dài tựa màng sương.
14/03/2021(Xem: 6717)
Tân sửu xuân về thấy ủ ê, Chưa vơi Cô-Vít, bão tuyết về, Tư bề phủ ngập cơn lạnh buốt, Bốn phía bao quanh những tái tê. Điện cúp liên hồi tiêu ấm áp, Nước tràn tới tấp cảnh lê thê . . . Đất trời gieo khổ cho nhân loại ? Tân sửu xuân về thấy ủ ê. . . .
14/03/2021(Xem: 5295)
Làm Thay Người Đi Thú Lâu Năm Nghĩ Về Nhà Kỳ 1 Núi Hoành ngàn nhận dọc giang hà Mây trắng giăng trời vút tận xa Thu mới khí trời se sắt lạnh Nước xưa cửa núi mịt mờ phai Một thân trời đất trung thay hiếu Ngàn dặm phong trần nước biệt nhà Sáo thổi dưới trăng không ích lợi Nửa đêm thành nước thổi rơi hoa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]