Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đối Thoại Hoà Bình Của Nhà Thơ Tuệ Đàm Tử

09/08/201206:47(Xem: 11239)
Đối Thoại Hoà Bình Của Nhà Thơ Tuệ Đàm Tử

 bocauhoabinh_1


Viết về Trường Ca

Đối Thoại Hoà Bình

(tức Thông Điệp Hòa Bình)

Của Nhà Thơ Tuệ Đàm Tử

 

                                                                                                LÊ ĐÌNH CAI

 

       Âm vang của tiếng vọng “Hòa Bình” là niềm khao khát của nhân loại nói chung và của từng dân tộc nói riêng. Thế kỷ 20 với hai cuộc thế chiến hãi hùng đã đẩy đưa nhân loại xuống vực thẳm của điêu linh và chết chóc. Chiến tranh đồng nghĩa với tàn phá và hủy diệt, và cũng chính trong đêm đen tột cùng của chiến tranh, tiếng vọng “Hoà Bình” đã vang lên để thức tỉnh lòng người. Hòa bình đồng nghĩa với cọng tồn và an lạc, là niềm ước ao của mọi tâm hồn hướng thiện. Chiến tranh xuất phát từ tham, sân, si, thì hòa bình phải khởi đi từ lòng nhân ái và lửa Từ Bi. Đó là ý niệm bàng bạc trong toàn bản trường ca thi phẩm của Tuệ Đàm Tử, tức Hòa Thượng Thích Giác Lượng .

 

      Trong tập biên khảo của tôi về “30 năm cầm quyền của Chúa Nguyễn Phúc Chu 1691 – 1725” do đại học Văn Khoa Huế xuất bản vào năm 1971, tôi có một chương nói về nhà Sư Thích Đại Sán, sư Hải Hương Thiền Sư và Liễu Quán Hòa Thượng…. Tôi chú trọng đến các nhà sư đó vì lẽ khi đất nước qua phân, nhân tâm ly tán thì họ đã quyết định nhập cuộc với chúng sinh để cùng tìm về bến giác, đẩy đưa xã hội đến bờ an lạc. Cách xử thế của các nhà sư đó đã được sử sách ghi nhớ. Hình ảnh nhập cuộc của Hòa Thượng Thích Giác Lượng trong các phong trào đòi nhân quyền và tự do tín ngưỡng ở hải ngoại có cái gì đó gần gũi với các hình ảnh của các vị sư thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Điều nầy đã tác động trong cách nghĩ của tôi về sự dấn thân của một vị tu hành đáng kính phục. Tôi đã nghe nhiều bài giảng của Hòa Thượng, tôi đã đọc nhiều bài báo của Hòa Thượng viết trên các báo chí hải ngoại và giờ đây với tập trường ca “Đối thoại Hòa bình” dù được hình thành cuối thập niên 1960, nhưng xét theo hoàn cảnh của đất nước hiện nay, dưới sự cai trị của một chế độ phi nhân bản, khát vọng về một quê hương thanh bình và an lạc vẫn còn nóng bỏng trong trái tim của mọi người dân Việt chúng ta dù trên quê hương khốn khổ hay lạc loài nơi hải ngoại.

 

 

       Tôi không chú trọng nhiều đến kỷ thuật, âm điệu trong bản trường ca của nhà thơ Tuệ Đàm Tử, phần đó dành cho các nhà phê bình văn học, nếu tác phẩm trụ vững được với thời gian. Tôi chú trọng nhiều đến phần tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Về góc cạnh nầy, trường ca “Đối Thoại Hòa Bình” là nhân chứng của một giai đoạn lịch sử với hậu quả thật khốc liệt.

        Hơn hai triệu người phải rời bỏ Tổ quốc ra đi, hơn một triệu người phải bước vào ngục tù tăm tối của chế độ cộng sản.

       Tìm cho ra nguyên ủy của thực trạng đau thương đó, nhà thơ Tuệ Đàm Tử đã xót xa lên tiếng:

 

                              Lửa súng đạn đã diệt tiêu nhân loại.

Do lửa tham trong tâm vọng con người

                             Sự điêu tàn khốc liệt khắp cùng nơi

                             Do gốc bởi sân si, mê muội trí !

                                              (Đối thoại Hòa bình)

 

        Tiếng gọi đoàn kết mà nhà thơ đã muốn được vang vọng vào thời đất nước còn chiến tranh Quốc Cộng, bây giờ vẫn còn nguyên tác dụng của nó:

 

                            Dân nước Việt Nam ta cần kết khối.

  Thuận hòa nhau tranh đấu chống bạo tàn.

                           Gương anh hùng đất Việt đã danh vang

                            Lịch sử ấy muôn ngàn đời bất diệt.

 

        Ngay vào những thập niên 1960 nhà thơ đã thấy rõ được vai trò của mình là cần thiết phải nhập cuộc để cứu độ nhân sinh. Tuệ Đàm Tử bấy giờ chỉ là một Đại Đức, vẫn một lòng tâm nguyện:

 

Người hành đạo đương thời không ủy mị

                            Không bi quan, không yếm thế với đời

                            Không yếu hèn lúc nhân loại chơi vơi

                            Không lấp mắt khi nước nhà nguy biến

 

Chính người tu đã thực hành chí nguyện

                            Đem tinh thần đạo đức giúp nhân sinh

                            Là phương châm mang lại sự hòa bình

                            Là sứ mạng muôn đời non nước Việt….

                                                (Đối Thoại Hòa Bình)

 

        Quan niệm dấn thân đó, gần bốn mươi lăm năm sau vẫn là kim chỉ nam soi tỏ đường đi của Hòa Thượng Thích Giác Lượng trên miền đất thuộc hải ngoại nầy. Tiếng nói của Thầy vang lên trong các phong trào đòi quyền sống cho con người, đòi quyền tự do tín ngưỡng cho hơn 80 triệu người dân Việt đang sống trong bạo lực và tù đày.

        Một nhà tu hành, một con  người dấn thân không ràng buộc bởi tham vọng chính trị nào. Với trường ca “Đối Thoại Hòa Bình” nay là Thông Điệp Hòa Bình, thật xứng đáng được đón nhận một cách trân trọng.

 

 

                                Lê Đình Cai

                                                      (nguyên Giáo sư Đại học Huế và Đại học Đà Lạt)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2020(Xem: 12315)
Dâng dòng thơ Đạo an vui Nhiệm mầu pháp giới Mẹ cười mỉm chi Câu kinh gửi gắm trang dài Âm ba vi diệu một ngày Mẹ nghe Chuyện xưa ân nghĩa dâng về Rộn ràng xúc cảm, vắng hoe nỗi buồn Chữ Hiền, chữ Nhẫn, chữ Thương Thi ca bát ngát Mẹ thường gửi trao Từng câu ai điếu nghẹn ngào Từng lời từ ái dạt dào cho con Muôn vàn hương sắc ngời loang Là muôn vàn ý mãi còn đọng lưu Dâng dòng thơ ẩn chữ Tu Mẹ cười một nụ thiên thu nhẹ nhàng.
30/08/2020(Xem: 9430)
Viết về tập thơ “Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương” của thi sĩ Tâm Tấn Tu nhà năm mấy tuổi đầu Lẽ huyền chưa đạt thâm sâu Bến Bờ Chừ nương cảnh chợ sống hờ Thử xem nhẫn nhục còn chờ những chi? Niết Bàn – Địa Ngục bất ly Ngoài-trong cánh cửa có gì đâu xa: Mở thương cảnh loạn Ta Bà Khép Tâm tịnh lại ấy là Chơn Không.” (Tâm Tấn, Đêm Huyền)
29/08/2020(Xem: 6339)
Khó đi Cha dắt con đi Đường trần Huyễn Thực còn đầy nợ duyên Nước kia đục cứ đánh phèn Đồi cao đá cứng chân mềm nhẹ qua Khó đi Con cứ gọi Cha Cho vần thơ thổi để mà diều bay Tiếng đàn giải chuếnh choáng say Nụ cười sảng khoái Nắm tay ấm tình Khó đi vì lối gập ghềnh Cha Con
29/08/2020(Xem: 5843)
Nói Với Con Cha Mẹ có bao giờ vì chữ hiếu Mà ra công hao sức khỏe mòn hơi Tình thâm bậc phụ mẫu ở trên đới Nuôi con trẻ nào mong đòi trả nghĩa
27/08/2020(Xem: 8228)
Vu Lan đến rồi em đừng quên nha Ngày Rằm tháng Bảy đến chùa lễ Phật Mừng chư Tăng Ni Kiết hạ ra Thất Tứ sự cúng dường ba tháng An cư
27/08/2020(Xem: 5900)
Thầy ơi Con đã nghe từ xa xưa Tiếng gọi của Tăng đoàn Từng bước chân nhẹ bước vào làng Màu áo vàng ruộng lúa của quê hương Với tất cả tình thương Đời hóa độ! Trong từng hơi thở của Quê Hương Của tình thương! Chân chậm bước, Thong thả, nhịp nhàng Bình bát trong tay Hóa thân đời nhân thế Bát cơm người hoá độ
27/08/2020(Xem: 15436)
Sống một kiếp người, bình an là được! Hai bánh, bốn bánh chạy được là được Tiền ít ,tiền nhiều sống được là được Người xấu, người đẹp dễ coi là được Người trẻ, ngườì già miễn khỏe là được Nhà giàu, nhà nghèo hòa thuận là được
27/08/2020(Xem: 7153)
Ngài là một vị thiền sư Chỉ còn một mắt, bị hư một rồi Nhưng ngài giác ngộ rạng ngời Dạy hàng đệ tử ở nơi chùa này.
27/08/2020(Xem: 6900)
Tiếng Lòng ẩn trú Vu Lan, Tình Cha Mẹ Dạy, muôn Ngàn trí nhiên, Y vàng cài đóa Hồng nguyên, Tình người còn mãi, Hiếu hiền mẹ cha.
26/08/2020(Xem: 5611)
Hôm nay con về Vào mùa an cư kiết hạ Con đã nghe rồi Cỏ cây rộn rã tiếng cười vui Đón con về Mùa Vu Lan báo hiếu Ngẩn lên nhìn Đức Phật Nghe lòng cảm xúc, tiếng gọi từ ngàn xưa Hôm nay con về Sư Phụ còn đây ngày tháng đó Áo nâu gầy lòng mở rộng thương yêu
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]