Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 114

28/11/201113:14(Xem: 14021)
Tuyển tập 114

TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG

Tuyển tập 10 bài Số 114 - thơMặc Giang

(Từ bài số 1131 đến số 1140)

[email protected]; [email protected]

01. Câu thơ lục bát là gì ? 1131

02. Đồng nội hương quê 1132

03. Nào ai muốn viết ! 1133

04. Chim bay cuối trời 1134

05. Bíquyết làm thơ ? 1135

06. Thơcóc, thơ gặm ! 1136

07. Thếthái nhân tình 1137

08. Tâmhồn Việt Nam 1138

09. Anhhùng còn rơi lệ ! 1139

10. Đọctrang Sử Việt 1140

Câu thơ Lục Bát là gì ?

Câu thơ lục bát là gì

Câu sáu câu tám cứ đi nối dài

Gieo vần theo điệu chẳng sai

Có khi luyến lái âm giai cùng thì

Chữ cuối câu sáu âm gì

Chữ sáu câu tám chi chi ấy mà

Chữ cuối câu tám lân la

Bắt qua câu sáu thế là Vân Tiên

Vân Tiên thương mẹ kiếm tiền

Mắt mù tay viết kim tiền rớt ra

Vân Tiên thương mẹ lo xa

Viết hoài tiền bạc vào nhà thămchơi

Vân Tiên thương mẹ một đời

Vần thơ lục bát lên ngôi chiếu ngồi

Cần chi điếu đổ đãi bôi

Chén thù chén tạc lở bồi nhângian

Cần chi áo gấm về làng

Cụ Đồ tên Chiểu có màng chi đâu

Cần chi danh lợi đâu mâu

Họ Nguyễn Yên Đỗ còn lâu mới thèm

Cùng thời đã rũ lãng quên

Vân Tiên còn nhắc trước đèn đếnnay

Cùng thời cát bụi mây bay

Ba Tri còn đó tỏ bày chi ai

Câu thơ lục bát lên ngai

Chiếc chiếu văn học phương đàinâng niu

Rồng bay phượng múa yêu kiều

Thơ tân thời đại đa chiều tứ thơ

Trông qua lục bát trầm trồ

Mỗi loại mỗi vẻ ai lòa chi ai

Viết đi mới biết anh tài

Thơ văn thi phú kèo nài sao hay

Nhìn kia, trăng rụng sao lay

Chim sa xuống nước cá bay lên ngàn

Nhìn kia, mây kéo lang thang

Ngập ngừng đứng lại trên đàng về dinh

Nhìn kia, tre biếc trúc xinh

Có ai thấp thoáng đầu đình ngóng trông

Đến đây, viết nữa hay không

Vần thơ bỏ ngõ chưa xong đâu nào

Thôi chờ mai mốt biết sao

Câu thơ lục bát cắm sào nghỉngơi.

Tháng 10 – 2008

Đồng nội hương quê

Hương quê đồng nội mơn man

Mạ xanh ươm mộng lúa vàng ươmhương

Ấy anh tát nước bên đường

Ấy cô cấy lúa bên nương nắng chiều

Mục đồng đuổi gió thả diều

Em thơ bắt bướm yêu kiều nhẹ tay

Chuồn chuồn đảo lượn nắng bay

Chim muông ca hót sáng ngày líulo

Nhà nông mong mỏi sao cho

Mưa hòa gió thuận ấm no đủ đầy

Nhà tranh mái khói vui vầy

Đêm trăng đập lúa hây hây ửng hồng

Chị Hằng đứng ngó trên không

Trải vầng trăng nhẹ gió bồng thôn trang

Làng trên xóm dưới vang vang

Nồi cơm ăm ắp thiên đàng là đây

Bốn mùa cứ thế phay phay

Trời cao kệ ổng, đất dày mặc ông

Còn ta có ruộng với đồng

Mấy đời vẫn sống, mấy dòng vẫn qua

Kia là quê ngoại gần xa

Đây là quê nội nào xa nào gần

Phong trần mặc kệ phong trần

Hương quê đồng nội lựa lần thếthôi

Vậy mà tự thuở nằm nôi

Đến khi bươn chải trường đờithênh thênh

Mơ về một mái ấm êm

Đêm đêm thoảng nhớ nào quên quêmình.

Tháng 10 – 2008

Nào ai muốn viết !

Mẹ tôi mái tóc trắng bay

Một sương hai nắng thân gầy nuôicon

Cha tôi nào nệ hao mòn

Xuống sông tát biển lên non kéocày

Anh tôi gồng gánh hai vai

Quốc kêu quốc quốc, gia nài giagia

Chị tôi, như mẹ ấy mà

Hai quê một cảnh đẫy đà tháng năm

Em tôi tuổi trẻ bỏ quên

Sớm lao khổ lụy thác ghềnh trầmkha

Còn tôi mang kiếp không nhà

Nửa đời cũng đã mặn mà ngấn sương

Gian truân cho thấm nghê thường

Tóc tang cho thấm đoạn trường phù sinh

Khép hờ cánh cửa nhục vinh

Mở ra đóng lại não mình cùng ta

Mẹ tôi bóng xế mau qua

Tuyền đài một chuyến đi xa khôngvề

Cha tôi gác mái ước thề

Cuộc đời bỏ lại bên lề thiên thu

Có khi tôi vén mây mù

Tìm cha tìm mẹ âm u rợn hồn

Lặn sâu nỗi nhớ tìm quên

Nào anh nào chị nào em cuối trời

Một đàn cháu chắt loi nhoi

Là cốt là nhục nối đời mai sau

Dừng chân đứng lại bên cầu

Đầu nguồn cuối ngọn nước trôi lữnglờ

Vô tình để rớt vần thơ

Nhỡ ai bắt gặp xin lờ dùm nghe

Nào ai muốn viết đâu hè !

Tháng 10 – 2008

Chim bay cuối trời

Nhìn trông núi thẳm non xa

Lòng nghe man mác quê nhà biệtkhơi

Nhìn trông biển vỗ sóng nhồi

Nỗi niềm cố quận nổi trôi vô bờ

Nhìn trông xác lá tàn khô

Phất phơ gió bụi xác xơ cội cành

Nhìn trông hun hút đầu gành

Bờ lau tơi tả treo nhành tà dương

Nhìn trông cát đá bên đường

Canh thâu xuống lạnh ngấn sươngđêm dài

Đường xưa lối cũ cỏ hài

Trăng tàn nguyệt khuyết gởi đàixa xôi

Một mùa thu tím lên ngôi

Bao mùa thu tím da mồi tóc sương

Một mùa đông lạnh thê lương

Bao mùa đông lạnh tư lường hồn ai

Một mùa xuân héo hoa cài

Bao mùa xuân rụng nhạt phai mấy lần

Một mùa hạ trắng điêu tàn

Bao mùa hạ trắng bẽ bàng ve kêu

Bèo trôi bến lở lều bều

Lục bình chìm nổi lêu nghêu giữadòng

Tình quê lượm nhớ ra đong

Chất vào một đống hành trang xanhà

Tìm quên gởi chốn phôi pha

Kết thành một khối nào ta vớimình

Chim bay vỗ cánh lao linh

Biết đâu tổ ấm nặng tình hở chim

Hoàng hôn đổ bóng im lìm

Chim bay mất hút buồn tênh cuối trời.

Tháng10 – 2008

Bí quyết làm thơ ?

Làm thơ đâu bí quyết gì

Muốn thì cứ viết có chi ngại ngùng

Lỡ mà vào chỗ đường cùng

Vò đầu bóp trán, lùng bùng chui qua

Lỡ mà kiếm chữ không ra

I tờ xuôi ngược ê a đâu rồi

Lỡ mà mộng tưởng xa xôi

Nhắm con mắt lại mỉm cười là xong

Nhìn xem nước đục nước trong

Dòng sông cứ chảy đục trong làm gì

Ngại chi bút pháp văn thi

Xuất từ tâm ý diệu kỳ đó thôi

Ngại chi từ ngữ cạn lời

Trùng dương thử hỏi biển khơi mấy bờ

Đừng ham trau chuốt câu thơ

Đẽo gọt bó rọ dại khờ vần thi

Khi leo lên đỉnh kinh kỳ

Khi vào hố thẳm tư nghì hồn ai

Khi thì mở lối thiên thai

Khi thì lặn xuống tuyền đài dạo chơi

Thơ là tinh luyệný lời

Nhân sinh, vũ trụ,cuộc đời mà ra

Thơ là chắt lọcâm ba

Rồng bay phượngmúa kiêu sa tuyệt vời

Như ta cứ viếtlơi khơi

Thành bài thơ tặngcho đời, thế thôi.

Tháng 10 – 2008

Thơ cóc, thơ gặm !

Hỏi rằng tôi viết làm chi

Chữ nghĩa bỏ phế làm gì tính sao

Hỏi rằng tôi viết chi nào

Viết rồi mới biết, hỏi sao trả lời

Chữ nghĩa tôi viết tôi chơi

Tôi đâu đá động cuộc đời của ai

Cho nên thỉnh thoảng lai rai

Viết lui viết tới dài dài thế thôi

Lỡ ai có đọc đôi lời

Thậm chí trách móc, chịu đời, biết sao

Đánh giá, bình phẩm thấp cao

Khen chê, bàn bạc, thế nào, biết đâu

Hỏi trời sao đổ mưa ngâu

Tang thương biến hải bể dâu làm gì

Hỏi đất lồi lõm mà chi

Chông gai hầm hố, phẳng lỳ là sao

Người hay thi bá thi hào

Thơ thần, thơ thánh, dâng caochiếu ngồi

Còn tôi, thi trụt, thi trồi

Thơ cóc, thơ gặm, tôi ngồichiếu manh

Dù cho đói rách tơ mành

Tôi phơi màn gió, treo cành tànkhô

Dù cho cố đọc không vô

Tôi đem thảy xuống sông hồ biểnkhơi

Trôi theo bèo bọt sóng mòi

Tấp vào bến cát, tôi lôi lênbờ

Đem hơ lửa sấy cho khô

Chứ không đốt cháy bụi trotan tành

Đem ra giữa chốn trời xanh

Để nhờ gió thổi loanh quanhtrên ngàn

Nương mây chìm nổi lang thang

Gặp mưa đổ xuống, tôi mang vềnhà

Bởi vì, nó chính của ta

Tôi đâu dám để vào nhà ai đâu

Xin người chớ trách đâu mâu

Tôi không cố ý, nói rồi đónghe !

Tháng 10 – 2008

Thế thái nhân tình !

Nhân tình thế thái trong đời

Mượn trang giấy trắng đôi lờinhớ ghi

Viết rồi chẳng biết làm chi

Cất trong hộc tủ làm gì biếtsao

Lấy ra cũng chẳng làm sao

Cất trong hộc tủ đi nào, biếtchi

Cuộc đời nhân ngã làm gì

Thế thời bào ảnh làm chi, ba đào

Vậy mà “Nam Đẩu”, “BắcTào”

Đông Tây bấn loạn cào cào lănquay

Trắng đen, đen trắng đổi thay

Dây dưa nhũng nhặng kéo cày bừalê

Tình người treo đỉnh nhiêu khê

Tin yêu chôn đáy não nề khổ đau

Người trong một nước cũng rầu

Huống chi thiên hạ năm châusao đành

Quyền uy, tham vọng, lợi danh

Mộng vương đồ bá tranh giành ănthua

Được thời tự đắc “làm vua”

Thua thời “làm giặc” phủ bùahôi tanh

Gây thù chuốt oán tơ mành

Tạo mê hồn trận vờn quanh ma đầu

Lớn làm theo lớn tranh nhau

Nhỏ làm theo nhỏ đủ màu trầngian

Nhân tình thế thái đa mang

“Trèo lên lưng cọp” làm càngphóng lao

Nhân tình thế thái lộn nhào

“Đến khi xuống chó”, chiêmbao mất rồi

Lâu đài nghiệt ngã ôi thôi

Nhân tình thế thái trong đờitỉnh chưa ???

Tháng 10 – 2008

Tâm hồn Việt Nam

Anh hùng phỉ chí tang bồng

Dọc ngang bốn biển lông hồngnhẹ bay

Trời không chuyển, đất khônglay

Lòng không đổi, dạ khôngthay, một đời

Đến khi gác kiếm, nghỉ ngơi

Tìm về chốn cũ núi đồi thơm hương

Trượng phu, quân tử đường đường

Kinh bang tế thế tầm phương cứuđời

Nặng nghĩa lớn, nhìn xa xôi

Tình nhà gói ghém nhỏ nhoitreo cành

Đến khi cuối nẻo tung hoành

Tìm về chốn cũ, mái tranh quênghèo

Người thường đâu dám leo trèo

Thanh bần an phận eo sèo thứdân

Người ta quyền biến lượng phân

Dân quèn giản dị, không cầnbon chen

Xa nhà, nỗi nhớ lên men

Từ khi giã biệt, chưa quên chútnào

Xa nhà, nỗi nhớ cồn cào

Con thuyền bến cũ cắm sào ngóngtrông

Mai về, tìm lại dòng sông

Lên thuyền chèo chống qua sôngvới làng

Xa quê, tre cũng ít vàng

Xa nhà, trúc cũng ngỡ ngàng ítxanh

Ruộng đồng trơ trọi nắng hanh

Bờ ao cá bỏ ngậm vành trăngsoi

Dân quê chỉ nói thế thôi

Không hoa không mỹ đãi bôi ngượngngùng

Dân quê không chút thiệt hơn

Vậy mà trọn vẹn tâm hồn Việt Nam.

Tháng 10 – 2008

Anh hùng còn rơi lệ !

Xa nhà, ai chẳng nhớ thương

Nhớ nhà, ai chẳng đoạn trườngcanh thâu

Có nghe sỏi đá kêu đau

Có nghe bãi biển bờ lau xạt xào

Đêm còn le lói vì sao

Trăng còn vòi vọi trên cao băng ngàn

Sông đi hai ngã giăng ngang

Cuối dòng còn đợi trên đàng ra khơi

Người đi, cá lặn biệt hơi

Trùng trùng sóng vỗ biết trồi nơi đâu

Bơi lên, ngược nước phủ đầu

Dễ gì gặp lại nhịp cầu xa xưa

Người đi, như thể gió lùa

Thời gian con đẩy bốn mùa lại qua

Ngày về, cứ thế đi xa

Nhớ thương, cứ thế câu ca tang tình

Tình tang tích tịch tang tình

Cung đàn réo rắt quê mình chìmsâu

Tình tang tích tịch con tàu

Nhà ga đứng lại con tàu chạy đi

Xịch xình phụt khói đen sì

Đường tàu nhỏ lại kinh kỳ xamơ

Tàu đi, còn có chuyến về

Người đi, gởi gió lê thê bên đàng

Xa nhà, bỏ ngõ âm vang

Nhớ nhà, mây kéo lên ngàn tìmquên

Phương trời cuối nẻo thênh thênh

Trôi về nỗi nhớ lênh đênh nãolòng

Nhiều khi đem nhớ ra hong

Ấm đâu không thấy mà đông lạnhlùng

Cho rằng suy nghĩ mông lung

Xưa nay biết mấy anh hùng lệrơi !

Tháng 10 – 2008

Đọc trang Sử Việt

Nhìn qua hình ảnh quê mình

Đọc trang Sử Việt nặng tình nướcnon

Nơi đâu cũng có dấu son

Nơi đâu cũng có gợn hồn núi sông

Nhìn qua hình ảnh quê hương

Đọc trang Sử Việt vấn vương tựtình

Nơi đâu cũng có anh linh

Nơi đâu cũng có bóng hình TổTiên

Nhìn qua hình ảnh Ba Miền

Đọc trang Sử Việt hồn thiênghiện về

Hiện về khắp nẻo sơn khê

Băng qua sông biển vỗ về đảoxa

Nam Quan, Việt Bắc hoan ca

Cà Mau, Rạch Giá mặn mà thùydương

Thượng Du đón nắng gối sương

Trung Du ươm mộng trên đườngvề Xuôi

Xuôi về Hà Nội không nguôi

Thăng Long ẩn bóng u hoài CổLoa

Văn Lang muôn thuở không nhòa

Hùng Vương vời vợi trên tòaQuốc Ân

Bạch Đằng mưa vũ mây vần

Bức tranh tuyệt thế phong thầnHạ Long

Vào thăm Xứ Nghệ chạnh lòng

Sông Gianh gờn gợn Đàng Trong– Đàng Ngoài

Vào thêm chút nữa ai ơi

Bên dòng Bến Hải ru hời tìnhtang

Cố Đô khép kín mơ màng

Phải chăng sợ Phá Tam Giangthuở nào

Dừng chân Bình Định nao nao

Tháp Chàm phưởng phất rì ràogió bay

Nha Trang mây nước sóng lay

Thùy dương cát trắng tỏ bày cùngai

Bước vào Gia Định - Đồng Nai

Ba trăm năm cũ hoa cài Thành Đô

Vũng Tàu, bãi Trước mời vô

Bãi Sau xin hẹn Cần Giờ xuôi Nam

Vào thăm sông nước mênh mang

Đồng bằng Sông Cửu bạt ngànphì nhiêu

Cần Thơ như lụa bọc điều

Bước đi như vướng cầu kiều HậuGiang

Cà Mau, Rạch Giá rẽ ngang

Kia ra Phú Quốc, đây đàng HàTiên

Dọc theo biên giới Cao Miên

Đi thêm chút nữa nối liền AiLao

Trường Sơn nghe gió Thượng Lào

Nghe sóng lồng lộng xạc xàobiển Đông

Nhìn qua thế núi thành đồng

Kết trang Sử Việt non sông nước này

Hèn chi khói tỏa ngàn bay

Hồn thiêng Dân Tộc thêm dày keo sơn

Dù cho nước chảy đá mòn

Đọc trang Sử Việt sắt son muôn đời.

Tháng 10 –2008

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 10526)
Nửa đời người tôi hiểu được Vô thường - ấy lẽ thường nhiên Và ta chỉ là chiếc lá Trong rừng nhân loại vô biên..
28/08/2010(Xem: 10723)
Chén cơm trong chốn lao tù, Con xin cúng Phật con tu quá đường ! Thế gian huyết hận đau thương ! Nghẹn nào lệ nhỏ vô phương kêu gào !.
12/08/2010(Xem: 9667)
Nằm ngủ ôm vầng trăng Đồi Cù nghiêng nghiêng mộng Đà Lạt chảy trong thân Tôi như rừng thông im bóng. Em như sương trăng áo mộng Đêm thu xưa quyến hớp hồn tôi.
04/08/2010(Xem: 9470)
Để hướng về Mùa Hiếu Hạnh Thiêng Liêng Để tưởng nhớ công ơn Công Đức Sinh Thành Để cùng nhau nhắc nhở Con Hiền Cháu Thảo Để đền đáp trong muôn một công đức Cha Mẹ Và lễ tạ Thù Ân Bốn Ơn Trọng cưu mang. Chúng tôi xin viết, cảm ơn quý vị đón nhận và phổ biến. Trân trọng, TNT Mặc Giang [email protected]
04/08/2010(Xem: 8609)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai Ơn sâu nghĩa nặng tình dài Đường quê lối nhỏ hoa cài thơm hương Tin yêu hòa ái mến thương Chia mưa sẻ nắng gió sương không màng Quê tôi còn đó đò ngang Chờ người lữ thứ miên man chưa về
04/08/2010(Xem: 9521)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai Thương sông, con nước chảy dài Nhớ biển, sóng vỗ miệt mài trùng dương Ra đi, vạn lý mù sương Rong rêu in bóng dặm đường phân ly Nhớ xưa, mấy thuở kinh kỳ Mà nay cũng lắm tư nghì hồn đau “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê Mẹ ruột đau chín chiều”
04/08/2010(Xem: 9250)
Rằng xưa, có Mục Kiền Liên Tu hành giác ngộ, chứng liền lục thông “Thiên nhãn”, “Thiên nhĩ” vô cùng “Tha tâm”, “Thần túc” thỉ chung rõ ràng “Túc mệnh”, “Lậu tận” vô can Đường xuôi lối ngược dọc ngang đi về Mục Liên bèn nhớ Mẫu hề
04/08/2010(Xem: 10044)
Bảy tình (thơ)
16/07/2010(Xem: 15176)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
28/06/2010(Xem: 31796)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]