Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 74

28/11/201113:14(Xem: 14315)
Tuyển tập 74

TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG

Tuyển tập 10 bài - thơ MặcGiang - 74

(Từ bài số 731 đến số 740)

31. Cát bụilên ngôi 731

32. Xin cảmơn lòng 732

33. Từ tạƠn Thầy 733

34. PhậtPháp trường tồn 734

35. BóngThầy vi tiếu niêm hoa 735

36. Hìnhbóng tôn thờ 736

37. Phátnguyện hồi hướng 737

38. Nửavầng trăng 738

39. Saokhác năm xưa 739

40. Chiếcxe vô thường 740

Cát bụi lênngôi

Tháng 3 – 2007

Hai tay ôm lấy tầng không

Tâm tư gởi chốn mênh môngchưa về

Leo đồi, mới thấm sơn khê

Xuống sông, mới thấm bốnbề biển khơi

Trường đời mấy nẻo chơi vơi

Dương gian mấy chốn rãrời hồn đau

Hèn chi tan tác bờ lau

Hèn chi xơ xác biển dâubẽ bàng

Chưa qua đến cửa Đèo Ngang

Mà nghe nền cũ điêu tàntịch dương

Chưa dừng bên bến Hiền Lương

Mà nghe tiếng quốc kêusương đêm trường

Trăng mờ ngả bóng Sông Tương

Sao mờ nhấp nháy SôngThương Sông Cầu

Lưa thưa mấy giọt mưa ngâu

Đeo trên đỉnh trắng bạcđầu gió bay

Vành khô ươn ướt cay cay

Vách rêu âm ẩm cho dàyphong sương

Ngày chưa lên nắng tỏ tường

Đêm dài phủ xuống thêlương nữa rồi

Mịt mờ cát bụi lên ngôi.

******

Xin Cảm ƠnLòng

Kính cảm ơn Nhà thơ KiênGiang

Và Thi Nhóm BèoMây

Ngày 28-3-2007

Cảm ơn thi bá Kiên Giang

Có lòng nhắn gởi MặcGiang góp phần

Bèo Mây phố thị cao ngần

Còn tôi như thể phù vâncuối trời

Thơ tôi, cạn ý khô lời

Biển Đông bạc sóng, núiđồi bụi bay

Mắt mờ đã mỏi hai tay

Bút cùn mựt cạn đọa đàytrang thơ

Thơ tôi, phiêu bạt dại khờ

Khi trên chóp đỉnh khi bờđại dương

Khi về cuối nẻo quê hương

Khi đi khắp chốn đauthương đốn hèn

Thơ tôi, tắt lửa lên đèn

Từ trong mảnh tối, vénrèm sao khuya

Nhìn trông tinh tú chia lìa

Nhìn trông đoài đoạn tìnhkia nỗi nầy

Cảm ơn Thi Nhóm Bèo Mây

Có lòng như thế, tôi đâyquí rồi

Tiếc rằng trời đất xa xôi

Hẹn nhau một thoáng trongđời, thế thôi.

Từ Tạ Ơn Thầy

Tháng 3 – 2007

Thầy là sứ giả Như Lai

Thầy mang hành trạng Như Lai

Nơi Thầy đến, gọi là trụ xứ

Nơi Thầy đi, gọi là về chốn nhà xưa

Cõi vô thường, rày đây mai đó

Cõi chơn thường, tánh thể thường chơn

Thầy ra đi, chúng con thương nhớ

Đi tìm Thầy, có có không không

Sông kia, nào phải dòng sông

Núi kia, nào phải tương đồng sơn khê

Đi đi, mà chẳng có về

Biển khơi, mà chẳng bốn bề biển khơi

Chân dung Thầy, trang nghiêm nơi bàn Tổ

Hình ảnh Thầy, vắng bóng chốn già lam

Lòng chúng con còn nhung nhớmiên man

Thường, vô thường, cỡi phiêubồng mấy nẻo

Vầng trăng tàn, nghiêngnghiêng bên bờ suối

Đêm xa mờ, le lói ánh saothưa

Trời không mưa, mà sao giọtnhỏ mưa

Con không khóc, mà sao nhòami mắt

Tình Thầy trò, rẽ đôi bờ thithiết

Sắc với không, lìa hai ngảcách xa

Đâu là chơn đế

Đâu là tục đế

Tánh là như thế

Tướng là như thế

Bào ảnh mịt mờ

Vạn hữu trùng ba

Chúng con xin chắp tay

Từ tạ, nhớ ơn Thầy.

Phật Pháp trườngtồn

Tháng 3 – 2007

Nhớ ngàn xưa Đức Phật hoằng dương

Kế thế truyền Tổ Tổ Tông Tông

Đạo Từ Bi nơi nơi bừng sáng

Đến ngàn sau, mạng mạch tuôn dòng

Lời của Thầy, như pháp âm triều sóng

Lời của Thầy, như pháp cổ ngân vang

Cho chúng con hòa reo ánh đạo vàng

Đem đuốc tuệ, rạng soi muôn đường tăm tối

Xe tam thừa lồng lộng

Thuyền bát nhã thênh thang

Gieo khắp lòng nhân thế

Hòa vui ánh đạo vàng

Biển thệ từ bi lớn

Biển tuệ trí rộng sâu

Cho chúng sanh thoát khổ

Hòa vang ánh đạo mầu.

Cuộc đời Thầy, là đồi cao núi cả

Hành trạng Thầy, là biển thệ đại dương

Cho chúng con, lên đường tứ thánh

Đi khắp bốn phương, đưa mọi người về bến thanh lương

Hình ảnh Thầy, là cây cao bóng mát

Phong cách Thầy, là tùng bách từ nghiêm

Cho chúng con, tựa nương qui hướng

Đi khắp năm châu, cho nhân gian, thấm nhuần đạo thiêng.

Bóng Thầy, vi tiếuniêm hoa !

Tháng 3 – 2007

Hôm nay về dưới mái chùa

Cổng tam quan rộng mở

Chúng con nhìn chữ tam vô

Chắp tay thầm niệm Nam Mô

Tìm hình bóng Thầy, cõi chơnthường đâu đó

Nhìn quanh sân chùa, rồi nhìnra đầu ngõ

Nhìn bốn hàng hiên, rồi đếnáng hương thờ

Chúng con tìm Thầy, như đitìm giấc mơ

Cõi thường chơn, mắt trần làmsao thấy

Nhớ ngày nào Thầy dạy : Thấy,không thấy

Nhớ ngày nào Thầy dạy : Tiếngvô thinh

Bóng còn mơ, làm sao thấyđược hình

Chơn không nhận, làm sao tìmvô tướng

Đâu là con đường bất nhị

Một không phải là một, haikhông phải là hai

Có nghe không tiếng vỗ bàntay

Chợt bừng tỉnh, đi tìm trongchữ nhất

Nhất không phải là nhất

Như chẳng phải là như

Trên tòa cao, Đức Từ Phụ mỉmcười

Cầm trên tay, niêm hoa vitiếu

Con chắp tay, quì dưới Phậtđài

Tìm hình bóng Thầy, niêm hoavi tiếu

Con chắp tay, thắp nén hươngtrầm

Tìm hình bóng Thầy, vi tiếuniêm hoa.

Hình bóng tôn thờ

Tháng 3 – 2007

Chúng con xin nhớ ơn Thầy

Dạy con từ lúc sơ cơ

Tập sống cuộc đời tỉnh thức

Khuyên răn từ đó đến giờ

Thầy là biển thệ thâm sâu

Dạy con ánh đạo nhiệm mầu

Bước đi trên đường giải thoát

Người người đón ngọc minhchâu

Khoác lên mảnh áo nâu sồng

Kệ kinh sớm tối chiều hôm

Đêm ngày sáu thời chung sống

An vui thanh thoát tâm hồn

Thầy là núi cả non cao

Nhà xưa mở cửa ra vào

Chúng con nguyền theo chíhướng

Xa lìa nghiệp cảnh trần lao

Thầy là bóng cả tình thương

Dạy con đạo lý chơn thường

Bước đi trên đường Tứ Thánh

Đưa người về bến thanh lương

Cuộc đời quán trọ hư vô

Tử sinh dù có mấy bờ

Ngàn trùng dù xa mấy nẻo

Chúng con mãi mãi tôn thờ.

*****

Phát nguyện HồiHướng

Xưng dương Chư Phật

Đại giác nhiệm mầu

Xưng dương Bồ Tát

Biển thệ thâm sâu

Xưng tán Thánh Tăng

Suối nguồn vạn hạnh

Nguyện khắp hồi hướng

Pháp giới chúng sanh

Mười phương ba cõi

Phàm Thánh đồng về

Đạo lý huyền vi

Từ bi thấm nhuận

Phật nhựt tăng huy

Pháp luân thường chuyển

Pháp thân bất diệt

Phật pháp trường tồn

Nhất niệm, vô ngôn

Dung thông tam thế

Lậu thô vi tế

Tình dữ vô tình

Trí giác quang minh

Đồng đăng hoa tạng

Đáo đầu bỉ ngạn

Vô lượng pháp môn

Vũ trụ càn khôn

Hóa đài lân thể

Năm châu bổn bể

Bảo sở hoàn nguyên

Đồng hóa hữu duyên

Đồng thành Phật Đạo.

Nửa Vầng Trăng

Đêm 06-06-07

Đờitôi mang nửa vầng trăng

Để tôi sánh bước diễmHằng rong chơi

Đãmang từ thuở chào đời

Như hình với bóng, không rời phút giây

Nửavầng son thắm đong đầy

Nửa vầng ấp ủ niềm tây ửng hồng

Đêmtrăng dạo gót bờ sông

Chị Hằng giỡn sóng bềnh bồng ra khơi

Vi vu gió gọi không lời

Nao nao nước chảy buông lơi giữa dòng

Sôngdài biển rộng nhớ trông

Núi cao rừng thẳm chờ mong trăng về

Nướclên vỗ nhịp ven đê

Nước ròng hồi vọng ước thề mai sau

Dừngchân đôi ngả bên cầu

Chị Hằng tiếc nuối, canh thâu chưa tàn

Nửavầng chị giữ trên ngàn

Nửa vầng tôi giữ trên đàng tôi đi

Nétson mỉm nụ thầm thì

Nguyên trinh dấu ngọc diệu kỳ ai hay !!!

Sao khác năm xưa

Tháng 4 – 2007

Hỏi, năm này sao khác năm xưa

Bóng thời gian chuyển biến chưa vừa

Sỏi đá, bào mòn phơi bụi gió

Đất trời, còn đổi nắng thay mưa

Hỏi, năm này sao khác năm xưa

Có lạ không, hỏi thế, dư thừa

Mỗi phút giây, trùng trùng biến động

Cây lá còn ru gió đong đưa

Hỏi, năm này sao khác năm xưa

Mỗi một năm còn có bốn mùa

Tháng ngày qua, trăng tròn trăng khuyết

Thức đêm dài, góp nhặt sao thưa

Sống năm này, ta nhớ năm xưa

Những ngày qua, trở lại, nằm mơ

Những ngày mai, xa vời, chưa đến

Ta riêng ta, nào khác bao giờ

Ta đứng lại bên bờ

Nhìn dòng sông nước chảy

Nước bềnh bồng trôi nổi

Giọt nước nào, từ thuở ban sơ !

Ta nhìn lại hôm nay

Chiều tàn trôi bóng xế

Đua nhau về dĩ vãng

Hỏi năm nào, là lúc năm xưa !!!

Chuyến xe vô thường

Tháng 4 – 2007

Xe vô thường chạy trên đường chuyển hóa

Chuyên chở người nhân thế cõi phù sinh

Đẩy và đưa, xây xát mọi bóng hình

Thành, trụ, hoại, kéo về không, hư huyễn

Xe vô thường không bao giờ dừng chuyến

Khách lữ hành xuôi ngược cửa vào ra

Cuộc tử sinh thống thiết nỗi ta bà

Còn vay trả biết bao nhiêu nghiệt ngã

Vẽ châu ngọc treo đầu sương ngọn cỏ

Dệt diễm huyền vắt bóng gió trăng sao

Hạn hán lâu, lất phất ngọn mưa rào

Làm khô cứng tính thạch nham nhân ngã

Ai cũng nói cuộc đời này là giả

Rồi một mai nhắm mắt, sẽ buông tay

Khi nào buông, thì lúc đó hẵn hay

Chưa hắt hơi, vẫn kéo trì, thúc thủ

Xe vô thường, hụ lên rồi, hớt hãi

Mắt trợn tròng, miệng há hốc mở ra

Nghĩa địa kia, thêm một nấm mồ ma

Người đưa tiễn, trầm ngâm trong giây lát

Rồi tiếp tục cuộc hồng trần tan tác

Phóng lao mình tàn tạ nẻo trầm luân

Hỡi hư vinh, đeo nghiệp dĩ vào thân

Lại trách cứ kiếp nhân sinh khốn khổ !!!

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2003(Xem: 34261)
Tình cờ tôi được cầm quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của Mặc Giang do một người bạn trao tay, tôi cảm thấy hạnh phúc - hạnh phúc của sự đồng cảm tự tình dân tộc, vì ở thời buổi này vẫn còn có những người thiết tha với sự hưng vong của đất nước. Chính vì vậy tôi không ngại ngùng gì khi giới thiệu nhà thơ Mặc Giang với tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca. Mặc Giang là một nhà thơ tư duy sâu sắc, một nhà thơ của thời đại với những thao thức về thân phận con người, những trăn trở về vận mệnh dân tộc, . . . Tất cả đã được Mặc Giang thể hiện trong Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trong sáng và xúc tích, tràn đầy lòng tự hào dân tộc khi được mang cái gène “Con Rồng Cháu Tiên” luân lưu trong huyết quản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]