Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuyển tập 34

28/11/201113:14(Xem: 13929)
Tuyển tập 34

TUYỂN TẬP THƠ MẶC GIANG

Tuyển tập 10 bài - thơ MặcGiang - Số 34

(Từ bài số 331 đến số 340)

[email protected]

Một cái nhíu mày, Nát haihuyễn tượng 331

Leo lên đồi hy vọng 332

Đã đến ngày mai ! 333

Năm mươi thương 334

Năm mươi thương nữa ! 335

Mười thương-một 336

Mười thương-hai 337

Mười thương-ba 338

Mười thương-bốn 339

Mười thương-năm 340

Một cái nhíu mày, Nát hai huyễn tượng

Tháng 04-2005

Thời gian không vắng

Không gian không không

Đi giáp mấy vòng

Đường tròn không kín

Cây xanh non, chưa trổ bông,nào lo trái chín

Thuở bình minh, chưa hé nắng,nào ngại bóng chiều

Chờ đêm khuya, gõ từng tiếngnguyên siêu

Để đánh thức cõi âm u mở cửa

Thiên Thần an giấc điệp, kêđầu gối tựa

Hồn ma chập chờn bay, ảnhhiện sắc thân

Đưa tay nắm bắt phù vân

Xây đài trên gác phong trầnném chơi

Ra đứng giữa trùng khơi

Cỡi phong ba chận sóng

Ra đứng đầu tiếng vọng

Khép chặt mọi thinh âm

Chợt nghe tiếng thì thầm

Của trùng trùng vạn hữu

Nhận diện những vi sinh chưatựu

Điểm mặt những bóng dáng đãthành

Gom góp từng hạt bụi vờnquanh

Hỏi có gì liên hệ

Nếu ngậm câm, giáng một chùyvụn vỡ

Nếu mở lời, giộng một búathất kinh

Cõi hư vô, bỗng choáng váng,giật mình !

Chốn hư huyễn, bỗng rụng rời,nín thở !

Này, này, đừng cắt cớ

Lộ huyền bí xưa nay

Một cái nhíu lông mày

Nát tan hai huyễn tượng.

Leo lên đồi hy vọng

Tháng 04-2005

Ta tin tưởng ở ngày mai

Thuyền phiêu du định hướng

Không mơ hồ tưởng tượng

Khi đã vạch lên rồi

Ta tin tưởng ở ngày mai

Sáng chiều reo gió nắng

Hoàng hôn chưa xuống nặng

Đã thoáng ánh trăng vàng

Ta tin tưởng ở ngày mai

Rừng già nghiêng bóng núi

Sơn khê chưa chúi mũi

Đã vắt ngửa lưng đèo

Ta tin tưởng ở ngày mai

Rừng hoang hương tỏa nhụy

Đá vàng xanh cốt lõi

Rêu phủ kết bông hoa

Ta tin tưởng ở ngày mai

Leo lên đồi hy vọng

Giá băng thành sức nóng

Tro bụi biến lửa hồng.

Đã đến ngày mai !

Tháng 04-2005

Ngày mai hoa lá xanh tươi

Lá reo gió bấc hoa cười gió đông

Ngày mai trên khắp ruộngđồng

Hương thơm mùa mới trổ bông lúa vàng

Ngày mai hết những lầm than

Mồ hôi ươm hạt trên đàngnhiêu khê

Ngày mai hết những ê chề

Đắng cay ươm giống bốn bề nêncông

Ngày mai hết những ngóng trông

Bao nhiêu ước vọng chờ mongđã thành

Ngày mai hoa trái trĩu cành

Chim chuyền dưới nước cáquành trên non

Ngày mai vuông đã thành tròn

Đường ngang xẻ dọc đường mònxẻ xuôi

Ngày mai đầu kết liền đuôi

Thông thương mọi nẻo tiến lùithênh thang

Ngày mai đẹp khắp thôn làng

Đẹp băng phố chợ đẹp ngangthị thành

Ngày mai nét ngọc tinh anh

Minh châu khó sánh trong lànhkhó so

Bao nhiêu ruột rối tơ vò

Tháng năm thức trắng cũng chongày này

Bao nhiêu nước mắt đắng cay

Hòa trong tủi nhục cho ngàymai đây

Ngày mai, nay đã đong đầy

Không còn nghiêng ngửa nỗinầy tình kia

Ngày mai, nay hết chia lìa

Đường dài thẳng tắp mang hialên ngàn

Ngày mai, nay đã hòa vang

Tình non nghĩa nước đá vàngsử xanh

Nào em, nào chị, nào anh

Cùng tôi rạng rỡ hương lànhViệt Nam

Năm mươithương !

Tháng 04-2005

Một thương ai cũng có lòng

Hai thương gian khổ đem hongnắng vàng

Ba thương tay xách vai mang

Bốn thương cay đắng đổ ngangbên đường

Năm thương khắp nẻo quê hương

Sáu thương sông núi vấn vươngnghĩa tình

Bảy thương chiếc bóng nghiêng mình

Tám thương non nước in hìnhsơn khê

Chín thương câu hẹn ước thề

Mười thương cùng dắt nhau vềđường xưa

Mười một thương mấy cho vừa

Mười hai thương mấy cũng thừamà thôi

Mười ba thương gởi núi đồi

Mười bốn thương gởi sông ngòibiển đông

Mười lăm thương lúa trổ bông

Mười sáu thương mạ trên đồngruộng xanh

Mười bảy thương trái trĩu cành

Mười tám thương nụ bao quanhlối về

Mười chín thương bến bên đê

Hai mươi thương khách vỗ vềbên sông

Hăm mốt thương nhớ chờ mong

Hăm hai thương đợi chờ trôngan bình

Hăm ba thương ánh bình minh

Hăm bốn thương nắng quê mìnhấm êm

Hăm lăm thương ngày chờ đêm

Hăm sáu thương tháng chờ nămthái hòa

Hăm bảy thương lệ chưa nhòa

Hăm tám thương sử điểm tô huyhoàng

Hăm chín thương “đá dẫu mòn

Ba mươi thương “miệng vẫn còntrơ trơ”

Ba mốt thương thuở dựng cờ

Ba hai thương một cơ đồ cưumang

Ba ba thương phố nhớ làng

Ba bốn thương lối nhớ đàng điqua

Ba lăm thương nước nhớ nhà

Ba sáu thương quốc nhớ giacanh trường

Ba bảy thương quá là thương

Ba tám chim Lạc, nhớ thươngchim Hồng

Ba chín thương chẳng thương không

Bốn mươi thương gánh cùnggồng dựng xây

Bốn mốt thương đó còn đây

Bốn hai thương nọ còn nầy gầnxa

Bốn ba thương một màu da

Bốn bốn thương một quê nhàViệt Nam

Bốn lăm thương chạm nhường chàm

Bốn sáu thương quít nhườngcam một vườn

Bốn bảy thương gởi yêu thương

Bốn tám thương gởi quê hươngba miền

Bốn chín thương gởi hậu tiền

Năm mươi thương một nối liềnnăm mươi

Còn năm mươi nữa ai ơi

Thương xin gởi nốt ai ngườiViệt Nam.

Năm mươi thương nữa !

Tháng 04-2005

Năm mốt thương nói là làm

Năm hai thương để còn hàm maisau

Năm ba thương sắc thêm màu

Năm bốn thương ngọc còn trauchuốt hoài

Năm lăm thương sắn nhớ khoai

Năm sáu thương bếp nhớ khơilửa hồng

Năm bảy thương nước Sông Hồng

Năm tám thương nữa, còn sôngThái Bình

Năm chín thương trúc xinh xinh

Sáu mươi thương lũy, bờ kinhnối dài

Sáu mốt thương nước Đồng Nai

Sáu hai thương nước chảy dàiCửu Long

Sáu ba thương nối thành dòng

Sáu tư thương một hình congsum vầy

Sáu lăm thương gió heo may

Sáu sáu thương nguyệt lunglay trăng vàng

Sáu bảy thương mây trên ngàn

Sáu tám thương biển mênh mangchân trời

Sáu chín thương những đầy vơi

Bảy mươi thương sống trongđời mấy ai

Bảy mốt thương gái cùng trai

Bảy hai thương trẻ một mai sẽgià

Bảy ba thương tiếng hát ca

Bảy tư thương gởi nhà nhà thânthương

Bảy lăm thương phố thương phường

Bảy sáu thương những conđường cái quan

Bảy bảy thương để bên đàng

Bảy tám thương lấy đem mangvề nhà

Bảy chín thương phải rầy la

Tám mươi thương bảy thêm bathành mười

Tám mốt thương hết mọi người

Tám hai thương khóc thay cườibớt đau

Tám ba thương trắng hoa cau

Tám tư thương ngọt đường lauthơm lành

Tám lăm thương lá trên cành

Tám sáu thương cỏ xanh xanhbên đường

Tám bảy thương giọt mưa sương

Tám tám thương những chiềuvương nắng chiều

Tám chín thương nhịp cầu kiều

Chín mươi thương nét mỹ miềuđan thanh

Chín mốt thương túp lều tranh

Chín hai thương xóm nhỏ quanhđầu đình

Chín ba thương trọn bóng hình

Chín tư thương vẹn như mìnhvới ta

Chín lăm thương những đi qua

Chín sáu thương đến quê nhàmai sau

Chín bảy thương dẫu dãi dầu

Chín tám thương trắng mái đầucòn thương

Chín chín thương thuở mở đường

Một trăm thương gởi quê hươngoai hùng

Từ một thương nét viên dung

Đến trăm thương cả vô cùngmới thôi.

Mười thương-một

Tháng 04-2005

Một thương ai cũng có lòng

Hai thương gian khổ đem hongnắng vàng

Ba thương tay xách vai mang

Bốn thương cay đắng đổ ngangbên đường

Năm thương khắp nẻo quê hương

Sáu thương sông núi vấn vươngnghĩa tình

Bảy thương chiếc bóng nghiêng mình

Tám thương non nước in hìnhsơn khê

Chín thương câu hẹn ước thề

Mười thương cùng dắt nhau vềđường xưa.

Mười thương-hai

Tháng 04-2005

Một thương thương mấy cho vừa

Hai thương thương mấy cũngthừa mà thôi

Ba thương xin gởi núi đồi

Bốn thương xin gởi sông ngòibiển đông

Năm thương như lúa trổ bông

Sáu thương như mạ trên đồngruộng xanh

Bảy thương như trái trĩu cành

Tám thương như nụ bao quanhlối về

Chín thương bến cũ con đê

Mười thương ai đứng vỗ về bênsông.

Mười thương-ba

Tháng04-2005

Một thương gởi nhớ chờ mong

Hai thương gởi đợi chờ trôngan bình

Ba thương như ánh bình minh

Bốn thương như nắng quê mìnhấm êm

Năm thương ngày nhớ chờ đêm

Sáu thương tháng nhớ chờ nămthái hòa

Bảy thương máu lệ chưa nhòa

Tám thương trang sử điểm tôhuy hoàng

Chín thương “bia đá dẫu mòn”

Mười thương “bia miệng vẫncòn trơ trơ”.

Mười thương-bốn

Tháng 04-2005

Một thương từ thuở dựng cờ

Hai thương một dãy cơ đồ cưumang

Ba thương như phố thương làng

Bốn thương như lối thươngđàng đi qua

Năm thương như nước thương nhà

Sáu thương như quốc nhớ giacanh trường

Bảy thương thương quá là thương

Tám thương chim Lạc, nhớthương chim Hồng

Chín thương thương chẳng thương không

Mười thương cùng gánh cùnggồng đắp xây.

Mười thương-năm

Tháng 04-2005

Một thương nhưđó thương đây

Hai thương như nọ thương nầygần xa

Ba thương cùng một màu da

Bốn thương cùng một quê nhàViệt Nam

Năm thương như chạm thương chàm

Sáu thương như quít thươngcam một vườn

Bảy thương xin gởi yêu thương

Tám thương xin gởi quê hươngba miền

Chín thương có hậu có tiền

Mười thương một nối đã liềnnăm mươi

Còn năm mươi nữa ai ơi

Thương xin gởi nốt ai người Việt Nam.

01. Tiếng lòng nức nở quêhương 01

02. Thầm lặng 02

03. Việt Nam, quê hương cònđó 03

04. Quê hương còn đó, đợi chờ04

05. Từ đó xa mờ 05

06. Tiếng kêu cứu quê hương 06

07. Thương Thầy An Thiên 07

08. Chùa tôi 08

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/12/2021(Xem: 7003)
Đêm qua mơ… viếng thăm Huyền Không Sơn Thượng. Rừng thông Vạn Tùng Sơn hùng vĩ bao quanh Thư pháp đình, Thuỷ Nguyệt Đàm đẹp như tranh Kiến trúc Việt Cổ mộc mạc mang dáng dấp xứ Huế !
23/12/2021(Xem: 4574)
Rõ ràng trước mắt mà không hay Tìm kiếm loanh quanh nhọc tháng ngày Ở giữa chân mày nhìn ngó thẳng Bên trong tự tánh hiển bày ngay Thong dong đừng cố tìm lao nhọc Tự tại chớ lười sợ trật sai Cứ thế thời thời luôn thức tỉnh An bình tĩnh tại ở nơi đây
22/12/2021(Xem: 6759)
Phật khi còn tại thế gian Thường ngày đi khắp xóm làng nơi nơi Với hàng đệ tử của ngài Để cùng khất thực với người thiện tâm Giúp cho người gieo hạt mầm Vào trong ruộng phước vô ngần tốt tươi.
22/12/2021(Xem: 6560)
Kinh thành Xá Vệ sáng nay Phố phường nhộn nhịp đông đầy người đi Ngược xuôi tấp nập ngựa xe Toàn người quý phái muốn khoe sang giàu, Áo quần sặc sỡ đủ màu Cửa hàng khách khứa đua nhau ra vào
22/12/2021(Xem: 3908)
Mỗi dịp Giáng Sinh về nhớ bài kinh Thiên Sứ Bài thứ một ba không (130) trong Trung Bộ Kinh Phật chỉ dạy rồi suy ngẫm ... giật mình Ai trên đời ... chẳng được 5 Thiên Sứ từng báo động
22/12/2021(Xem: 4412)
Một lần hội ngộ ... bậc thiện hiền đáng kính, Ánh mắt từ bi... đúng của bậc chân tu Ngượng mình phàm phu.... mắt điên đảo tối mù Tự than trách ...khó thoát đời kiếp lữ !
22/12/2021(Xem: 10139)
Trong các khóa tu dù ngắn hay dài hạn, chúng ta cần nên giữ sự yên lặng. Chúng ta cần phải thực tập cho kỳ được sự im lặng. Bởi "Im lặng" là một phương pháp tạo cho ta có thêm nguồn nội lực phong phú hùng tráng. Đó là một sức mạnh trọng đại của tâm linh. Im lặng không có nghĩa là chúng ta không được quyền nói. Ta được phép nói, nhưng chỉ nói trong giới hạn khi cần thiết. Và chỉ nói trong phạm vi ái ngữ, yêu thương và hòa kính. Không nên nói những lời có ác ý công kích chỉ trích phê bình, gây bất hòa tổn hại cho nhau. Nói trong sự ôn hòa nhỏ nhẹ từ ái.
22/12/2021(Xem: 7566)
Từ xưa, thi ca là nguồn cảm hứng của bao văn nhân thi sĩ. Xúc cảnh sanh thơ, phơi bày những tâm sự, gởi gắm tất cả những tâm tình rạt rào chứa đựng những bi thiết, những hoạt cảnh của những xã hội đương thời mà tác giả hiện sống. Những cảm tác ấy, dệt thành đủ màu sắc hương vị. Nó xuất phát từ những tâm hồn cao thượng tự chứng, hay những tâm hồn bình thường mang nặng mặc cảm tự tôn, tự ty, hoặc bất mãn theo từng nếp nghĩ. Tất cả, đều tùy theo quan điểm của mỗi thi nhân. Song cho dù diễn tả dưới bất cứ dạng thức nào chăng nữa, tựu trung, cũng nhằm nói lên chiều hướng xây dựng xã hội, làm đẹp con người và cuộc đời. Mọi sắc thái hiện tượng của vũ trụ như: mây, nước, trăng, sao, núi non, chim kêu, suối chảy v.v…đều là những gợi cảnh nồng nàn mà thi nhân đã gởi lòng hòa điệu.
19/12/2021(Xem: 4193)
Khẩy từ địa ngục thâm u Diệu âm Bát Nhã thiên thu vọng đời Thiền ca đốn tiệm không lời Kim cang uy dũng chuyển dời núi non
16/12/2021(Xem: 8486)
A Di Đà kinh có dạy : “ Chúng sanh đời mạt pháp khó lòng tin tưởng “ Nên Thế Tôn từ bi khuyên trì niệm Hồng danh Sáu chữ nhất tâm ... đều được vãng sanh Tín thọ phụng hành, Chư thiên, Phi Nhân khen ngợi !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]