Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa Tạng Trầm Tư (Thơ)

27/03/201320:32(Xem: 5177)
Hoa Tạng Trầm Tư (Thơ)

Hoa Tạng Trầm Tư

Nghiêm Xuân Hồng


Gửi một người đã rũ bỏ bụi trần ai

Mặt trời đã lặn từ lâu nhưng trăng chưa mọc
Bầu trời thăm thẳm chỉ có những vì sao lấp lánh
Như muốn thì thầm nhắn nhủ một điều bí ần dị kỳ....

Mặt trời Đại bi đã lặn rồi.
Mà vầng trăng Lăng già chưa chịu ló dạng.
Thế gian như trống vắng quạnh hiu
Các hàng trời người đều như quờ quạng
Trong bóng tối đêm sâu,
Chẳng biết nghĩ sao về thân phận mình
Cũng như về bổn lai cái vũ trụ lạnh lùng huyền hoặc này
Ngay đến đàn chim cũng xào xạc thức giấc trong lùm cây
Trong bóng tối đêm sâu,
Chắc rằng có những đàn tiểu qủy lũ lượt
Đương nghiêng ngả cả cười...
Nhưng may thay là vẩn còn những vì sao
Tương tự những ánh mắt xa khơi.
Đương muốn thì thầm nhắn nhủ một điều gì?!..
Khép cánh cửa sài vì thoảng cơn gió lạnh,
Thắp nén tâm hưong, khơi dậy ngọn đèn hiu hắt.
Lần giở những trang tôn kinh, đắm mình theo giòng chữ...
Bổng thấy bàng hoàng như bơi lội giữa một biển đầy sao...
Và thoảng như nghe hiểu lời thì thầm nhắn nhủ
Của các tinh cầu thiên chủ
Muốn di ngôn cho các kếp xưa sau...
Từ thuở không tên. Ai, Ai đã vén lên tấm màn này?
Tấm màn vửa kị kỳ huyền hoặc vừa hết mực hiển nhiên.
Khiến cho, thoạt nghe,
Các loài hữu tình đều dụi mắt thẫn thờ
Vì không tin ở mắt mình, nghi ngờ tai mình?!
Ai đã nói lên được cái Chân lý không thể khác ấy
Về Đạo lý vận hành của vũ trụ kiếp sống này?!
Chắc chắn không phải vì một vị vua trời Phạm Thiên sơ thiền nào đó.
Cũng không phải một vì Thượng đế mờ mờ nhân ảnh.
Vì cái tâm lượng hữu hạn làm sao nói được vô hạn,
Cái có số lượng làm sao nói vô lượng,
Cái chưa ra khỏi một thế giới làm sao mô tả thế giới võng
Và cái còn rơi rớt vọng tươỏng vọng tình, chấp trước có không,
Thì làm sao luận bàn rốt ráo về hư không??
Ai đã nói lên giáo lý như thực như hư
Về nhịp điệu sở hành của cái Thâm tâm Diệu quang minh hải ấy???
Ai đã nói lên những điều khó thể nói, khó thể biết
Từ mẫn nhắn nhở chúng si ngây
Trong các cõi nhiều như các bụi...
Chỉ rõ biễn Không-hải-uyên-nguyên hào quang sáng ngời không có một vật
Cùng bí ẩn của sự động niệm mê sảng muốn tự chiếu soi
Khiến cho cái vô tận hiến hình thành tận...
Diễn nói về những đám bụi hào quang xoay vần miên viễn
Làm loé lên cơ man còn lốc ảnh-hiện- thức-biến chập chùng.
Lung-linh-mê-đồ-ảo-phố...
Giảng giải rằng tuy mỗi tia chớp nháng đều niệm niệm diệt,
Nhưng vì suy động bởi sức nghiệp tương-tợ-tương-tục
Nên vẫng hiện lên như các vật và có tác vi...
Nói về nhịp điệu của thâm-tâm-hành
Vừa chu kỳ(cyclique) vửa cực-độ-chuyển-hiện;
vừa ly-tâm vửa hướng-tâm
Và trong đó, những trạng thái như trái ngược
Vẫn thường thành tựu lẫn nhau...
Diễn giải không ngừng..
Về thời gian không gian ngang dọc huyễn mộng vọng tưởng
Chỉ là do nhịp điệu bồng bềnh vô thủy của tâm thức hữu tình
Về huyễn-số, huyễn-tế, huyễn-trí
Về cái tâm đại-ảo-sư nổi cơn cuồng-mị
Dệt nên đại-ảo-thành nhột kín kẻ u mê!?...
Nhắc đi nhắc lại pháp-giới này chẳng thực chẳng hư
Chẳng-vật-chẳng-phi-vật
Không đoạn không thường, không lai-khứ, không nhất-dị
Chẳng onde chẳng corpuscule
Vì chi là ảnh-hiện
Vì chỉ là một trường thức biến mêng mang
Vì mọi sự-vật đều không mảy may tự tánh...
Và sự phủ-định không cùng (negation) chính là chuyển sang sự khẳng định (affirmation) tối thượng
Và hết thảy vô-tự-tánh chính là chỉ rõ nơi thể tánh bờ mé khó thể chỉ bày.......
Ai, Ai là bậc Nan-tư có thể khoan thai từ ái
Nói lên những điều như vậy..?
Nhưng trong cái màn lưới thế giới-võng chập chùng
Dệt nên bởi đám bụi trần-ai nghiệp-dĩ,
Ai là những bậc tỏa sức hoà quang
Để làm nơi nương về của thế giới cùng hư-không?
Ai là bậc có đủ nhãn lực
Để nhìn thấy cả thế giới hải bao la;
Chỉ nhỏ như một nbông hoa khi nở ra lúp cụp lại.
Lại nhìn thấy mỗi hạt bụi củng nở ra
Thành một thế giới nơi có đủ trăm vạn ức
Nhật nguyệt tinh tú Tu di cùng hải hội nhiệm mầy?
Ai là bậc biết trõ và quở trách các thứ thiên đường thấp kém
Của ngoại-đạo còn nặng nề kiến chấp có-không
Nên chỉ biết loanh quanh lẩn quẩn nơi mấy tầng trời?
Lại dùng tâm-nhãn tịnh diệu
Vượt ra khỏi tiểu-thiên thế giới
Ra khỏi trung-thiên, khỏi đại-thiên,
Trải qua kiếp-số, lặng ngắm nhìn các thứ cõi
Hoặc thô hoặc diệu, hoặc uế-tịnh
Để chỉ đường cho các chúng sanh hoang loạn
Biết cách xin sang Tịnh-Độ thắng duyên
Ai là bậc có thể hiện thân-vô-biên
Tỏa hòa quang bao trùm nhiều cõi
Để biết rõ từng hạt mưa, từng tâm niệm chúng sanh?
Là bậc hiện thân mình làm một cõi
Đễ dung chứ chúng sanh lăng xoang ngủ vùi...
Có thể bóp nát nhiều thế giới
Thành vi-trần thành bụi quanh mình,
Rồi lại từ vi trần kết thành thế giới
Mà chẳng làm kinh động chúng sanh...?
Ai có thể tùy nghi biến hình các cõi
Làm nơi thắng duyên hay chỗ trả nghiệp của chúng sanh
Ai có thể trụ thân mình trong vô lượng kiếp
Để chờ đợi một chúng sanh thành thục căn lành..
Hoặc thay đổi nhịp-điệu-tâm-hành
Đem một kiếp vào một sát na
Hay kéo dài sát na thành nhiều kiếp....?.....
Ai, Ai đây! Ai là bậc Nan-thắng này???
Ai có thể nói rằng:
Diệt tận định cây-khô-tro-nguội chưa phải là bờ mé,
Và tầng trời Phi-tưởng kia vẫng chưa phải Bến cũ tịch liêu...
Ai là bậc ra vào thung dung các cơn đại-định,
Lấy một thân nhập định, lúc xuật lại nhiều thân..
Ai dám nào rằng cơn tam muội có cơ man không kiết kể,
Nhưng mọi sở-hành đều thu gọn nơi Sát-na-tế-phổ quang minh???
Ai là bậc tùy tâm dọc ngang pháp giới,
Tuy vẫng ngồi bất-động tịch nhiên
Mà vẫng hiện-hóa thân nườm nượp tỏa khắp hư không...
Mỗi bước chân đi đều chấn động các cõi
Khiến các nẻo mê-đồ thoắt trống vắng rỗng không...?
Ai là bậc giữa những cơn tam-tai kiếp hoại
Làm nổi lên những luồng phong-luân rào rạt
Đẩy các chúng sanh lên những tầng trời sơ-nhị-tam-thiền
Tương tự như làn sóng cồn làm lại đám cá tích ngất ngư...?
Ai biết rõ chúng sanh dường như mộng ảo
Song những niềm đau khổ vẫn có thật triền miên...
Ai dám tự nói mình củng chỉ là huyễn mộng
Mà chẳng ngừng hứng khởi Đại bi tâm....
Ai biết rõ các hạnh đều như mơ, như tia nắng quái
Mà vẫng phân thân hóa độ chẳng ngững tay...
Ai biết rõ tất cả thế gian chĩ là huyễn hiện
Mà vẫn liên miên biến hóa tràn đầy thế gian...?
Ai đã ân cần khuyên nhủ
Tất cả chúng sanh
Phải làm con cá tích lội ngược giòng năm lớp sương mù
Rồi chỉ rõ các hạnh, các địa,
Các giải thoát môn, các tràng hạnh nguyện,
Mọi thứ tâm hành biến hóa,
Để trở thành những bậc
Tuy vẫng ở thế gian mà vẩn siêu xuất thế gian..?
Ai là Bậc đã nói lên những điều nư vậy,
Kiến cho ngàn trước, ngàn sau,
Trải những kiếp số khong thể tính đếm,
Chẳng có một cái gì có thể thoát khỏi
Chân lý vận hành của những lời này..?
Ai , Ai là bậc Nan ngô ấy???....
Ai là ai vậy, những lời ấy là lời gì..?
Sương khuya đã thấm lạnh miền đất sa mạc
Đột khởi lên từ đdáy biển sâu do một bàn tay nào đó...
Ngọn đè như hoe hút, lụn bấc vơi đầu
Những trang tôn kinh như im lìm mờ nhạt,
Chỉ nghe gió khuya xào xạo...
Thấy hình như, thực ra, chẳng có ai nói ca?
Và lời kia chỉ là tiếng vọng thì thầm
Của pháp giới cùng tâm thức lặng thinh...;
Trên vòm trời, những cánh buồm sao đã ẩn đi mất dạng
Vì trăng tà đã hiện lên
Giữa thinh không
Lững lờ không bạn
Tỏa sáng ngời trên Bến cũ chẳng có một ai...!

---o0o---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/09/2018(Xem: 7405)
Kính bạch Thầy, con có vài vần thơ để cảm tạ Thầy đã sách tấn và quan tâm giúp con tìm được cái ảo tưởng về Cái Tôi mà Sư Viên Minh thường gọi là Bãn Ngã trong các mục hỏi đáp Phải hồn nhiên thật chớ nên ....giả tạo Tiếp nhận cuộc đời với một Tâm an Tỉnh thức rằng mình đã được cho ban Sống đúng thế......đừng mang thêm mặt nạ !!!
04/09/2018(Xem: 13588)
Tuyển Tập Thơ Tánh Thiện_2018, Thơ là một thể loại ngôn ngữ gắn liền từ xa xưa với Phật Giáo. Mở bất kỳ một kinh nhật tụng nào, dù truyền thốngNam Tông hay Bắc Tông, bạn cũng sẽ thấy thơ. Đôi khi, kinh nhật tụng là thơ, ngay từ dòng đầu tới dòng cuối. Thơ, hiển nhiên là một phương pháp của đạo. Thơ là một dạng ngôn ngữ cô đọng, từ rất xưa đã gắn liền với nhà Phật. Kinh Pháp Cú là thơ. Một phần rất lớn trong Kinh Tiểu Bộ là thơ. Trong nhiều kinh khác, sau khi Đức Phật thuyết giảng, Ngài tóm tắt bằng mấy đoạn thơ.
03/09/2018(Xem: 8447)
Vu lan lại sắp về rồi Lòng con lại nhớ mưa rơi hôm nào Mẹ già tóc bạc gầy hao Nuôi đàn con dại xanh xao tháng ngày
03/09/2018(Xem: 18070)
Nhiều lời Đức Phật dạy trong kinh điển có thể được nhìn thấy qua nhà thơ Bùi Giáng. Toàn thân Bùi Giáng chính là Khổ Đế hiển lộ qua cái được thấy. Tương tự, với Tập Đế. Nụ cười của Bùi Giáng chính là Đạo Đế hiển lộ an lạc qua cái được thấy. Tương tự, với Diệt Đế. Bùi Giáng đùa giỡn ca ngâm với lời lời ẩn nghĩa chính là diệu chỉ tâm không dính mắc của Kinh Kim Cang, hiển lộ qua cái được thấy và cái được nghe. Bùi Giáng đi đứng nằm ngồi giữa phố như không một nơi để tới chính là diệu chỉ sống với cái Như Thị của Kinh Pháp Hoa, hiển lộ qua cách thõng tay vào chợ. Bùi Giáng viết xuống chữ nghĩa xa lìa có/không, dứt bặt đúng/sai, hễ viết xuống là gửi vào tịch lặng bờ kia chính là diệu chỉ gương tâm rỗng rang của Bát Nhã Tâm Kinh. Đó là hình ảnh nhà thơ Bùi Giáng trong tâm tôi nhiều thập niên qua.
03/09/2018(Xem: 8883)
Nhị vị Tôn Sư tóc bạc phơ Phút giây hội ngộ thật không ngờ Nụ cười giải thoát, thanh nghiêm tướng Toả sáng vườn tâm đẹp nét thơ
01/09/2018(Xem: 8685)
Em gái gốc Việt 11 tuổi bị cha dượng sát hại, mẹ bị thương nặng, Một bé gái 11 tuổi đã thiệt mạng và mẹ của em bị thương nặng, sau một vụ nổ súng và đâm dao tại Garden Grove vào sáng thứ Tư. Cha dượng của nạn nhân đã bị cảnh sát bắt. Theo Sở cảnh sát Garden Grove, ông Trần Thiện Tánh, 73 tuổi, cha dượng của cô bé 11 tuổi bị đâm chết, được xác định là nghi can trong án mạng. Cảnh sát được gọi đến khu nhà số 8900 đường Blossom, thành phố Garden Grove, để điều tra một vụ bạo động trong gia đình xảy ra lúc 6:30 sáng.
28/08/2018(Xem: 8535)
Ở trong tịnh xá Kỳ Hoàn Nơi thành Xá Vệ hương ngàn thênh thang Cỏ cây rực rỡ ánh vàng Phật ngồi thuyết pháp cho hàng chư Thiên.
27/08/2018(Xem: 9861)
Thiền Quang Một Cõi Thanh Từ THÍCH HUYỀN LAN Cung kính dâng lên Sư Ông Trúc Lâm mừng Lễ Khánh Tuế 95 tuổi! 1. Chơn Không Pháp Lạc Thất 1968 Một chín sáu tám Hai ngàn mười tám Thời gian một thoáng Năm mươi năm tròn Vũng Tàu năm đó Núi Lớn bừng lên Ánh thiền Chơn Không Biển hát rì rào Mạch nguồn thiền tông Thiền Sư Thanh Từ Ngộ lý chơn không Con đường Phật Tổ Xưa nay không khác Chơn Không từ đó Ánh thiền tỏa sáng Độ chúng Tăng Ni Với tâm đại nguyện Khôi phục nhà thiền Thiền phái Trúc Lâm
21/08/2018(Xem: 11853)
Mục Kiền Liên vốn xuất thân Con ông trưởng giả vô ngần giàu sang Ông cha tu rất đàng hoàng Nổi danh đạo đức xóm làng biết tên, Nhưng bà mẹ thời luân phiên Làm điều ác đức cho nên trong đời Gây nhiều nghiệp nặng tày trời Kiếp sau quả báo vào nơi đọa đày. Riêng Mục Liên nổi tiếng thay Thông minh, hiếu thảo lại đầy lòng nhân Can trường, cương nghị, lạc quan Thấy điều bất chính là can thiệp liền.
19/08/2018(Xem: 9157)
1-Mẹ để con vào dạ Nâng niu mười tháng trường Đi, đứng, làm mọi việc... Vun đắp tình yêu thương! 2-Rồi đủ ngày đủ tháng, Con bật khóc chào đời. Tròn ba năm nhủ bộ Mẹ không hề buông lơi! 3-Dỗ dành con giấc ngủ, Tay mẹ bế ẵm bồng, Gian lao mẹ chẳng ngại, Nhọc nhằn nuôi nấng con! 4-Có những đêm thức trắng, Mẹ ôm con vào lòng, Niềm riêng mẹ khép lại, Ôi tình mẹ sắc son!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]