- 01. Cần một tấm lòng
- 02. Tâm Như Bất thối qua Viên Giác
- 03. Thầy ơi! Sáng giá chùa làng
- 04. Thử bàn về hình tượng tư duy trong thơ Mặc Giang
- 05. Một cái nhìn về thơ Mặc Giang
- 06. Giao cảm
- 07. Nào Có Ra Đi
- 08. Tiếp chuyện với nhà thơ Mặc Giang
- 09. Quê hương muôn thuở
- 10. Ngược gió hương bay
- 11. Tạ ơn người
- 12. Rộng mở nguồn tâm
- 13. Tình Dân Lạc Việt - Tấm Lòng Bậc Đại Thiền Sư
- 14. Hóa Thân
- 15. Hãy bước ra khỏi Vỏ Ốc Mặc Cảm
- 16. Quê Hương Nguồn Cội
- 17. Bến đỗ bình yên
- 18. Hoa song đường
- 19. Một nguồn thơ bất tuyệt
- 20. Lòng Thành
- 21. Mở cửa nguồn tâm
- 22. Sự dàn trải tài tình, nét tinh anh sáng tạo trong"Quê hương còn đó"
- 23. Không bán thơ
- 24. Đọc Nhịp bước đăng trình và Mở cửa nguồn tâm
- 25. Đọc Thơ Mặc Giang “Thấy tưởng Thường, nhưng Hay, Lạ và Đặc Biệt !”
- 26. Đôi Lời Tâm Sự
- 27. Duyên thơ kỳ ngộ
- 28. Thơ Mặc Giang như những dòng sông
- 29. Tìm hiểu bút hiệu Mặc Giang, thi sĩ Mặc Giang và "chất hoa" trong thơ Mặc Giang
- 30. Thấm đậm trong lòng dân gian
- 31. Vài cảm nghĩ về mẹ nhân đọc tập thơ "Hoa Song Đường"
- 32. Thơ Mặc Giang qua vài thành tựu nghệ thuật
- 33. Khơi dậy sóng tâm tư
- 34. Từ đó khai hoa
- 35. Hành Trình Quê Mẹ
- 36. Mặc Giang không bán thơ đâu
- 37. Nguồn gốc hình tượng rồng Việt trong kiến trúc mỹ thuật chùa tháp
- 38. Gõ cửa giọt không
- 39. Cuộc thi viết online "Mùa hè quê tôi" năm 2008
Đọc Thơ Mặc Giang “Thấy tưởng Thường,
nhưng Hay, Lạ và Đặc Biệt !”
Ngày 25-10-2005
Ngô Lâm
60 năm trước, lúc trên 10 tuổi biết đọc sách, tôi cũng thích thơ, nhưng tìm đọc loại thơ chinh chiến (người chiến binh đi chiến đấu). Những bài hay thì chép ra sổ nhỏ để đọc lai rai. Thỉnh thoảng cũng thích thơ tình, loại hay cả ý lẫn lời. Cho tới lúc sắp rụng về cát bụi, tôi chuẩn bị để ra đi cho nhẹ nên không còn hồn để đọc thơ nữa.
Tuy nhiên, nhờ biên soạn sách 30 Năm . . . Phải đọc, phải lục lọi, nên đọc đủ thứ thơ, hay cũng đọc không hay cũng đọc, vì hay và không hay thường hay lẫn lộn. Hoặc nếu nghe ai đó khen thơ tác giả này nọ hay, thì tôi chú ý đọc thử.
Một hôm, như thông lệ, tôi hay ghé các vị trong Ban Biên Soạn, vừa thăm chừng bài đánh máy và đem bài đánh rồi về đọc. Đang gặp một vị trong Ban khoảng 15 phút xong, chuẩn bị ra về, thì bất ngờ gặp Mặc Giang đeo túi vải đi vào, tôi chào cả hai, ra về. Bước đi mấy bước, tôi ngoáy lại thưa với ông: “Nội tướng tôi đọc trên báo thấy nhiều Thơ Mặc Giang, bà ấy khen quá, mà tôi chưa đọc. Nếu được, cho tôi xin những bài thơ đã phổ biến!”. Ông cười rồi móc trong túi vải đeo, lấy ra và đưa 3 tập thơ khổ A4, mỗi tập 100 bài, trông thật đẹp mắt. Tôi xin chữ ký, ông nói đóng dã chiến mà, để mai mốt in sách đã, đem về đọc đi.
Về đọc ngay hai hôm. Sau đó đến gặp, thưa với ông, tôi đang lục tìm các bài viết kể cả thơ nói về 30 năm xa xứ, nhưng tuyệt nhiên chưa thấy. Xem kỹ trong 3 tập thơ của ông mới cho, có được vài câu. Ước gì có được vài trang cho kịp, vì vài tuần nữa là sách đưa đi in. Nghe tôi nói thế, ông làm thinh. Vài ngày sau, anh Đức Lan (kỹ thuật) báo tin có 3 trang thơ của Mặc Giang mới gởi tới cho sách 30 Năm. Tôi cấp tốc chạy lấy bài về đọc. Bài 1 “Ba mươi năm, lịch sử trôi dòng !”. Bài 2 “Ba mươi năm rồi đó !”. Bài 3 “Dòng thời gian Em có nghe !”. (Cả ba bài, buồn, hay và rất cảm động). Rồi chọn một bài cho vào sách, đúng ra là cả ba, nhưng số trang dành cho từng vị có hạn. (Xin mời độc giả chờ tìm đọc khi tác giả xuất bản).
Cũng Mặc Giang, những dòng thơ khác, trong “Tôi đi mãi trên hành trình bất diệt” (tháng 6-2005) :
Nếu bảo chết là trở về cát bụi
Hỏi suối vàng còn có chỗ để dung
Mà xưa nay nhào vô đó tới cùng
Nhét một đống thì làm sao thở nổi ? ...
Trong “Rau Cỏ bốn mùa” (6-2005)
Hơn 30 loại rau được vào đây :
... Cỏ rau đều có bốn mùa
Có tiền mua chợ, không, mua ngoài đồng
Dù ngon, dù dở, cũng xong
Đói ăn khát uống no lòng thì thôi
Quê mình đẹp lắm ai ơi
Cơm ngon canh ngọt đời đời ấm no.
Trong “Sông nước Việt Nam” (7-2005)
... Bắc Nam Trung vẫn một màu
Năm ngàn năm, vẫn trước sau một dòng
Cùng đi, liền núi liền sông
Bắc cầu liền nhịp, bắc sông liền bờ
Cùng đi, gìn giữ điểm tô
Muôn năm bền vững cơ đồ Việt Nam.
Nếu ngồi mà soạn ra những dòng thơ mình thích, thì bài nào cũng có, nhưng hai câu “Mập mờ chiếc bóng lung linh. Hư vô một cõi riêng mình thế a!”, trong “Hư vô, một cõi riêng mình”, hay “Cội già ngã bóng lung linh. Rừng khuya thức giấc, hỏi mình là ai?” trong “Quê nhà sẵn có từ lâu”, làm cho tôi, tuổi luống về chiều giật mình và rúng động.
Quả thật, “Thơ thấy Thường mà Hay, Lạ và Đặc Biệt” ! Không lạ, sao phi thuyền bắn phi tiêu vào sao chổi giữa không trung cũng diễn tả được bằng thơ. Bão tố Katrina hãi hùng bên Hoa Kỳ bữa trước, bữa sau đã có Thơ của Mặc Giang phổ biến kêu gào cứu trợ, “Lại động đất Kashmir” cấp kỳ đăng báo kêu cứu. Rồi “Từ cõi chết, em lần mò sống lại”, nói về động đất tại Iran. “SARS, cướp em tôi!” nói về dịch nhiễm thời đại. “Dịch cúm này làm hại Gà tôi !”, đang là cơn chấn động trùm khắp chưa diệt được. Nhìn qua ông và thấy được ông, sâu sắc, nhạy cảm, kịp thời, và hoạt động, làm việc, bất luận thời gian, thong dong nhưng cực khổ, chịu đựng, và có một tư thái bình dị nhưng dị thường.
Đặc Biệt nhất ở đây, bài viết về Mẹ nhân Mùa Vu Lan, do Lý Thừa Nghiệp bao dàn, có 7 bài thơ góp mặt trên Thời Báo số 402, thì Mặc Giang với nhan đề “Từ Đó Xa Mờ, dâng hương hồn Mẹ”, được một vị yêu thơ, khó tính, nhận xét và cho rằng, bài của Mặc Giang hay nhất, có ý là diễn tả cảm động nhất.
Rất tiếc, với hơn 5 tập thơ, tức hơn 500 bài, khổ A4, được in “dã chiến”, tác giả bộn bề nhiều công việc, phương tiện chưa cho phép, mà lượng thơ cứ ào ạc tuôn trào, phong phú, đa dạng, đủ mọi hình ảnh, sắc thái, như triều dâng vũ bão, xuôi ra tận biển, ngược lên tận nguồn, vần vũ mây trời, lại đổ thành mưa, tưới tẩm ruộng đồng, tắm mát muôn sông. Mới đó, những ngày chuẩn bị cho Sách 30 Năm, tác giả có hơn 260 bài, thì nay, chỉ mấy tháng thôi, con số đã lên hơn 520 bài. Vậy mà nhà thơ Mặc Giang mới chuẩn bị cho ra đời tập một “Quê Hương Còn Đó”, gồm 70 bài trong nay mai.
Tôi không phải là một nhà thơ. Nhưng một hôm, có một BS nói với tôi: “Tại Úc có một nhà thơ lớn và nhà thơ ấy cũng là một anh hùng. Hồn thơ của ông đã nâng tôi dậy”. Lại một nhà báo và là chủ nhiệm một tờ báo lớn ở nước ngoài, hồi hưng thời, có khoảng 15 ngàn độc giả dài hạn, sau đó, giản còn khoảng 10 ngàn. Ông nói bóng rằng “Cách chọn bài của tôi, không cần danh to, bằng cao, tên tuổi . . . mà phải Đặc biệt, Hay, Lạ, là nhất và được ưu tiên”. Nay ông đã qua đời, nhưng báo ấy vẫn còn sống khá mạnh. Lại thoảng nghe có người nói, “Mặc Giang, ở cương vị kia, còn phải gánh vác và hy sinh cho đến suốt đời, nhưng về lãnh vực sáng tác, ông đang có một khối lượng quá lớn, có giá trị, để lại cho đời và đóng góp vào nền thi ca dân tộc, bây giờ nếu có ra sao thì cũng đủ rồi.”
Tôi thật cảm kích khi nghe những ý đó, lại nhớ đến ý kia, liền viết những dòng nầy, nhưng vẫn mong rằng, Mặc Giang sẽ không cho vào sách, dù tôi và tác giả thân quen đã hơn 23 năm.