Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bảy hủ vàng

08/08/201116:03(Xem: 8769)
Bảy hủ vàng

gold 2BẢY HŨ VÀNG

Tôi may mắn chứng kiến
Chuyện này của Thích Ca
Khi Ngài đang tá túc
Trong vườn cây Kỳ Đà.

Lần an cư năm ấy
Phật Thích Ca Mâu Ni
Cho tỳ kheo lựa chọn
Muốn đi đâu thì đi.

Ba tháng sau quay lại,
Tất cả tri ân Ngài.
Phật hỏi thăm chu đáo.
Ai cũng vui như ai.

Ân phước Phật to lớn
Như trời cao, đất dày.
Nhưng trong lời Ngài nói
Tôi nhận thấy hôm nay

Có cái gì khang khác,
Hơi khiêm kính thế nào.
Lấy làm lạ, lễ phép,
Tôi hỏi Ngài vì sao.

*
Ngài kể một câu chuyện,
Rằng cách đây nhiều đời,
Ở nước Ba La Nại
Lặng lẽ sống một người.

Người này rất keo kiệt, 
Ăn uống chẳng dám ăn,
Chi tiêu càng không dám,
Cứ tích cóp dần dần.

Cuối cùng ông ta có
Cả một hũ vàng đầy.
Sau khi nhìn thỏa mắt,
Ông chôn dưới gốc cây.

Mấy chục năm sau đó,
Vẫn bóp miệng, ky bo,
Ông có không chỉ một
Mà bảy hũ vàng to.

Không may ông ốm chết,
Chẳng được tiêu một đồng
Trong bảy hũ vàng ấy,
Nên tiếc và đau lòng,

Ông biến thành con rắn
Quanh quẩn bên gốc cây.
Rắn chết thành rắn nữa,
Canh giữ kho báu này.

Cuối cùng nó chợt nghĩ
Chẳng ai cần đến vàng.
Vàng dưới đất, thành đất.
Hay là đem cúng dàng?

Nó ra đường, đón bắt
Một người đi ngang qua,
Kể ý định bố thí
Rồi mời ông vào nhà.

Theo yêu cầu của rắn,
Ông đưa nó cùng đi
Với bảy hũ vàng lớn
Đem cúng trước tăng ni.

Nó nhờ ông làm lễ
Dâng cúng các sư tăng.
Nó thì nhìn lặng lẽ,
Nước mặt trào, lâng lâng.

Bảy hũ vàng của rắn
Được cúng làm việc công,
Dâng lên ngôi Tam Bảo.
Thế là nó yên lòng.

Về sau, con rắn ấy
Được siêu thoát, giải oan,
Lên cõi trời Đại Lợi,
Vĩnh viễn chốn Niết Bàn.

*
Kể đến đây, Đức Phật,
Bảo tôi, A Nan Đà:
“Người giúp rắn ngày trước
Là tiền kiếp của ta.

Ta đã bị rắn trách
Khi đưa nó lên chùa,
Vì lặng im không nói
Trước những lời trêu đùa.

Giờ ngẫm thấy nó đúng.
Loài vật đáng yêu thay.
Lúc nãy ta khiêm kính
Vì nhớ lại chuyện này.

Còn ông Xá Lợi Phất
Là một trong vô vàn
Kiếp của con rắn ấy,
Nay ở trên Niết Bàn.”

Chúng tôi nghe, thấu hiểu,
Ca ngợi thầy Thích Ca.
Rồi tất cả lễ phép
Cúi đầu chào, lui ra.

Thái Bá Tân
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/02/2015(Xem: 30351)
Ước vọng của con người luôn là những gì tốt đẹp, sung túc và dài lâu, cần phải đạt được trong một tương lai gần nhất. Nói cách thực tế theo quán tính của người bình phàm, thì đó là hạnh phúc (phước), thịnh vượng (lộc), sống lâu (thọ). Với các chính trị gia, và những nhà đấu tranh cho dân tộc, cho đất nước, thì đó là tự do, dân chủ, nhân quyền. Với đạo gia thì đó là giải thoát, giác ngộ, và niết-bàn.
03/02/2015(Xem: 11803)
Một hôm trời nóng nực Kiến thở than buồn bực “Chao ơi! Khát quá lâu Biết kiếm nước nơi đâu Thân tôi mệt xiết bao Không đi nổi nữa nào!”
03/02/2015(Xem: 13542)
Tâm ta bàn bạc khắp muôn nơi Dính mắc nên chi khổ lụy đời Buông xả dục ly không phân biệt Thong dong tự tại thật tuyệt vời Không cố chấp nên cuộc đời giải thoát Ít muốn ham nên cuộc sống thảnh thơi Hiểu và thương nên quyết chí độ đời Không phân biệt lộ “bản lai diện mục”
03/02/2015(Xem: 10059)
Xuân Ất Mùi mơ ước thanh bình Nắm tay chào đón ánh bình minh Chúng ta dù màu da có khác Ai cũng mang máu đỏ trong mình
03/02/2015(Xem: 16143)
Trước đây khá lâu, trong site VietShare (site này bây giờ không còn nữa), một blogger, lấy ký hiệu là Tâm Nguyên (TN), có một ý kiến tuyệt vời : TN đề nghị mọi người cùng nhau viết một « Bài Thơ Liên Ngâm ». Chủ đề là « Quê Hương Yêu Dấu », và thể thơ là « Song Thất Lục Bát ». Mỗi người đóng góp 4 câu, và có thể đóng góp nhiều lần. Liên ngâm nghĩa là người viết sau phải tiếp vần với người viết trước.
01/02/2015(Xem: 8748)
Cái thuở tinh khôi đường lộng gió. Chung niềm ước vọng ý cao bay. Tôi – Em , từ độ trăng cài mộng Mơ giữa đường trăng, mộng vẫn gầy.!
01/02/2015(Xem: 10458)
Tâm vô úy khi bảo toàn giới luật Sống chánh chân biết đủ ít nhu cầu Không lệ thuộc bất cứ ở đâu lâu Lòng thanh thản an nhiên cùng nhân thế
30/01/2015(Xem: 9050)
Rèn đạo đức không gì bằng Chánh Mạng Nghiệp thiện lành lợi ích mọi chúng sinh Không chỉ riêng nuôi dưỡng bản thân mình Giúp tất cả không chạy theo vọng tưởng
30/01/2015(Xem: 10223)
Thấy rõ ràng khi tập trung tư tưởng Chân lý bày lợi ích khắp nhân gian Một tiến trình hướng đến quả niết bàn Định chân chính khi thiền cùng minh triết
30/01/2015(Xem: 22235)
“Việt Nam Thi Sử Hùng Ca” được tôi (TNT Mặc Giang) sáng tác vào tháng 9 năm 2003. Từ năm 2003-2005, tác phẩm này do tôi tự in ấn nhiều lần bằng hình thức Photocopy, biếu tặng những người quen biết và người thân tại Việt Nam và tại Úc. Tôi dự tính xuất bản chính thức quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca, nên đã nhờ SG. Phạm Trần Quốc Việt viết Lời giới thiệu từ năm 2005. Vì những trục trặc ngoài ý muốn, nhất là gặp khó khăn về tài chính, tôi đã chưa thể xuất bản chính thức. Ông Phạm Trần Quốc Việt nay vẫn còn khỏe mạnh. Lời giới thiệu của ông tôi vẫn tôn trọng giữ nguyên trong ấn bản internet tại trang nhà Hương Đạo.[1] Thực ra, từ mười năm qua, trang nhà Lương Sơn Bạc online[2] tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của tôi, đúng với nguyên văn của tôi sáng tác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]