Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùm thi kệ - Tuệ Thiền Lê Bá Bôn (thơ)

23/10/201103:55(Xem: 9730)
Chùm thi kệ - Tuệ Thiền Lê Bá Bôn (thơ)

dongque2_thuymac

Tìm Lại Chính Mình

(“Khuôn mặt thật muôn đời” của sự sống chúng ta là gì? Làm sao để ngộ?)

Đừng khẳng định “tôi”

Là thân xác này

(Xác thân tan rã

Luân hồi còn đây)

Đừng khẳng định “tôi”:

Cảm giác, nghĩ suy…

(Huyễn tướng duyên hợp

Càng chấp càng si)

Sống tức “tôi là …”

Vậy Chân Ngã đâu?

-Giác tâm vô trụ

Tịch Chiếu nhiệm mầu…

Lời xưa thánh triết

Minh sư trao truyền

Thành tâm tự ngộ

Xa dần đảo điên

Nhận Thức Và Thực Tại

Nhận thức là tâm ngôn

Cũng gọi là tâm hành

Diêu động mờ tâm trí

Làm sao thấy toàn chân?

Thực tại ví con voi

Nhận thức như gã mù

Quờ quạng theo “nhị tướng” (*)

Tưởng voi giống… quạt mo…!

Khi ý thức dừng lại

Ý căn thôi nói năng

Thức chuyển thành diệu trí

Thực tại tức Chân Tâm

(*)Nhãn quan nhị nguyên luôn luôn bị khuôn định

theo tinh thần quy ngã, theo sự hạn chế tất yếu

của kinh nghiệm-kiến thức, theo bộ não bị ảnh

hưởng bởi tâm lí bất bình thường.

Đọc Kinh “Trí Tuệ Siêu Việt”(*)

Kinh ví như tấm gương

Soi gương thấy tâm mình

Nếu đọc nhưng chưa thấy:

Thiếu công phu tham thiền

Đọc-hiểu: chỉ biết đường

Đọc-thấy: đang đi đường

Có đi thì mới đến

Hiểu cách Thấy nghìn trùng

Không nhắm Trí Bát Nhã

Tu hành chưa chính tâm

Nên Tâm Kinh Bát Nhã

Là thước đo trí nhân

(*) Ma-Ha Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa Tâm Kinh.

Đọc kinh này cần nhìn lại tâm để thấy biết các

trạng thái: quán tự tại, chiếu kiến, thọ, tưởng,

hành, thức, vô sở đắc…

Trà Thiền

Hương trà thanh thoát

Dứt bặt tâm ngôn

Tuệ giác siêu việt

Thắm hoa cõi Thường

Trời đất bao la

Về trong một niệm

Quên người, quên ta

Vầng trăng tịch chiếu

Vị trà thoát tục

Dứt bặt tâm hành

“Chúng sinh tức Phật” (*)

Pháp giới thanh xuân

Tâm Không - diệu dụng

Bất lập nhị nguyên

Duyên lành toả khắp

Rong chơi cõi Thiền

(*) “Phàm phu tức Phật/

Phiền não tức Bồ đề”- một thiền

thoại cho trực giác tâm linh.

Trên Con Đường Tối Thượng

Tự tri: toả duyên lành cùng khắp

Giữ vầng trăng một niệm vô ngôn

Ta - người gợi sóng, nghe tức thấy

Tức lí đương nhiên, thôi nói năng…

Việc nói năng?

Phó thác ngày xuân muôn hoa nở…

Hết nghi rồi

“Chẳng dùng cầu chơn

Chỉ dứt sở kiến”

Chẳng sợ, chẳng nôn nao

Ung dung tự tỉnh…

Nếu kiếp này sinh tử còn vương

Kiếp sau nguyện sinh miền Đại Giác

Đồng hành bạn lữ Vô Sư Trí

Sự nghiệp muôn đời: Tâm Vô Sự

Cứu khổ chúng sinh - sự, vô tâm

Câu Kinh Thắp Sáng Cuộc Đời

“Ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm” (*)

Câu kinh đã làm nên nhân cách vĩ đại Huệ Năng

Từ đó nước nguồn Tào chảy mãi

Thế sự thăng trầm… lặng lẽ một vầng trăng

Không thể có tư duy độc lập

Khi tâm thức không trong sạch - tự do

Uy lực của vô minh trên linh hồn còm cõi

Sống vong thân tha hoá giữa xô bồ…

“Ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm”

Tuệ giác siêu việt thắp sáng trần gian

Một sớm bên chung trà độc ẩm

Thấy nguồn Tào thấp thoáng giữa vô ngôn

(*) “Nên không trụ vào đâu để sinh tâm kia”-

Kinh Kim Cương.

(Trích trong Đường Về Minh Triết)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/10/2016(Xem: 7163)
Rồi một ngày sẽ đến Thân xác này rã tan Đất trở về với đất Còn chi nữa mà tham.
07/10/2016(Xem: 9778)
Chùm Tứ Cú Lục Bát có Nụ Cười hưởng ứng. Chào ngày mới Chào nhau ngày mới nắng vàng Từng tia hi vọng ấm tràn ước mơ Chào nhau ngày mới bài thơ Tiễn ngày qua đã trống trơ tiếng cười.
07/10/2016(Xem: 11049)
Vào Thu đọc thơ Nguyễn Du: Hai bài thơ mang tên Thăng Long của Nguyễn Du Một phần nghiên cứu dịch văn bản thơ chữ Hán Nguyễn Du qua bài Thăng Long 昇龍 [1] Tản mạn nhận diện Quốc hiệu Việt Nam trong ý thơ của bài thơ Thăng Long Khái niệm lịch sử của Thăng Long Thăng Long, là kinh thành - kinh đô của đất nước Đại Việt, từ vương triều Lý , (gọi là nhà Lý hoặc Lý triều, 1009-1225) cho đến triều đại nhà Lê Trung Hưng (1533-1789), tổng cộng 564 năm[2]. Thăng Long cũng được hiểu và được biết đến trong lịch sử vốn là địa danh tên cũ của Hà Nội hiện nay. Thăng Long nghĩa là “rồng bay lên” theo nghĩa Hán-Việt, hay 昇隆[4] nghĩa là “thịnh vượng”. Từ Thăng Long: “昇隆” là từ đồng âm với tên “昇龍: Thăng Long”, nhưng mang nghĩa khác với “昇龍”.
07/10/2016(Xem: 7800)
Hoàng cung cảnh đẹp vô cùng- Hoa thơm, cỏ lạ một vùng tươi xinh- Có hòn non bộ hữu tình- Có hồ bán nguyệt in hình trời mây
07/10/2016(Xem: 7332)
Anh chàng Đại Lãng thuở xưa- Có tài đô vật rất ư tuyệt vời- Lại thêm sức mạnh hơn người,- Khi trong nội bộ ngay nơi viện nhà
07/10/2016(Xem: 7495)
Mười tám năm - Hoa Vô Ưu - Vườn xưa lấp lánh cánh hoa tâm - Mười tám năm Kẻ còn người mất - Hương Vô Ưu - Thơm ngát cõi vô thường
06/10/2016(Xem: 7080)
Cái chết từ từ sẽ đến Lo chi cho lắm cực thân Thảnh thơi nhẫn tu mà sống Có gì ta phải rối răm .
03/10/2016(Xem: 9663)
Ta đứng giữa rừng thu hắt hiu Sợi thu vàng vọt rớt trong chiều Hoàng hôn phủ gót chân hoang dã Nghe nàng thu chết giữa cô liêu
03/10/2016(Xem: 7328)
Đời người trong hơi thở Ra vào từng phút giây Thở ra mà không lại Là vĩnh biệt từ đây .
01/10/2016(Xem: 7365)
Ngồi thuyền Bát Nhã ngắm trăng Bát cơm Hương Tích trăm năm vẫn về Tào Khê trà uống bên lề Lăng Già sáng tỏ tứ bề không gian
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]