Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tập thơ Tĩnh Lặng

11/12/201117:01(Xem: 9461)
Tập thơ Tĩnh Lặng
labode_9
Tập thơ TĨNH LẶNG
Tác giả: Viên Minh


Cảm Đề

Tương tâm thi thủy
thanh trần sát
Chuyển hải triều âm
tỉnh mộng hồn

HT. Thích Quảng Thạc

Chuyển tiếng hải triều lòng tỉnh mộng
Đem thơ tịnh thủy rửa bụi trần

Viên Minh dịch

Cam_De%20%28Custom%29


Mục Lục

 

1. Lặng Lẽ
2. Phù Vân
3. Thơ Trên Cát
4. Đúng Ngọ
5. Giọt Mưa
6. Ngủ Quên
7. Kiếp Phù Du
8. Cánh Hạc
9. Thuyền Trăng
10. Rong Chơi

11. Nhớ Nắng
12. Mới Tinh Khôi
13. Thong Dong
14. Cứ Để Mây Bay
15. Ô Kìa
16. Mẹ
17. Âm Thanh
18. Nhớ Hoàng Hôn
19. Huyền Không
20. Vô Thanh

21. Khúc Vô Thanh
22. Nụ Huyền Chi
23. Chia Tay
24. Cúng Dường
25. Giã Biệt
26. Sơn Đào
27. Vườn Thanh Tâm
28. Nụ Cười
29. Tình Thâm
30. Tao Ngộ

31. Biệt Nhất Phương
32. Đối Vãn Thiên
33. Hà Xứ Lai
34. Thiên Để Nguyệt
35. Hứa Nhất Thiên
36. Tựu Khai
37. Minh Trần
38. Tuyết Chi
39. Sinh Tử Sự
40. Khứ Lai

---oo0oo---

Nội Dung


Lặng lẽ

Xin trả chim đôi cánh
Đôi cánh nhẹ bay xa
Ta trở về lặng lẽ
Một mình ngắm mây qua.


Phù vân

Ra đi khắp bốn phương trời
Tìm ai mỏi gót muôn đời còn xa
Ta về gặp lại tình ta
Dấu chân viễn mộng chỉ là phù vân.


Thơ trên cát

Viết bài thơ trên cát
Cơn sóng vỗ xóa đi
Vô tình đâu nhớ được
Mình viết bài thơ gì.


Đúng ngọ

Ta không biết đâu suối nguồn an lạc
Sáng sớm ra vườn bón đậu trồng dưa
Ta không biết đâu bến bờ diệu giác
Đúng ngọ về chùa cất cuốc ăn trưa.


Giọt mưa

Giọt mưa nào trên đá
Cho rêu mọc càng xanh
Giọt nào nghiêng bờ lá
Giọt nào thoáng long lanh.


Ngủ quên

Ngủ quên bên bờ suối
Mặc nước chảy về đâu
Sớm mai nắng qua đầu
Chim kêu choàng tỉnh dậy.


Kiếp phù du

Ta vốn từ thiên thu
Đứng bên bờ giác ngộ
Nhưng yêu đời bể khổ
Ta chọn kiếp phù du.


Cánh hạc

Ta xin làm cánh hạc
Bay vút tận trời cao
Chở nguồn vi diệu pháp
Về thắp sáng trăng sao.


Thuyền trăng

Thuyền ai quên bến đậu
Lênh đênh một mình trôi
Có chở ai không rứa?
Không, chỉ ánh trăng thôi.


Rong chơi

Đón Hè sang ta hóa thành hoa nắng
Khi Đông về ta làm hạt mưa rơi
Giữa mùa Xuân ta dệt màn sương trắng
Chợt Thu về ta theo gió rong chơi.


Nhớ nắng

Nắng trốn sau đồi thông
Chiều đuổi theo không kịp
Nhớ nắng chiều chạnh lòng
Để hoàng hôn mênh mông.


Mới tinh khôi

Gà con đã nở rồi
A, chào bé của tôi
Khu vườn này cho bé
Một ngày mới tinh khôi.

Thong dong

Con thuyền nhỏ thong dong
Khua mái nhẹ theo dòng
Sư vỗ thuyền ca hát
Âm ba gợn hư không.


Cứ để mây bay

Kìa mây giăng trên núi
A, xuống cho thầy hay
Ơ mà thầy đang ngủ
Thôi cứ để mây bay.

Ơ kìa!

Gió lay bụi trúc vàng
Bên thềm hoa nắng vỡ
Ơ kìa giàn phong lan
Một cành hoa mới nở!


Mẹ

Mẹ ơi, con thưa nhé!
Con muốn mãi muôn đời
Là đứa con nhỏ bé
Vòi vĩnh mẹ, mẹ ơi!

Âm thanh

Hình như thoảng một tiếng đàn
Chợt ngân vang đó chợt tan bao giờ
Chợt đâu một tiếng chơ vơ!

Nhớ hoàng hôn

Nhớ Huyền Không đạo và thơ
Nhớ dòng suối nhỏ bên bờ mây xanh
Nhớ con chim hót trên cành
Nhớ hoàng hôn đã mấy lần hoàng hôn.


Huyền Không

Đêm nghe tiếng suối rì rào
Trăng vàng trải bóng lối vào thiền viên
Bình minh nắng dọi ngoài hiên
Cành phong lan nở nhụy viền sương mai.


Vô thanh

Cuồng phong bão tố ngất trời
Khúc vô thanh vẫn ngàn đời vô thanh.


Khúc vô thanh

Con chim nhỏ trên cành
Đang hót khúc vô thanh
Chim chi mà lạ rứa
Có phải chim hoàng anh?


Nụ huyền chi

Mùa xuân nào có đến
Mùa xuân nào có đi
Lòng ta hoa nở mãi
Thơm ngát nụ huyền chi.


Chia tay

Chia tay xin tiễn nụ cười
Nước non còn đó tình người còn đây
Trăng sao dẫu cách trùng mây
Bờ kia tĩnh mặc bến này như nhiên.


Cúng dường

Nguyền trọn kiếp mây sương
Hóa làm hương cúng dường
Hằng hà sa cát bụi
Vô biên cõi diệu thường.


Giã biệt

Gởi lại Huyền Không
Biển trời lồng lộng
Gởi lại hiên chùa
Bóng dáng thiền sư
Gởi lại am tranh
Kinh chiều đồng vọng
Giã biệt lên đường
Gót mộng phiêu du.

Sơn đào

Sơn đào trước sân nở rộ
Cành hoa trắng quá bất ngờ
Gió rừng còn nghe giá lạnh
Ô hay xuân đến bao giờ.


Vườn thanh tâm

Đá tĩnh lặng nằm nghe suối chảy
Đất cần cù ươm ngọn cỏ xanh
Cầu đi liễu đứng rủ mành
Thảo đình ngồi tụng lời kinh sớm chiều.


Nụ cười

Người đi còn lại nụ cười
Cho yêu thương nối tình người ngàn sau
Cho cây đơm lá xanh màu
Cho trăng sáng mãi nhịp cầu thủy chung.


Tinh thâm

Về thăm lại Huyền Không
Ta nghe rộn trong lòng
Qua đèo mây gió quyện
Đong đưa hạt nắng hồng

Nẻo lên đồi am vắng
Chân ta nhẹ bước mau
Chùa trong yên lặng quá
Thôi vòng ra ngã sau

Giàn phong lan còn đó
Hoa điểm mấy nụ vàng
Hương len vào trong gió
Theo ngàn mây mênh mang

A đây rồi trà thất
Lối đi tay vượn cong
Cỏ hoa thơm bờ đá
Trông lên núi chập chồng

Vườn sau cây xanh mướt
Giàn đậu trái thật xinh
Bên mấy cành hoa mướp
Nắng chiều nhẹ lung linh

Có bóng ai thấp thoáng
Chen tiếng nói vọng vào
A, chào huynh, chào đệ
Bỏ cuốc xuống đã nào!

Huynh vào trong chút đã
Đệ cất mấy chùm khoai
Rẫy mình năm ni khá
Nên có sắn khoai hoài

Đêm Đông trăng vẫn sáng
Ngồi nghe đệ ngâm thơ
Bỗng đâu quên ngày tháng
Thời gian qua như mơ

Rồi một chiều mưa gió
Ta từ giã Huyền Không
Tình thâm chưa nói hết
Nghĩa nặng vẫn bên lòng.


Tao ngộ

Bên bờ suối vô vi
Trăng lên chờ ta đó
Ngàn xưa từ ngàn xưa
Chưa một lần trăng lặn

Ta đi vào viễn xứ
Trăng đưa lối ta về
Trùng khơi muôn bến mộng
Nên ta vẫn còn mê

Trăng huyền không mở hội
Hương lan ngát bên đồi
Mây ngàn phương về hội
Giờ tao ngộ đến rồi

Quê hương vẫn là đây
Trăng vẫn mảnh trăng này
Ngàn sau ngàn sau nữa
Lồng lộng giữa trời mây.

Những Bài Thơ Hán Văn

Nguyên văn chữ Hán
và các dịch phẩm

Thủ bút Hán văn
của HT. Thích Quảng Thạc


Biệt nhất phương

Đáo tận yên hà xứ
Hồi đầu biệt nhất phương
Mục tiền sơn thủy hạo
Nguyệt hiện thảo đầu sương.

Đến chơi tận cõi khói sương
Ngoảnh đầu cách biệt một phương mây trời
Nước non hút mắt xa vời
Sương đầu ngọn cỏ sáng ngời giọt trăng (MĐTTA)

Thong dong lên cõi yên hà
Quay lưng giã biệt mù sa phương nào
Non xanh nước biếc tiêu dao
Lung linh trăng hiện trên màu cỏ sương. (Ngọc Quế)

Khói mây lên tận cõi xa
Ngoảnh đầu khuất biệt bao la một trời
Nước non trước mắt tuyệt vời
Lung linh sương cỏ hiện ngời vầng trăng.
(Nguyễn)

BietNhatPhuong


Đối vãn thiên

Song tiền đối vãn thiên
Phong vân các tự nhiên
Hạc đề cô thanh hưởng
Tiệm tiệm dạ u uyên.

Ngắm chiều hôm bên cửa
Gió mây trời như nhiên
Cô liêu rơi tiếng hạc
Đêm dần sâu thẳm hơn. (MĐTTA)

Ngoài song ráng đỏ phương chiều
Mây nương gió nhẹ miền phiêu diêu nào
Trong êm tiếng hạc vút cao
Nghe hoàng hôn vỗ cánh vào tịch dương. (Ngọc Quế)

Trước song đối bóng trời tà
Như nhiên mây gió thoảng qua mơ màng
Vọng về một tiếng hạc vang
Hoàng hôn dần nhẹ buông màn tịch liêu. (Nguyễn)

DoiVanThien


Hà xứ lai

Nhất điểm hoàng hoa phát
Tiện kiến thu thời tai
Phong trung nhất hồ điệp
Bất tri hà xứ lai.

Một nụ hoa vàng nở
Thu đến rồi, ô hay!
Cánh bướm từ trong gió
Biết phương nào về đây! (MĐTTA)

Đóa hoa vàng nở sáng nay
Ôi chao! Thu ngát bên ngoài dậu hương
Gió lay cánh bướm qua vườn
Làm sao biết được tự phương nào về. (Ngọc Quế)

Nở xinh một nụ hoa vàng
Ô hay, trông đã thu sang bao giờ!
Gió vờn cánh bướm phất phơ
Phương nào chẳng rõ bất ngờ tới đây. (Nguyễn)

HaXuLai


Thiên để nguyệt

Viễn viễn phong đầu phi
Vong xứ điểu vô quy
Hốt phùng thiên để nguyệt
Quy hà, quy hà vi?

Xa xa đầu gió nổi
Chim lạc lối quên về
Chợt gặp vầng trăng cũ
Về chi nữa mà về! (MĐTTA)

Chim bay theo gió ngàn phương
Về đâu gió hỡi cố hương xa vời
Bỗng dưng trăng sáng một trời
Mới hay đâu cũng là nơi quê nhà. (Tâm Mãn - Ngọc Quế)

Xa xa trước gió cùng bay
Con chim lạc xứ chẳng quay đầu về
Chợt nhìn vầng nguyệt trời quê
Về đâu, ừ nhỉ, đâu về nữa chi.
(Nguyễn)

Gió đưa chim đi xa
Biệt xứ kiếp không nhà
Chợt nhìn trăng đáy nước
Về đâu nữa chi ta? (Nguyen Nhat Chi)

ThienDeNguyet


Hứa nhất thiên

Vấn quân kim hà xứ
Mang mang thiên địa biên
Thủy tri thời tái kiến
Chỉ tín hứa nhất thiên.

Nơi chân trời góc bể
Bạn vàng ở phương nao
Biết bao giờ gặp lại
Tín hứa hẹn trăng sao. (MĐTTA)

Hỏi người giờ ở nơi đâu?
Mênh mang mây nước một màu viễn khơi
Bao giờ gặp lại người ơi!
Chỉ xin hẹn một phương trời mà thôi. (Tâm Mãn - Ngọc Quế)

Hỏi người nay ở chốn nào
Mênh mông trời đất xa bao bến bờ
Gặp lại nhau biêt bao giờ
Một phương trời hẹn chẳng mờ niềm tin.
(Nguyễn)

HuaNhatThien


Tựu khai

Đào trung xuân mãn diện
Xuân trung đào tựu khai
Hà tất quân vị báo
Vô đào xuân bất lai.

Không đào, xuân chẳng đến
Cớ chi bạn lắm lời
Trong đào, Xuân trăm vẻ
Trong Xuân, đào tinh khôi. (MĐTTA)

Trong mùa Xuân có hoa đào
Trong hoa đào có dạt dào mùa xuân
Việc gì người mài phân vân
Không hoa đào chắc mùa Xuân chẳng về. (Ngọc Quế)

Trong đào, Xuân rạng rỡ
Trong Xuân, đào sum sê
Rằng xin người chớ nói
Không đào, Xuân chẳng về.
(Nguyễn)

TuuKhai


Minh trần

Vô minh hà biệt minh
Ly trần hựu đồng trần
Bất tri vân hà đạo
Vi thánh diệc vi nhân.

Tối mê, sáng suốt nào phân
Rời trần lại phải cùng trần đó thôi
Đạo thẳm sâu, khó mở lời
Làm người, làm Thánh chẳng rời biệt nhau. (MĐTTA)

Tối tăm còn ánh nắng trời
Xa trần nào phải là rời trần đâu
Nói gì với đạo nhiệm mầu
Làm người, làm Thánh cũng gần gũi thôi.
(Ngọc Quế)

Tối kề bên sáng đó thôi
Rời trần hồ dễ xa xôi với trần
Nói sao hết ý Đạo chân
Làm người, làm Thánh vốn gần gũi nhau. (Nguyễn)

Vô minh, minh cũng một vần
Rời trần ta lại vào trần thong dong
Biết đâu diệu hữu chân không
Làm người, làm Thánh cũng đồng chữ tâm.
(Tác giả)

MinhTran


Tuyết chi

Du thưởng Bửu Long viên
Tuyết Chi hoa mãn thiên
Huyền lâm quang lãnh địa
Phong lai báo thưởng nguyên.

Dạo thăm vườn cảnh Bửu Long
Tuyết Chi đóa đóa kết bông trắng trời
Cõi thiền đất lạnh sáng ngời
Gió đưa tin báo đến thời Dương Xuân. (MĐTTA)

Dạo bước lên vườn Bửu Long
Thấy Tuyết Chi nở trắng mênh mông đồi
Rừng thiền tỏa ánh rạng ngời
Gió về khẽ nhắc hương trời thượng nguyên. (Ngọc Quế)

Vườn Bửu Long dạo chơi
Tuyết Chi nở rợp trời
Thượng Nguyên tin gió báo
Rừng thiền đất lạnh ngời.
(Nguyễn)

Tuyet_Chi


Sinh tử sự

Nhất niên dĩ khứ
Vô thỉ hà tăng
Nhất niên đương lai
Vô chung hà giảm
Sinh tử sự hề
Mạc tư mạc vấn
Kim cổ vị tằng
Hữu cá bất như.

Một năm ngày tháng qua đi
Cõi vô thỉ có thêm gì nữa chăng
Một năm nữa, cõi nhân hoàn
Trong vô chung có suy tàn chi đâu.
Chuyện tử sinh lẽ nhiệm mầu
Đừng han hỏi, chẳng lo âu chi mà
Xưa nay sống chết như là
Bình thường sinh tử ai mà không qua. (Ngọc Quế)

Một năm cũ tàn
Quá khứ nào thêm
Một năm mới sang
Tương lai đâu bớt
Sống chết vốn dĩ
Chuyện của trần gian
Thôi đừng lo nghĩ
Cũng chớ hỏi han
Xưa nay ai kẻ
Chưa hề liên quan!
(Nguyễn)

SinhTuSu


Khứ lai

Hữu lai nhi khứ
Hữu khứ lai hề
Hữu lai nhi lai
Hữu khứ khứ hề
Tri chi bất lai
Tri chi bất khứ
Nhiên khứ lai hề
Thiên thu giả mộng.

Muốn về lại mãi đi xa
Người đi chợt thấy quê nhà vẫn đây
Có người về, cuộc sum vầy
Người đi đi tận chân mây cuối trời
Biết ra chỉ một cuộc chơi
Không lai không khứ thảnh thơi đi về
Thong dong bờ giác bến mê
Muôn đời ảo mộng, đi về như nhiên. (Tâm Mãn - Ngọc Quế)

Có đi rồi đến
Chừ đến lại đi
Có đến mà đến
Chừ đi mà đi
Biết chăng chẳng đến
Biết chăng chẳng đi
Là chừ đến đi
Nghìn năm mộng ảo
Như nhiên đến đi. (Nguyễn)

KhuLai

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2010(Xem: 10732)
Trước khi viết loạt bài thơ trong phần 1 (Hương Đạo Pháp) của thi tập này, tôi đã có gần 900 bài thơ, xoay quanh các đề tài như quê hương đất nước, lịch sử, địa lý, giáo dục, cuộc sống hiện thực, triết lý sắc không, nhân sinh quan - vũ trụ quan Phật giáo, xưng tán Phật và Bồ-tát….. Tôi đang tạm thời dừng lại công việc sáng tác và chuẩn bị làm một số công việc chuyên và không chuyên khác. Nhưng chợt nhớ lại nhiều năm trước đây, thỉnh thoảng có trao đổi với vài vị thân, quen, những người đã đọc gần hết thơ tôi. Họ nói, trong số gần 900 bài thơ đã đọc qua, tuy cũng có nhiều bài khuyến tu, nhiều bài mang tính giáo lý sâu sắc, có khả năng tịnh hóa lòng người, tuy nhiên những bài đó nằm tản mạn chưa tập trung. Hơn nữa cũng cần một loạt bài có nội dung giáo lý căn bản với thuật ngữ, danh từ, pháp số thông dụng, nếu có thể cho thành một tập riêng biệt thì càng tốt.
06/09/2010(Xem: 9082)
Phù Sinh Nhiễm Thể Ca, TNT Mặc Giang
06/09/2010(Xem: 9623)
Mùa hạ mà hơi lạnh xông ướp cả gian phòng. Tắt điện, thắp lên ngọn bạch lạp cắm vào một quả thông, nhựa sống vẫn còn mơn man đâu đây, nồng nàn. Mấy mươi năm hiên ngang sừng sững, một cơn bão thổi qua, thông bật gốc ngã quỵ, vương vãi xác xơ. Có gì tồn tại mãi đâu! Rồi tất cả, cũng bị thiêu rụi như ngọn bạch lạp đang cháy dỡ…
06/09/2010(Xem: 11321)
Được sinh ra, lớn lên, đi vào trường học, đi vào trường đời, rồi dong ruổi muôn phương, và dù có ra sao, Quê Hương vẫn Còn Đó ! Từ thuở phôi sinh xuất hiện Lạc Hồng, Hùng Vương - Văn Lang, xuyên qua chiều dài lịch sử, cấu thành mảnh dư đồ Chữ S, với Bắc Nam Trung gấm vóc, với núi non hùng vĩ, biển rộng sông dài, với những tên gọi thân yêu Huế - Sài Gòn - Hà Nội, với từng thời kỳ dù có qua đi, không gian dù có biến đổi, và dù cho vật đổi sao dời, Quê Hương vẫn Còn Đó !
06/09/2010(Xem: 9382)
Người phương tây thường nói “trẻ ước mơ, già hoài niệm”, nhưng sau khi đọc xong tập thơ Hành Trình Quê Mẹ, tôi thấy tác giả, một nhà thơ ở tuổi tri thiên mạng, nhưng lại luôn ghi lòng tạc dạ, nâng niu trân trọng các giá trị được tài bồi bởi tiền nhân; tác giả còn hoài bảo, mơ vọng một hướng sống thiết thực cho người Việt Nam nói chung. Với Mặc Giang, hoài niệm và ước mơ nào có hạn cuộc bởi tuổi tác. Hoài niệm và ước mơ ấy đã trở thành chất liệu tài bồi cho dòng thơ với chủ đề Hành Trình Quê Mẹ tuôn chảy không mỏi mệt, để nguồn thơ của thi nhân vốn nhào nặn từ cuộc sống, trở lại phụng sự cuộc sống ấy, trở thành niềm tự hào kiêu hãnh của trào lưu thi ca hiện đại.
06/09/2010(Xem: 11791)
Qua năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số việc cho các thế hệ thơ ca. Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và khoảng 650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim, một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
06/09/2010(Xem: 9488)
Nhịp Bước Đăng Trình, TNT Mặc Giang
01/09/2010(Xem: 12436)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
31/08/2010(Xem: 11380)
Em có về cồn phượng là tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Hoàng Ngọc Hiển.(Tên thật Trần Ngọc Hiển) Sinh năm 1942 tại Phú Lý, Hà Nam. Di cư vào Sài Gòn năm 1954. Cựu học sinh Chu Văn An. Sinh viên Luật khoa (dở dang). Sinh viên ban Triết Tây, Đại học Văn Khoa (cũng dở dang). Tốt nghiệp khả năng Sư Phạm Trung Cấp, ban Văn Chương. Giáo sư văn chương các trường trung học Côn Sơn, Ngô Quyền, Minh Đức, Trí Đức Sài Gòn và Kỷ Thuật Biên Hòa.
30/08/2010(Xem: 10542)
Nửa đời người tôi hiểu được Vô thường - ấy lẽ thường nhiên Và ta chỉ là chiếc lá Trong rừng nhân loại vô biên..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]