Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài kệ duy nhất của Thiền sư Quảng Nghiêm

18/09/201000:57(Xem: 12715)
Bài kệ duy nhất của Thiền sư Quảng Nghiêm
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) người huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. Ông tu ở chùa Thánh Ân thuộc huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh).
Ông đã để lại cho đời một bài kệ duy nhất. Thế nhưng cho đến nay, nhiều người đã hiểu và dịch khác nhau. Từ chỗ hiểu đến suy diễn, khoảng cách ngày càng xa. Vậy nên cố gắng trả lại đúng ý cho tác giả bài kệ cũng là điều cần thiết. Tác phẩm Văn học đời Lý (Mai Lĩnh xuất bản 1943) trích dẫn trong Thiền uyển tập anh bài kệ của Thiền sư Quảng Nghiêm, phiên âm và dịch như sau:
Thị tật
Li tịch phương ngôn tịch diệt
Khứ sinh hậu thuyết vô sinh
Nam nhi tự hữu xung thiên chí
Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Dịch nghĩa :
Cáo bệnh với mọi người
Thoát kiếp rồi bàn câu tịch diệt
Không sinh hãy nói chuyện siêu sinh
Tài trai có chí xông trời thẳm
Giẫm vết Như Lai luống nhọc mình
(Ngô Tất Tố dịch)
Trong Tiểu truyện Thiền sư Việt Nam, phái Vô ngôn thông, Khánh Vân Nguyễn Thụy Hoà lại phiên âm và dịch khác:
Phiên âm :
Li tịch phương ngôn tịch diệt khứ
Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh
(Hai câu sau vẫn giữ nguyên)
Dịch :
Lìa vắng lặng mới nên vắng lặng
Sống vô sinh hiểu lẽ vô sinh
Nam nhi nung chí mau tinh tiến
Noi Phật cùng nhau gắng thực hành.
Ý của hai bản dịch khác hẳn nhau, một bên không theo Như Lai, một bên theo Như Lai.
Vân Thanh trong Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam, phiên âm giống như Khánh Vân nhưng lại dịch khác:
Lìa tịch, mới nói tịch diệt đi
Sanh, vô sanh, rồi mới nói "vô sanh"
Nam nhi tự có chí xung thiên
Đừng đến “Như Lai làm chỗ làm”
Trong Thơ văn Lý - Trần, tập 1, Nguyễn Đức Vân, Đào Phương Bình phiên âm tuy khác nhưng dịch nghĩa chẳng khác Ngô Tất Tố là mấy.
Thanh Từ trong Thiền sư Việt Nam dịch cũng tương tự như Ngô Tất Tố.
Cũng có người phiên âm chữ “hưu” ( ) trong câu cuối thành chữ “hựu” ( ). Đọc là “Hựu hướng Như Lai hành xứ hành”. Có nghĩa là “Lại hướng theo Như Lai...”
Vậy nên hiểu như thế nào mới đúng ý tác giả?
Theo tôi, bài kệ có lẽ nên phiên âm và ngắt câu như sau:
Li tịch phương ngôn tịch diệt
Sinh sinh hậu thuyết vô sinh.
(Hai câu sau giữ nguyên)
Thiền sư Quảng Nghiêm thuộc đời thứ 12 (Vân Thanh cho là đời thứ 11) Thiền phái Vô ngôn thông. Tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng của Đại thừa Vô ngôn thông là lẽ đương nhiên. Quan niệm về tịch diệt của ông không giống như quan niệm tịch diệt pháp (Santa dharma) của Tiểu thừa. Tiểu thừa đã đối lập giữa tịch diệt và vô tịch diệt, giữa sinh tử và vô sinh tử. Quan niệm sinh tử của Quảng Nghiêm cũng là quan niệm của Thiện Hội. Qua đối đáp giữa thiền sư Vân Phong, đời thứ tư và Thiện Hội, đời thứ ba Thiền phái Vô ngôn thông cũng có thể hiểu rõ hơn về quan niệm tịch diệt, sinh tử của Quảng Nghiêm:
“Vân Phong hỏi Thiện Hội làm sao tránh được sinh tử?
Thiện Hội: Đi vào chỗ sinh tử.
Vân Phong : Chỗ sinh tử là chỗ nào?
Thiện Hội : Nó nằm ngay trong chỗ sinh tử.
Vân Phong : Làm sao hiểu được điều đó ?
Vân Phong chưa hiểu được ý Thiện Hội và Thiện Hội cũng chưa thể làm cho Vân Phong hiểu được.”
Có thể nói Quảng Nghiêm đã làm rõ thêm quan niệm của Thiện Hội:
Li tịch phương ngôn tịch diệt
Nghĩa là bất sinh - bất diệt nằm ngay trong sinh - diệt. Tam luận tông cho rằng “sinh tức vô sinh”. Có nghĩa là tục đế gọi là sinh, thực ra là “giả sinh”, co nghĩa là do nhân duyên hoà hợp mà thành. Cho nên cái mà tục đế gọi là sinh, chân đế gọi là vô sinh.
Bát bất duyên khởi (không chi duyên khởi) của Long Thọ (Nagarjuna) trong Trung luận cũng cùng ý đó: “Bất sinh diệc bất diệt, bất thường diệc bất đoạn, bất nhất diệc bất dị, bất lai diệc bất khứ”.
Câu thứ hai của bài kệ, Ngô Tất Tố phiên âm như trên e rằng không phù hợp với ý của tác giả bài kệ:
Khứ sinh hậu thuyết vô sinh
Chữ khứ ( ), có lẽ do chữ sinh ( ) bị đọc nhầm. Vậy nên đọc là:
Sinh sinh hậu thuyết vô sinh
“Sinh-sinh” (jati-jati), có nghĩa là sống trong cuộc sống bình thường, cuộc sống sinh, tử. Có sống trong cuộc sống sinh tử rồi mới có quyền nói về vô sinh vô tử. Sinh (jati) cũng tức là vô sinh (ajati).
Kinh Dịch, Hệ từ truyện cũng có khái niệm “sinh sinh”: “Sinh sôi nảy nở đó là Dịch” (Sinh sinh chi vị Dịch). Sách Trang Tử, thiên Đại Tông sư cũng có khái niệm này : “Sát sinh giả bất tử, sinh sinh giả bất sinh”. Nguyễn Duy Cần giải thích “Sinh sinh là sống theo cái sống của tư dục”. Có nghĩa là những ai diệt được lòng ham sống thì sẽ không chết, còn những ai ham sống thì không phải thực sự sống.
Câu thứ tư của bài kệ “Hưu hướng Như Lai hành xứ hành”. Muốn hiểu đúng câu này phải đặt nó trong lôgích của hai câu trên, đồng thời cũng cần làm rõ khái niệm Như Lai. Theo Phật học đại từ điển (1): Như Lai, Sanskrit là Tathàgata. Thông thường có thể tách ra thành Tathà và àgata. Tathà có nghĩa là “như vậy”, tương đương với từ “such” trong tiếng Anh. àgata nghĩa là “đến” (lai). Hợp lại là Như Lai, chỉ nhân cách. Thực ra Tathàgata có năm cách hiểu khác nhau:
1. Tathà-gata, chỉ những người đi vào cõi Niết Bàn theo con đường của chư Phật.
2. Tathà-àgata, chỉ những người đã đạt được chân lý.
3. Tathà-àgata, chỉ những người đạt được chân lý giống như chư Phật trong quá khứ.
4. Tathà-àgata, chỉ những người đi theo con đường đức Phật đã đi nhưng hiện thân ở thế gian.
5. Tathà-àgata, chỉ những người theo chân lý hiện thân ở thế gian
Ba cách hiểu trước là cách hiểu của Tiểu thừa. Hai cách hiểu sau là cách hiểu của Đại thừa (không xa rời thế gian). Như vậy Quảng Nghiêm đã hiểu Như Lai (Tathàgata) theo cách hiểu của Đại thừa Vô ngôn thông, có nghĩa là người theo chân lý như đức Phật nhưng lại hiện thân ở thế gian (khác với Tiểu thừa).
Bài kệ có thể phiên âm như sau:
Li tịch phương ngôn tịch diệt
Sinh sinh hậu thuyết vô sinh
Nam nhi tự hữu xung thiên chí
Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.
Tạm dịch :
Xa lìa cõi tịch rồi mới nói tới tịch diệt
Sinh trong đời thường (tục đế) rồi mới nói đến vô sinh (Chân đế)
Làm trai (hoặc người tu hành) cần có chí lớn
Đừng theo vết cũ lối mòn của người đi trước.
Toàn bài kệ ý muốn khuyên người tu hành phải tuân theo tôn chỉ cúa đạo Phật. Nhưng không cần tìm Bồ đề ở đâu xa mà chính ngay ở cuộc sống sinh tử của thế gian. Vậy nên người tu hành cần phải có ý chí, tự mình “thắp đuốc lên mà đi”, chứ đừng chỉ bắt chước theo người khác.
Vì vậy đầu đề của bài kệ có lẽ không nên ghi “Đừng theo bước Như Lai”(Hưu hướng Như Lai) như trong Thơ văn Lý - Trần.
Bài kệ của Quảng Nghiêm chứng tỏ Thiền sư Việt Nam đã lãnh hội ý chỉ của Thiền Vô ngôn thông một cách sâu sắc.
Ghi chú:
(1) Thương vụ ấn thư quán Quốc tế hữu hạn công ty. Bắc Kinh, 1994
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2020(Xem: 5486)
Nắng oi ả hè chưa lời tiễn biệt Tình còn mơ tình thắm lá mùa thu Xuân tha thiết Xuân mềm trên khoé mắt Giọt long lanh giọt thấm giọt Xuân thì.. Đất rạn vỡ cười reo vui khắp phố Đào hồng tươi khoe sóng nước lung linh Nụ tầm xuân chuyện lòng chưa thổ lộ Giờ thì thầm cho cánh bướm hồi sinh. Nhớ ơn nước ngọt ngào thương đất nước Giọt mưa Xuân tắm mát tuổi xuân hồng Cho hoang tàn rừng sâu xanh lá mướt Giữa nắng đời cây từ ái đơm bông. Từng hạt bay dưới hiên chùa tha thướt Tiểu trầm tư thầm đến tháng ngày trôi Xuân chửa tàn người ơi thôi vội bước Ngắm hoa lòng rạng rỡ nở trên môi..
19/01/2020(Xem: 7113)
Nhân dịp xuân về Trần gian đón tết Lòng người hoan hỷ vô bờ Ngập tràn niềm vui thắm thiết
18/01/2020(Xem: 8484)
Tử sinh đừng hỏi, kẻo phí lời. Thời tiết "nhân duyên" vốn tại trời. Mây núi nào không bay cạnh núi, Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi. Hoa nở tháng Ba, luôn vẫn vậy. Gà gáy canh năm đánh thức người. Cái đạo, cái tâm ai thấu hiểu, Mới biết phù du sống ở đời. ~ Tuệ Trung Thượng Sĩ ~
17/01/2020(Xem: 8381)
Nhận được tập thơ LẮNG TÂM Của cư sĩ Minh Đạo gởi tăng vào những ngày cuối năm 2019, dù đã đọc đi đọc lại vài lần, có ý định viết vài lời cảm nhận nhưng lòng vẫn cứ băn khoăn mãi vì e rằng những lời nhận xét thô thiển của mình sẽ không “chạm” được hoặc không “với tới” ý tưởng của tác giả. Nhưng suy đi nghĩ lại thì là chổ thân tình với tác giả nên cũng không ngại lan man vài điều.
14/01/2020(Xem: 8452)
Vần trăng vằng vặc sáng soi. Đôi chim xoả cánh tung bay giữa trời. Mây ngàn ái dục nhiễm ô. Mặt hồ tĩnh lặng phẳng phờ tịch nhiên. Từ bi xuất hiện Chơn thiền. Mặt hồ phẳng lặng ứng liền Như Lai . TVGPhiLong
13/01/2020(Xem: 7840)
Dù đời có vui buồn Nhớ giữ chánh niệm luôn Thực hành lời Phật dạy Đừng học lý thuyết suông
13/01/2020(Xem: 6559)
Vầng mây xám, bay ngang Trời-Kiếp-Trước Tìm cơn mưa buốt lạnh ở Đời-Sau Hạt lệ ai, có trong ngày mưa ấy? Mà tử sinh nào, ta thất lạc nhau!
11/01/2020(Xem: 6379)
(Kính tặng Sư Cô Thích Nữ Quảng Tâm - "Đôi Chân Đất", một người xuất gia dành phần lớn thời gian để lội suối băng rừng, lặn lội đèo dốc, băng vượt đường đất nẻo xa bất kể mưa nắng đến với đồng bào nhọc nhằn nghèo khổ ở những vùng sâu vùng xa, Sư Cô cũng là nhịp cầu kết nối giữa những tấm lòng yêu thương đầy trắc ẩn của những người thiện nguyện và bà con hoạn nạn bệnh tật, những mảnh đời bé bỏng côi cút thiếu thốn vất vã ở các vùng cao nguyên đìu hiu rét buốt...)
05/01/2020(Xem: 6398)
(Thượng tọa Viện Chủ Tu Viện Quảng Đức ở Úc Đại Lợi ghé đến từ đường thăm hỏi và tặng quà Tết chúc thọ Nữ sĩ Tâm Tấn ở thành phố Nha Trang) "Mẹ già như chuối chín cây" Gió lay chưa tới Thấy Thầy ghé thăm Đau lưng, Mẹ vẫn còn nằm Thầy hoan hỷ Thầy ân cần ngồi bên Chiều tà Mẹ đón phước duyên Quà xuân, Lộc mới cửa Thiền yêu thương Bao năm xa cách đại dương "Cuối đời lọc những tinh sương" tặng Thầy Con quỳ hầu Mẹ nơi này Tạ ân Tam Bảo Một ngày An Vui!
04/01/2020(Xem: 7605)
Nhìn tượng Phật để lòng luôn tỉnh thức Tôn dung Ngài đẹp nhất cõi nhân gian Ngắm nhìn thôi tâm đã được bình an Muốn lợi lạc thực hành lời Phật dạy
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]