Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con cá khổng lồ

08/08/201116:09(Xem: 10135)
Con cá khổng lồ

con ca khong loCON CÁ KHỔNG LỒ

Chính tôi được chứng kiến,
Phật Thích Ca Mâu Ni
Ở vườn cây Núi Trúc,
Thuộc nước La Duyệt Kỳ.

Một hôm, tắm rửa sạch,
Tôi, tức A Nan Đà,
Cung kính chắp tay lễ
Rồi bạch thầy Thích Ca:

“Xin thầy cho con biết
Nhóm Trần Như trước đây
Làm được điều gì tốt
Mà hưởng lộc kiếp này?”

Phật đáp: “Nhiều kiếp trước,
Có ông vua đã già,
Công tâm và nhân đức,
Tên là Thiết Đầu La.

Ông là vua vĩ đại,
Có bốn vạn đại thần,
Tám vạn nước lớn nhỏ,
Hai vạn bà phu nhân.

Ông thương yêu dân chúng
Như con cái trong nhà.
Người dân cảm đức ấy,
Yêu ông như yêu cha.

Bất chợt, một năm nọ
Xuất hiện điềm hỏa tinh,
Báo trước mười năm hạn.
Vua thương cho dân tình.

Cây ngoài đồng chết héo.
Người chết đói khắp nơi.
Vua mất ăn, mất ngủ,
Tiếng kêu than dậy trời.

Không nỡ nhìn dân chết,
Vua lập đàn tế trời,
Lạy tám phương, bốn hướng,
Đau xót cất thành lời:

“Tôi là vua, dân đói,
Xin các vị chư thần,
Cho tôi thành con cá
Để dân có cái ăn!”

Dứt lời, ngài lập tức
Thành con cá rất to,
Thân dài hàng trăm mét,
Như ngọn núi khổng lồ.

Có năm người thợ mộc
Lúc ấy ra bờ sông.
Con cá nói với họ:
“Nếu các ông đói lòng,

Hãy lấy dao, lấy búa
Xẻ thịt tôi mà ăn.
Nhớ gọi thêm người khác,
Gọi cả xa, cả gần.

Sau này tôi thành Phật,
Các ông sẽ là người
Đầu tiên được giác ngộ,
Cứu mình và cứu đời.”

Năm người kia lập tức
Xẻo một miếng thật to
Từ lưng con cá ấy,
Nướng lên ăn kỳ no.

Sau đó, dân cả nước,
Suốt mười năm không mưa,
Kéo đến ăn thịt cá,
Chưa hết, vẫn còn thừa.

Đến đây, đức Phật nói:
“Này con, A Nan Đà,
Ông vua ấy nhân ái
Là tiền thân của ta.

Còn năm người thợ mộc
Là nhóm Kiều Trần Như.
Họ là những người tốt,
Trung thực và nhân từ.

Và như ta đã hứa,
Họ là người đầu tiên
Được ta giúp giác ngộ,
Sau thành bậc đại thiền.

Chúng tôi, các đệ tử,
Ca ngợi thầy Thích Ca,
Cúi rất thấp, cáo biệt
Rồi lặng lẽ lui ra.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/04/2024(Xem: 1809)
Đời như giấc mộng phù sinh Nửa chừng tỉnh giấc thấy mình đã xa Một thời phiếm mộng phù hoa Tàn cơn gió lạnh như là khói sương Ngẫm nhìn một đoá liên hương Trầm lao phủ lối tà dương ngược dòng
25/04/2024(Xem: 1862)
Thử một lần buông xả Nhận biết Xuân đã về Không bận lòng, hối hả Hạnh phúc ngoài cơn mê. Chỉ cần có Chánh niệm Tiếp xúc.. tâm không lời Mỉm cười cùng cây cỏ Chợt hoa lòng thắm, tươi!.
24/04/2024(Xem: 3159)
Xa quê ngẫu nhỉ! Gặp ngài, Một vị trưởng lão đất trời âu châu, Dáng phương phi, nguyệt thượng đầu; Đã không mệt mỏi bắt cầu tây đông Cốt cách vốn dĩ tượng long, Ẩn mình dưới bóng trượng tòng sa môn; Một đời phụng sự hết lòng Những hàng hậu học mênh mông ân ngài.
24/04/2024(Xem: 3646)
Hôm nay nhìn Mẹ Quán Âm Lòng con xúc động vô ngần hỷ hoan Dáng Mẹ thanh thoát nhẹ nhàng Nét từ bi hiện rõ ràng tôn nhan Tâm ai dù có ngổn ngang Nhìn Mẹ cũng thấy ổn an đôi phần
23/04/2024(Xem: 4063)
Năm 2024 là kỷ niệm 60 năm ngày xuất gia lần đầu, Mùng 8 tháng 2 năm Giáp Thìn (21/3/1964), cũng là đánh dấu 20 năm (2004-2024) sống trên một tiểu bang và đất nước “đáng sống”, “hạnh phúc nhất nhì thế giới” đó là Nam Úc. Nghĩ lại mình: “Đệ tử phước cạn nghiệp sâu, Chướng dày huệ mỏng, Nhiễm tâm dễ khởi, Tịnh đức khó thành, Nay xin một lòng, Tin thành sám hối”. Chắc do nghiệp chướng nhiều đời nhiều kiếp đã gieo tạo, nên khi sinh ra, lớn lên đều ở trong môi trường khiêm tốn về vật chất, còn tinh thần cũng nhiều bất hạnh với cuộc đời. Vừa bất hạnh, vừa nghèo, lại không tài giỏi, tưởng rằng sẽ phải chịu nhiều khốn khổ. Nhưng chắc nhờ ảnh hưởng bởi âm đức, có được bản tánh hiền lành, luôn hài hòa trong cuộc sống, sẵn sàng chịu thiệt thòi, cho mọi việc được hanh thông, tốt đẹp. Riêng với tự thân tin tưởng tuyệt đối vào luật nhân quả, thấm nhuần lời dạy của chư Tổ và hiểu được rằng: Phật Pháp rất nhiệm mầu. “Im lặng là vàng. Chịu thiệt là phúc. Nhẫn nhịn là bạc. Giúp người là đức”. Nên hằng
20/04/2024(Xem: 3822)
Bồ Tát Quán Thế Âm Nghe tiếng kêu thống khổ Nhân loại đang lầm than Trong sầu đau phiền não. Thị hiện để cứu người Tùy căn duyên độ đời Không phân biệt phú quý Hay tay lấm chân bùn.
17/04/2024(Xem: 2704)
Đường về núi cũ chùa xưa Phật thiêng trên cõi phù du vô thường Cỏ hồng hiu hắt quê hương Trên đồi Trại Thuỷ nở vườn kỳ hoa Chân trời cao rộng xuất gia Đi tìm vô hạn mây hoà với thơ Điêu linh mặt đất bến bờ Vòng tay cát bụi đợi chờ ôm mang
17/04/2024(Xem: 3221)
Xứ Úc hiền hoà nay xảy ra quá nhiều xô xát ! Hành vi đâm chém (stabbing ) có thể do phẫn nộ ẩn giấu bên trong Học lại bài kinh “Ví dụ cái cưa “ mới cảm thông (1) Vì lòng từ bi, Đức thế Tôn đã giáo giới !
17/04/2024(Xem: 3055)
Đời ta, chiếc lá Bồ Đề Thăng trầm muôn nỗi.. rồi về cội xưa Đời ta, là tiếng chuông chùa Ngân nga theo gió bốn mùa nhân gian Đời ta, là một nén nhang Tỏa làn hương .. nguyện bình an khắp cùng Thu tàn, Đống đến, sang Xuân.. Thì ta vẫn thế, sống trong hiện tiền.
13/04/2024(Xem: 2544)
Các anh là chiến sĩ oai hùng Hiên ngang chiến đấu khắp mọi vùng Chí cả sáng ngời như Nhật Nguyệt Dâng hiến đời vì lợi ích chung. Các anh là chiến sĩ tài hoa Vạn tâm hồn là vạn tinh hoa Sống hiên ngang trong thời ly loạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]