Và ba bài dưới đây xin được đảnh lễ Thầy Tuệ Sỹ tôn kính, tóc trắng muôn đời trên mây núi Trường Sơn.
Ngọc Hân
Vô Ngôn
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở Ðỉnh đá nầy và hạt muối đó chưa tan* Vì đại dương nghe thiếu một cung đàn Ðêm nguyệt tận mù sa phơi tóc trắng Người đứng đó mười tám ghềnh đổ xuống Nhớ lũng chiều hồn gió lộng Trường Sơn Ðường trầm luân in mộng triệu sông hồ* Giờ khép lại trăng sao và bóng tối Rừng thấp xuống sầu lên thành quách cổ Trời lao đao niềm muối mặn giữa mù khơi* Từ dạo xa quê tiếng hát gửi lại bên trời Hạt muối đó chưa tan trường mộng phiêu bồng biển im muôn thuở.
* Thơ Tuệ Sỹ
Trầm Tích
Ta thuyền nhỏ đi vào con sóng dữ Quay quắt giữa cường triều dõng mãnh tự ghềnh cao Có phải năm xưa nghe tiếng gọi sông hồ Quên con nước, một chiều thấp cao sóng áo Ðêm từng đêm âm ba nào vẫn đầm đầm vỗ nhịp Một điệu huyền vang vọng lời kinh xưa Cất tiếng ca, sao lạc điệu sông hồ Sương nhớ khói, thuyền nhớ trăng nước nguồn thuở ấy Xiêm áo mùa Thu mênh mang màu phổ độ Ta cúi đầu bên bóng cả ghềnh non xưa Biển chiều nay xin mượn triều hoa sóng bạc đầu Vùi thuyền nhỏ mai nầy dấu sương phai trầm tích cũ.
Dạ khúc
Mưa đã rơi và một loài chim đã bay qua biển chiều đìu hiu tiếng gió Sương đã phai và một ngày nắng đã tan trên tháng ngày dìu dặt nét thu phong
Ta hỏi bóng bao giờ chim vượt ngàn trở lại Bóng mỉm cười mùa hạ huyền đang chênh chếch ngoài kia Nầy bóng ơi sao những hoàng hôn vắng mặt trời ? - Hãy nghe tiếng sóng vỗ mạn thuyền trơ vơ ghềnh đá
Trăng đã treo từ những ngày buồn rơi trên đời sống Mộng đã gầy từ những giấc ban đầu đã xa Hình hài nào vô vọng lãng đãng bên đời ta Chim vỗ cánh tiếng bi ai lạc loài trời phong lữ
Ðêm đã sâu và một vầng trăng khuất đã lâu cho ta cứ hoài ngày thiên thu cũ Ðàn đã chơi vơi và bài dạ khúc đã chùng rơi cho hạt muối ngậm ngùi đau nhức trùng khơi.
Đi chùa là để tâm yên
Đi chùa đừng có rước phiền vào thân
Đi chùa thì nhớ bớt sân
Đi chùa cố gắng chuyên cần lo tu
Đi chùa xóa những hận thù
Đi chùa tạo phước công phu hành thiền
Đi chùa tâm tánh phải hiền
Đi chùa tinh tấn thường xuyên biết mình
Đi chùa thương hết chúng sinh
Đi chùa mở rộng tầm nhìn tốt hơn
Đi chùa chớ có giận hờn
Đi chùa tâm phải chánh chơn với người
Dừng lại để hiểu thêm
Tác giả: Tường Vân
Không biết từ bao giờ
Chúng ta luôn bận rộn
Nay được nghỉ tình cờ
Dọn đi những bề bộn
Nếu biết rộng hiểu sâu
Ngồi yên nghiệm nhân quả
Đâu có gì phải rầu
Tĩnh lặng đời thong thả
Chấp nhận mọi khổ đau
Nhân quả thêm thẩm thấu
Chân thật đối xử nhau
Dừng lại các nghiệp xấu
Con kính dâng Thầy bài thơ nói lên tâm trạng con khi nghe
pháp thoại trong những tháng có đại dịch Kính đa tạ Thầy , HH
Nhờ đại dịch, qua livestream nghe Thầy giảng pháp,
Hành trạng, giáo hoá chúng sanh ... Tổ Sư Thiền
Thấy ra ...Thầy ẩn tàng ...Trí Vô Sư của túc duyên
Đạo hiệu Thầy mang quả thật là NGUYÊN TẠNG !!
Đâu cần thượng đường pháp chiến...khắp nơi xưng tán,
Nội điển làu thông, trí nhớ tuyệt luân,
Liễu nghĩa đại thừa, giới luật giữ tuân .
Hành Bồ Tát Đạo, ngũ minh làm phương tiện !!!
Lớn lao thay Bài Ca Chứng Đạo! Ngài Huyền Giác đã nói lên được những gì ngài thật tu thật chứng trong bài ca này. Nói là bài ca là vì mỗi lời mỗi chữ đều là Trí Tuệ Bát Nhã xuất phát từ Chân Tâm của ngài, nên thông suốt vô ngại và an vui tự tại. Vui trong cảnh giải thoát, vui trong cảnh Niết Bàn, hân hoan mà thốt lên những lời này, không biết gọi nó là gì, nên tạm gọi nó là Bài Ca Chứng Đạo vậy!
Ngài Huyền Giác đã bài trừ tất cả sự chấp có, không, cũng có cũng không, không có không không (tứ cú), để nêu ra cái Bản Thể Tuyệt Đối Chân Tâm. Người giác ngộ được Bản Thể Chân Tâm này là người “tuyệt học, vô vi, an nhàn vô sự”. Xưa nay nó vốn không một vật mà lại thường đầy đủ muôn pháp không thiếu sót. Khi chưa giác ngộ thì thấy biết bằng vọng thức nên mới có muôn ngàn sai biệt. Khi giác ngộ được Bản Tâm thì thấy biết bằng trí tuệ Bát Nhã nên tất cả là Bất Nhị, Như Thị, và Không.
Kính chúc mừng sinh nhật Thượng Toạ Thích Nguyên Tạng,
Bảy tháng phong tỏa, lạ thay Thầy phát ... hào quang?
Tướng tự tâm sanh, không do mặc áo vua ban!
Chắc hẳn Thầy tìm thấy minh châu trân bảo ?
Giảng pháp, công phu khuya, thỉnh chuông ...Phật sự đều hoàn hảo !!!
Tự tại ung dung như đang sống giữa rừng xanh,
Khiêm cung, đức độ hội tụ các duyên lành
Kính chia sẻ niềm vui cùng đạo tràng Quảng Đức !
Làm thinh không phải mình sai
Làm thinh là để tương lai cuộc đời
Làm thinh không phải dại khờ
Làm thinh là để lu mờ thị phi
Làm thinh không phải khinh khi
Làm thinh là để biết đi biết về
Làm thinh không phải u mê
Làm thinh là để nghĩ về đường tu
Làm thinh không phải gật gù
Làm thinh là để Văn Thù hiện ra
Làm thinh không phải thứ tha
Làm thinh là để biết ta làm gì
Làm thinh không phải nhu mì
Làm thinh là để mỗi khi thực hành
Làm thinh không phải tranh giành
Làm thinh là để trung thành hạnh tu
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2
¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3
¨ LŨ LỤT MIỀN TRUNG VIỆT NAM (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8
¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9
¨ QUÊ HƯƠNG MÙA BÃO LŨ (thơ Mặc Phương Tử), trang 11
¨ QUẢ BÁO VỀ VIỆC GÂY TẠO CHIẾN TRANH (Quảng Tánh), trang 12
¨ CÁI THIỆN VÀ HẠNH PHÚC (Quảng Tánh), trang 13
¨ CHỈ LÀ LỜI HỎI THĂM (thơ Thy An), trang 15
¨ KHỔ THÁNH ĐẾ (Chân Hiền Tâm), trang 16
¨ SAU LỤT LÀM BÀI THƠ VỀ CỎ (thơ Lê Vĩnh Tài), trang 20
¨ ĐẠO ĐỨC VƯỢT KHỎI TÔN GIÁO (Tuệ Uyển dịch), trang 21
¨ MÙA LŨ (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 25
¨ LÀM THẾ NÀO ĐOẠN TRỪ CÁC LẬU HOẶC? (TN Hằng Như), trang 27
¨ AI ƠI, MAU DỪNG LẠI (thơ Huệ Trân), trang 32
¨ CHÙA LINH QUANG VÀ CHÙA TỪ ĐÀM Ở TRUNG VIỆT, VNPG Sử Luận, Chương 33 (Nguyễn Lang), trang 33
¨ LOAY HOAY GIỮA CON ĐƯỜNG (thơ Du Tâm Lãng Tử), trang 36
¨ CHẤP THỦ LÀ ĐÁNG SỢ (Lâm Thanh Huyền), trang 37
¨ TRUYỀN THỐNG GĐPT
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.