Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dòng Tâm Thức ( Thơ lục bát )

08/04/201319:10(Xem: 8655)
Dòng Tâm Thức ( Thơ lục bát )





DÒNG TÂM THỨC

(Bốn mươi khổ thơ sáu tám về tâm lý học Phật giáo)
Thích Nhật Từ1999
1. Đất tâm như quả địa cầu,
Chứa đầy hạt giống hoa mầu hành vi.
Tâm là dòng suối nghĩ suy,
Tâm và hạt giống có gì khác đâu.
5. Tâm không tu phải khổ đau,
Như vượn chuyền nhảy không sao đặng dừng,
Xuống lên ba cõi trầm luân,
Từ thời vô thỉ con đường mênh mang.
9. Tâm tu tập thoát khổ nàn,
Dứt đường sanh tử trần gian bao đời,
Như vầng nhật nguyệt rạng ngời,
Chiếu soi muôn vật nơi nơi sáng lòa.
13. Thức, tâm và ý là ba,
Tên dù có khác, vốn là một thôi.
Thức nhằm nhận thức đúng sai,
Bỏ thân chết, nhập vào thai không cùng
17. Tâm gồm thiện, ác, trung dung
Tạo nên nghiệp, chịu muôn trùng trầm luân.
Ý nhằm đối lập vật, thân,
Là nguồn cảm giác, nhận chân cảnh trần.
21. Thức, tâm, ý tạo nghiệp nhân,
Lộn quanh ba cõi, sáu đường đã qua.
Một là thức A-lại-da,
Kho tàng hạt giống vào ra, duy trì,
25. Cội nguồn thế giới nghĩ suy,
Vận hành, chuyển biến chẳng khi nghỉ dừng,
Nguồn nương của thức giác quan,
Như nước: nền của sóng ngàn tràn dâng.
29. Dù vô ngã vẫn thường hằng,
Chứa thâu hạt giống thế gian ba đời.
Mười tám giới, một nguồn khơi,
Không nhiễm, trung tính tùy thời gồm thâu,
33. Không một khác, không trước sau,
Không chung biệt; vốn nương nhau mà thành.
Thức này tương ứng biến hành,
Cũng như xã thọ, thác ngàn chuyển xoay.
37. Khi thân chết, thức gá thai,
Vào ra ba cõi chính ngay phút này,
Định không thọ tưởng vẫn hay
Vận hành sức sống ở đây một mình.
41. A-la-hán mới chỉ đình
Cội nguồn hữu lậu chúng sinh ta-bà.
Thứ hai là thức mạt-na,
Thức này nương a-lại-da mà thành.
45. Bản năng suy nghĩ, tung hoành,
Tương ưng tâm lý biến hành luôn khi,
Tạo nguồn ngã kiến, ngã si,
Ngã mạn, ngã ái, bao đời chẳng buông.
49. Có nhiễm, không giữ tánh thường
Đam mê chấp ngã, tự tồn bản năng,
Nương vào rồi chấp thức tàng
Làm bản ngã, làm cội nguồn cái tôi.
53. Mạt-na sẽ phải hết đời:
Định không thọ tưởng, sáng ngời tâm linh,
Đạo xuất thế: sạch sành sanh
Quả A-la-hán vận hành mới ngưng.
57. Ba là sáu thức giác quan:
Mắt, tai, mủi, lưởi, ý, thân một bầu.
Nhận chân đối tượng khác nhau:
Tai và tiếng, mắt với màu, vân vân.
61. Gồm thiện, ác, và chưa phân,
Tùy theo bản chất nghiệp nhân mà thành.
Ý thức nương ý làm căn,
Pháp trần: đối tượng phát sanh thức này.
65. Phạm vi nhận thức rộng bày,
Trực quan, suy luận đúng sai bao gồm.
Biến hành, biệt cảnh tương ưng,
Thông ba tánh, ba thời gian dặm ngàn.
69. Cội nguồn của nghiệp miệng, thân,
Tạo nên nhận thức, nghiệp nhân mà thành.
Thức này hết sự vận hành,
Trong thiền vô tưởng, vô tâm trong ngoài,
73. Cũng như bất tỉnh, ngủ say,
Ngoài ra, ý thức đêm ngày không nguôi.
Mắt, thân, mủi, lưởi và tai,
Nương theo ý thức chuyển xoay mà thành.
77. Kế là tâm sở: biến hành,
Cảnh riêng, phiền não, thiện nhân, trung hòa.
Biến hành gồm xúc, tưởng, tư,
Tác ý, cảm thọ thảy là năm tên.
81. Cảnh riêng: số cũng như trên,
Dục, thắng giải, niệm cộng thêm hai là
Định thiền, trí tuệ, ấy mà.
Năm này riêng biệt, chẳng khi chung phần.
85. Thiện gồm mười một nghiệp nhân:
Niềm tin, hổ thẹn, xốn xang tâm hồn,
Không tham, không dốt, không sân,
Chính chuyên, nhẹ nhỏm, tinh cần chẳng ngưng,
89. Không sát hại, không để lòng,
Đó là gốc thiện vun trồng gắng nên.
Não phiền gốc có sáu tên.
Tham lam, si dốt, hận sân, ba thằng.
93. Thấy sai, nghi hoặc, tự tôn,
Cộng chung thành sáu cội nguồn tả tơi.
Phiền não nhánh gồm hai mươi:
Hận, hờn, che giấu, chọc đời, ganh ghen,
97. Tà keo, giả dối, siễm xiêng,
Kiêu căng, hãm hại, không tin, biếng lười,
Không xấu hỗ, không sợ đời,
Hôn trầm, bấn loạn, buông xuôi, mê mờ,
101. Không chánh niệm, loạn tâm tư.
Đó là ngành ngọn thặng dư não phiền.
Bất định gồm bốn, theo duyên:
Ăn năn, ngủ nghỉ, kiếm tìm, đặt tâm.
105. Các tâm sở tạo nghiệp nhân
Thiện đem an lạc; ác mang lụy sầu.
Tạo nên hạt giống khác nhau:
Ngộ mê, hạnh phúc, khổ đau, trung hòa,
109. Niết-bàn, sanh tử bao là,
Danh xưng, tướng trạng, khác xa giống loài,
Chậm nhanh, dài vắn, người trời,
Súc sanh, ngạ quỉ, thảnh thơi, buộc ràng.
113. Có hạt giống thuộc thân, tâm,
Giọng lời, thái độ, thế gian, siêu đời,
Trao truyền, sẳn có, học đòi,
Tập tành từ thuở trong thai mẹ truyền,
117. Gia đình, xã hội, giao duyên,
Chung, riêng, giá trị một niềm thủy chung
Theo ta khắp mọi nẻo đường,
Tử sanh bao cõi chẳng buông, chẳng rời.
121. Thức tâm chuyển biến không thôi,
Bao điều phân biệt sanh sôi lớn dần
Tạo thành tập khí, hiện hành,
Hiện hành, tập khí tạo thành từ duyên.
125. Chủ thể, đối tượng tạo nên
Đều do duyên khởi, cội nguồn thế gian.
Vì duyên khởi, tánh rỗng không,
Không sanh, không diệt, không thường đoạn đâu.
129. Nhân duyên đủ: hiện tỏ làu,
Nhân duyên thiếu, điểm tương giao không thành.
Không đi đến, không chậm nhanh,
Không "không," không "có," không "thành hoại" nhau.
133. Chấp thường đoạn phải khổ đau,
Chấp ngã, sở hữu: vùi đầu bến mê.
Đạo giác ngộ bỏ chấp nê,
Xả buông, không trụ: đường về chơn như.
137. Lạc an, định tĩnh tâm tư,
Không cầu, không đắc, thản thư đất trời.
Chủ thể rụng, đối tượng rơi,
Một là tất cả, đời đời tương dung.
141. Đối đầu sanh tử tới cùng,
Giữ tâm chánh niệm, vững lòng chân tu,
Quán soi thực tại, chơn như,
Quyết tâm chuyển hóa thặng dư não phiền.
145. Tu thiền định thấy nhân duyên,
Thấy duyên khởi thấy đạo thiền tràn dâng,
Thấy pháp tánh từ thế gian,
Thấy chư Phật, thấy nhất chân muôn loài.
149. Bừng tuệ giác từ cuộc đời
Tỏ chân như từ luân hồi khổ đau,
Mê và ngộ chẳng khác nhau
Trần gian – cực lạc, một màu xưa nay.
153. Niết-bàn, sanh tử: không hai,
Đắc là vô đắc, không ngoài không trong.
Chánh tâm, sanh tử ngược dòng,
Sống trong hiện tại, thong dong tâm hồn.
157. Thảnh thơi trong cõi càn khôn,
Nụ cười giải thoát ngát hương mọi miền,
Niết-bàn: hạnh phúc siêu nhiên,
Lìa sanh tử, dứt mọi duyên luân trầm.



---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/01/2024(Xem: 1358)
Có hay đâu, Mùa xuân đang đến ! Khi ta còn dong ruỗi gió sương Bước thời gian trôi về muôn bến, Bóng chiều xa khuất nẽo quê hương.
16/01/2024(Xem: 2012)
Vườn thiền tĩnh mịch gió vờn hoa Chuông vẳng bên song lặng ác tà Nghiệp thiện vun trồng cây hạnh nở Đường lành dạo bước lối thiền qua Trăng huyền chiếu sáng trên ao diệu Phật bảo ngời soi dưới tháp ngà Mộng ảo tan dần khơi suối ngọc Trần duyên nghiệp lực bỗng vơi xa!
10/01/2024(Xem: 1857)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
09/01/2024(Xem: 824)
Gát chuyện hơn thua giữa thế tình Lòng trong trí sáng chuyển vô minh An yên nhiếp niệm về chân tính Lặng lẽ hồi tâm hướng diệu kinh Lễ Phật quay đầu khơi suối tịnh Tham thiền định ý mở nguồn linh Trần lao vọng tưởng tiêu vong bịnh Thanh thản đêm ngày giũ nhục vinh.
03/01/2024(Xem: 1675)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 1962)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
21/12/2023(Xem: 1598)
Thoắt đã hai năm Thầy về đất Phật Hăm Ba+Hăm Bốn / Mười Hai_ Đại tường Để triêm ân cố Sư Bà viện chủ Cung nghinh Chư Tôn Đức đến Phật đường Giữ mãi trong con về những hình ảnh Đã từng làm thị giả ở bên Thầy Giọng nói tiếng cười như đang bên cạnh Ánh mắt nhìn trìu mến vẫn còn đây...
15/12/2023(Xem: 2174)
Học lịch sử để biết Nhân quá khứ Quả hiện tiền rất thời sự gay go Cứ quây quần tìm giải thoát, tự do Xuôi dòng chảy theo cơ đồ vận nước Và Đạo Pháp thuận theo đời xuôi ngược Lúc Bắc phương vô chiếm được miền Nam Nhiều người vui nhưng lắm kẻ lầm than Bắt Chư Tăng phải nhập trần hoàn tục
14/12/2023(Xem: 1050)
Nắng trải trời thu giữa phố phường Người về ghé lại cảm tình thương Triêm ân đạo cả nào phân được Giữ đức tâm khoan chẳng tính lường Tuổi hạc bình yên vui pháp trưởng Trần đời lặng lẽ sống hiền lương Kinh thâm giảng giải Thầy trao nghĩa Khắp chúng luôn cùng thắm vị hương
03/11/2023(Xem: 1378)
Lâm Tế huân tu ba tát tay Hốt nhiên giác ngộ lạ lùng thay Phá tan kiến chấp vô văn tự Trực chỉ chân tâm thấy biết ngay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567