Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 127

02/03/201212:17(Xem: 13814)
Tuyển tập 127

TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG

Tuyển tập 10 bài Số 127 - thơMặc Giang

(Từ bài số 1261 đến số 1270)

[email protected]; [email protected]

01.Quốcngữ Việt Nam

02.Cangợi núi sông

03.Mở rộng nhịp cầu

04.Bạn học thuởnào

05.Hương Thảo PhươngĐài

06.Thì thầm nướcnon

07.Thức tỉnh hồnmê

08.Tiếng hát đồng quê

09.Không vẽ nổi chân dung

10.Ta mang giọt lệ hoàithương !

Quốc ngữ Việt Nam

Quốc ngữ Việt Nam thật tuyệtvời

Đánh vần xuôi ngượcdễ như chơi

Bao nhiêu chữ nghĩatrong thiên hạ

Diễn dịch rangay, chẳng lắm lời

Quốc ngữ Việt Nam thật khó lường

Rồng bay phượng múadệt văn chương

Xuống lên giai điệuhòa âm vận

Tám hướng bốn phươngkéo vạn đường

Quốc ngữ Việt Nam thật lạ kỳ

A, B, Ắ, Ớ, vớiU, I

Sắc, Huyền, Hỏi,Ngã, còn thêm Nặng

Hễ viết thì xong,bất cứ gì

Hai mươi bốn chữcái mà thôi

Tập học vỡ lòng rápngược xuôi

Chỉ độ vài tuầnchưa ráo mực

Chữ gì cứ nói, viếtcho coi

Vần ngược vần xuôi,chỉ thế à

Chữ gì cũng viếtdễ như pha

Rồng bay phượng múacòn chưa kịp

Văn vẻ mấy bồ cứ đổra

Quốc ngữ Việt Nam của nước mình

Như tre vàng óng,trúc xinh xinh

Như sông uốn khúc,hòn ru đảo

Thi phú văn chươngrạp bóng hình

Quốc ngữ Việt Nam của nước ta

Đa phong đa phúđượm tình ca

Quốc hồn quốc túy hòa nhau quyện

Nhả ngọc phun châu son sắt pha.

Tháng 5 – 2009

Ca ngợi núi sông

Ta hát bài ca ngợi Tổ Tiên

Ngàn năm sông núi khí hùng thiêng

Ba Miền đất nước hòa nhau quyện

Định thế an banthạch trụ kiềng

Ta hát bài ca ngợinúi sông

Sông dài biển rộngrạng trời đông

Rừng sâu núi cảkhoe vần vũ

Kim cổ còn ganhgiống Lạc Hồng

Ta hát bài ca ngợiViệt Nam

Càn khôn vũ trụ đãan ban

Sao dời vật đổikhông hề động

Trời chuyển đấtxoay chẳng lạm bàn

Ta hát bài cangợi núi sông

Ngàn xưa lẫm liệtcủa cha ông

Ngàn sau dũng khítrao con cháu

Sử ngọc đan thanhson sắt ròng

Ta hát bài ca ngợi nước non

Rồng Tiên giaotiếp thuở trăm con

Đến nay triệu triệungười dân Việt

Nét đẹp trungtrinh giống Lạc Hồng

Ta hát bài ca vạnmến thương

Cho anh dõng dạcbước lên đường

Cho em hãnh diệnxây đời sống

Khúc nhạc tình quêtrổi bốn phương

Ta hát bài catích tịch tang

Cho anh rạng rỡgiống da vàng

Cho em diễm phúclàm dân Việt

Đạp đất đội trờisống dọc ngang

Ta hát bài ca tíchtịch tình

Không đâu sánh đượcquê hương mình

Cho dù đi khắptrong thiên hạ

Nói tới Việt Nam tụ tánhlinh

Dấu sử lung linhhoa gấm lồng

Kiệu đưa lộng phủđón Tiên Rồng

Việt Nam kỹ vĩ nonsông ấy

Ta hát ca vang giốngLạc Hồng.

Tháng 5 – 2009

Mở rộng nhịp cầu

Thầy Cô, bạn học Vũng Tàu

Xin mời nối lại nhịp cầu thânthương

Ngày xưa chung mái học đường

Ngày nay muôn hướng ngàn phươngkhắp trời

Bước đi mọi nẻo trường đời

Ta bà mới thấm tơi bời trầnai

Người ta than vắn thở dài

Mình thời cũng đắp phương đàitương lân

Phong trần cũng lắm phong trần

Đắng cay cũng lắm lựa lần baophen

Đóng khung tựa vách làm quen

Phiêu du quán trọ dế mèn tỉtê

Chớ đâu nghiêng mái tóc thề

Thiên thần tuổi ngọc ươm mơGiáng Kiều

Chớ đâu công tử Bạc Liêu

Nghèo trơ túi mốc, khăn điềuvắt vai

Cái thời lược chải trâm cài

Cái thời bạch diện lối hài dẫmqua

Dễ thương mất hút ngàn xa

Leo đồi chí tử cửa nhà thênhi

Khổ đau cứ thế nó đì

Hạnh phúc ngoảnh mặt bờ mihao mòn

Thầy Cô xưa dạy dại khôn

Bạn bè khôn dại thiệt hơn saohè

Hay không qua nhịp cầu tre

Cũng qua cầu khỉ cầu kè trĩuchân

Thôi thì cũng kiếp thế nhân

Phước duyên nghiệp dĩ dự phầnthế thôi

Bao năm núi ngả nghiêng đồi

Thầy Cô bè bạn xa xôi dặm trường

Nay nhờ vi tính tinh tường

Bắc cầu mạng nhện nối đường lạiqua

Chữ gần kéo lại chữ xa

Những ai xuất phát tỉnh nhàthơm hương

Ngày xưa chung một mái trường

Tìm trang kỷ niệm mến thươngthuở nào

Nhờ trăng gởi gió ngàn sao

Nhờ biển vợn sóng lao chao vọngvề

Vọng về một mái tình quê

Trao thương gởi nhớ lỗi thềchi đâu

Ước mong mở rộng nhịp cầu

Mái trường yêu dấu Vũng Tàu xưanay.

Tháng 5 – 2009

Tặng cho những ai là Thầy Cô, và Họcsinh Vũng Tàu

Xưa cũng như nay

Mặc Giang

Bạn học thuở nào

Nhớ những người bạn học thuởnào

Ngày hai buổi mài trang giấytrắng

Cái dễ thương của thời thơ mộng

Chắp cánh bay tuổi ngọc thiênthần

Sân trường lá rụng quanh sân

Nhớ ai áo trắng theo làn gióbay

Nhìn bông phượng đỏ hây hây

Kìa ai thơ thẩn, ô hay chi nào

Mỗi buổi học vào lớp thật sớm

Lúc ra về chầm chậm đi sau

Khi thời Bến Trước Bến Sau

Vương mùi biển mặn Vũng Tàu sóngreo

Khi thời lưng dốc bên đèo

Hoàng hôn đứng đợi cheo queomột mình

Bước xuống biển ngồi bên bãicát

Vẽ loanh quanh cát xóa mất tên

Lục cuốn nhật ký cầm lên

Chữ nghĩa lộn xộn như quên mấtrồi

Tháng năm lặng lẽ qua thôi

Khung trường khép lại một thờithư sinh

Cuộc thế trần đẩy đưa mấy ngả

Nợ phong trần bao nẻo phiêu du

Trăm năm nửa kiếp còn dư

Lội trong dĩ vãng dấu nhòa chưa pha

Thềm hoang ký ức mở ra

Nhớ về trường cũ nhớ tà áo bay

Vũng Tàu bãi Trước có hay

Bãi Sau có nhớ biển lay sóng nhồi

Nhìn mình tóc trắng hoa khôi

Ai ai chắc cũng đến thời điểm hoa.

Tháng 5 –2009

Mặc Giang

Hương Thảo PhươngĐài

Phương Thảo thanh tao giữa cuộc trần

Hương Vân thánh thoát tựa tường vân

An Hòa trầm mặckinh thành cổ

Nguyên Hiếu chạnhlòng hỡi thế nhân

Huynh đệ chia taynửa đoạn đường

Thầy trò từ tạđọng ngân sương

Phiêu du quán trọ đời cô lữ

Tiễn biệt lối về vạn nhớ thương

Người đi, vi diệu đức Như Lai

Người ở, thiên thu bóng đổ dài

Chung cổ, vọng ngân hồi tịch diệt

Nghĩa ân, tháp tự gá phương đài

Tháng 5 – 2009

Thầm thì Nước Non

Tiếng quê hương trăm thương ngàn nhớ

Tiếng tự tình tim thắt ruột đau

Mẹ già, tóc trắng hoa cau

Cha già, bạc hếu sẫm màu sơn khê

Anh đi, chưa vẹn lời thề

Em thơ sầu muộn não nề đắng cay

Thiếu phụ khép bóng khô gầy

Khung rèm buông xõa tháng ngày chờ trông

Ruộng đồng lúa ít trổ bông

Mạ non héo mộng cấy trồng không lên

Hồn tử sĩ vô danh vất vưởng

Giữa rừng hoang lững thững không nhà

Ụ đất kia có phải mồ ma

Mưa xói lở lòi xương trơ cốt

Người muợn kiếp tha phương khách thổ

Kẻ quê nhà chốn cũ kéo mây

Quốc kêu não nuột niềm tây

Gia gia trăn trở nỗi nầy tình kia

Sông đi hai ngả cách chia

Người đi hai ngả có lìa hẳn không

Chim Lạc có nhớ chim Hồng

Tiên du thiên cảnh Rồng bồng biển khơi

Chỉ cần một tiếng à ơi

Thì liền có mặt nhiều lời mà chi

Ô hay, cát đá thau chì

Ngàn năm sông núi thầm thì nước non.

Tháng5 – 2009

MặcGiang

Thức tỉnh hồn mê

“Ba tấc lưỡi, mà gươm mà súng

Nhà cầm quyền, nghe gió cũng ghê gai

Một ngòi lông, mà trống mà chiêng

Nhà quân tử, đốt đèn thêm tỏ rạng”

Một câu thơ, mà còn hơn triều sóng

Một câu thơ, rúng động cả thiên thu

Xích Thố kia, tung bụi gió mịt mù

Chiến trường kia, tĩnh băng, im tiếng súng

Lửa con tim cháy bùng, tan thù hận

Tiếng lương tâm bừng dậy, nát tâm tư

Dã thú hoang sởn ốc, hết gầm gừ

Thế con người sao không nổi tóc gáy

Nếu cuồng nộ như cổ xe nóng máy

Biết đâm đầu xuống hố, vẫn cứ lao

Biết đâm vô núi đá, vẫn lộn nhào

Còn tệ hơn con thiêu thân bé bỏng

Cũng chỉ bởi, quyền uy danh vọng

Cũng chỉ bởi, bạo lực tham tàn

Thời trung cổ, hung tợn, dã man

Thời đương đại, lượng suy đâu khác

Một khi đã phóng lao theo tánh ác

Thì tánh thiện tung cờ trắng đầu hàng

Có khi nghe lòng ủ dột tâm can

Nhưng không quật nổi lâu đài chế ngự

Chỉ có một con đường, quay đầu, thúc thủ

Chỉ có một lối đi, quẳng gánh tang bồng

Nước ở đâu, rồi cũng đổ về sông

Sông đi đâu, rồi cũng tìm ra biển

“Ba tấc lưỡi, mà gươm mà súng

Một ngòi lông, mà trống mà chiêng”

Nếu biết buông, thì kết quả nhãn tiền

Còn trói buột, chịt chằng đeo chí tử.

Tháng5 – 2009

MặcGiang

Tiếng hát đồng quê

Cavang tiếng hát đồng quê

Hươngthơm đồng nội vỗ về thôn trang

Cócô thôn nữ bên đàng

Háihoa bắt bướm lang thang ven rừng

Sángchiều bao trẻ mục đồng

Thảdiều cỡi gió tầng không vói trời

Nôngphu ướt đẫm mồ hôi

Ruộngcày chưa hết ôi thôi vụ mùa

Đồngsâu tay cấy thi đua

Đồngcạn cuốc bẫm nắng mưa tháng ngày

Mạnon xanh mởn mơn tay

Bônglúa ngậm sữa trắng lay đồng vàng

Đêmđêm dưới ánh trăng vàng

Hòkhoan bếp lửa rộn ràng ngô khoai

Tiếngmời hàng xóm ới ơi

Nhanhchân kẻo hết qua xơi thân tình

Tìnhtang tích tịch tang tình

Đóino ấm lạnh quê mình có nhau

Dânlàng có trước có sau

Tươnglân sướng khổ cũng đều cưu mang

Tangtình tang tính tình tang

Làngquê xóm nhỏ chứa chan tình người

Chianhau tiếng hát câu cười

Cógì mà khổ cuộc đời nhà quê

Hòđưa giai điệu lý hề

Chanhòa vui sống ước thề chi đâu

Mỗingười là một nhịp cầu

Cảlàng bắc nhịp cớ đâu mích lòng

Lênnon, đeo ải bắt còng

Xuốngbiển, kéo cát sóng bồng xa xa

Ântình đẹp quá quê ta

Trẻgià trai gái nhà nhà ấm êm.

Tháng7 – 2009

Không vẽ nổi chân dung

Trongcuộc lữ biết bao người đã đến

Biếtbao người lặng lẽ bước chân đi

Cõinhân gian muốn lưu lại chút gì

Khôngvẽ nổi chân dung vô danh thể

Triềusóng vỗ thùy dương reo cửa bể

Bàicát vàng đuổi gió cỡi phù sa

Chữnghĩa nào diễn tả hết âm ba

Tranhảnh nào bao trùm trời biển rộng

Tiếnggió hú khua vạc rừng lồng lộng

Tiếngkinh hoàng thét núi phủ hoang vu

Hãynói đi cho cạn hết ngôn từ

Haynúi rừng vẫn muôn đời kỳ bí

Mộtngày nào ta ngồi trên sông Vị

Casông Hồng, hát sông Cửu, hò sông Hương

Hòamột phương vang vọng khắp muôn phương

Tựthể tánh hoa khai nguồn tâm ý

Bướclên đầu vô thỉ

Quaytận đáy vô chung

Vẽthử một chân dung

Cànkhôn vờn vũ trụ

Bónghư vô hiện hữu

Baotinh thể trùng trùng

Khôngvẽ nổi chân dung

Hạtbụi chưa biến mất.

Tháng7 – 2009

Ta manggiọt lệ hoài thương !

Ta mang giọt lệ hoài thương

Bước đi trên khắp nẻo đường phù sinh

Nơi nào thống khổ điêu linh

Chia cơm xẻ áo dân tình thắm tươi

Nơi nào thiếu vắng nụ cười

Oán cừu rũ sạch người người hoan ca

Nơi nào bức bách trầm kha

Nhiểu nhương biến mất nhà nhà thơm hương

Ta mang giọt lệ hoài thương

Bước đi muôn hướng ngàn phương đất trời

Không đâu còn những chơi vơi

Không nghe tiếng khóc cuộc đời trần ai

Mở ra lối cỏ hoa cài

Từ trong sỏi đá chông gai điểm hồng

Hoa ngàn kết núi liền sông

Kết sông liền biển nối dòng thanh lương

Ta mang giọt lệ hoài thương

Bước đi sáu nẻo ba đường trầm luân

Đơm bông diệu lý chơn thường

Vẽ tranh chơn thể tư lường hồn mê

Từ nay, đã có nẻo về

Không còn đắm lụy lê thê phiêu bồng

Ưu Đàm nở rộ đêm đông

Bừngtrong nắng hạ, tỉnh trong thu vàng

Hoài thương giọt lệ ta mang

Cành mai trước ngõ xuân sang thuở nào

Hoài thương giọt lệ đẹp sao

Minh châu ảnh hiện cây đào ngát hương

Ta mang giọt lệ hoài thương !

Tháng 7 – 2009

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2003(Xem: 34256)
Tình cờ tôi được cầm quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của Mặc Giang do một người bạn trao tay, tôi cảm thấy hạnh phúc - hạnh phúc của sự đồng cảm tự tình dân tộc, vì ở thời buổi này vẫn còn có những người thiết tha với sự hưng vong của đất nước. Chính vì vậy tôi không ngại ngùng gì khi giới thiệu nhà thơ Mặc Giang với tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca. Mặc Giang là một nhà thơ tư duy sâu sắc, một nhà thơ của thời đại với những thao thức về thân phận con người, những trăn trở về vận mệnh dân tộc, . . . Tất cả đã được Mặc Giang thể hiện trong Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trong sáng và xúc tích, tràn đầy lòng tự hào dân tộc khi được mang cái gène “Con Rồng Cháu Tiên” luân lưu trong huyết quản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]