Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chỉ là hạt bụi giữa đời! (thơ)

01/07/201520:50(Xem: 13084)
Chỉ là hạt bụi giữa đời! (thơ)


 
                         blank
                                    blank
                   Giữ Thân Tâm Thăng Bằng.

         Có hai thầy trò nhà kia làm nghệ sĩ xiếc. Thầy là một người đàn ông góa vợ và học trò là một cô gái nhỏ tên Kathullika. Hai thầy trò đi khắp đó đây trình diễn để kiếm sống. Màn trình diễn thường xuyên của họ là ông thầy đặt một cây tre khá cao trên đỉnh đầu mình, rồi bé gái leo dần lên đầu cây và dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục di chuyển trên mặt đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao để giữ thăng bằng và ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.

Có một hôm thầy nói với học trò:
“Này Kathulika, con hãy giữ gìn cho ta và ta sẽ giữ gìn cho con, chúng ta hãy giữ gìn cho nhau để tránh tai nạn thì thầy trò mình mới kiếm được tiền lâu dài được.”
Đứa bé gái trả lời:
“Thưa thầy, có lẽ ta nên làm thế này thì đúng hơn: Mỗi người chúng ta nên tự gìn giữ lấy mình, vì giữ gìn lấy mình chính là gìn giữ cho nhau, tránh được tai nạn và thầy trò mình mới kiếm được tiền.” 

Đức Phật kể câu chuyện này trong kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya) để ví dụ về sự thực tập chánh niệm của chúng ta. Hình ảnh trò trình diễn đầy nguy hiểm này nói lên được những đặc điểm trong sự thực tập chánh niệm. 

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta quen phóng tâm ý của mình ra thế giới chung quanh, nên việc chuyển sự chú ý vào bên trong, cảm giác được sức nặng của bộ đầu trên đôi vai cùng với những cử động tinh tế của các bắp thịt trong cơ thể lúc nào cũng có mặt để giữ cho thân ta được thăng bằng, là một thay đổi lớn. Người nghệ sĩ xiếc cũng giống như một thiền giả, đem ý thức trở về với một tiến trình lúc nào cũng đang xảy ra trong ta nhưng thường bị lãng quên. Quay trở về để ý thức được mình là một bước rất quan trọng, nếu ta thật sự muốn tìm hiểu và học hỏi về chính mình.

Và câu chuyện đức Phật kể cũng cho ta thấy tại sao chúng ta nên quan tâm đến hạnh phúc của chính mình trước khi phê phán hay trách móc những việc làm của người khác. Hình ảnh đức Phật đưa ra trình bày rõ sự thật ấy: Chúng ta không bao giờ có thể kiểm soát sự quân bình của người khác. Và hơn thế nữa, bé gái chỉ có thể giữ được sự quân bình của mình nếu người thầy mà cô đang đứng trên vai cũng vững vàng và tin cậy được. Nói một cách khác, phương cách hay nhất để vị thầy giữ cho học trò mình khỏi bị tai nạn là quay nhìn lại bên trong và chú ý đến sự thăng bằng của chính ông. Và điều ấy cũng rất đúng với nhiều vấn đề khác trong cuộc đời ta. 

Phẩm chất của một sự tương quan được sâu sắc và vững vàng hơn khi mỗi bên biết tự săn sóc chính mình, và điều này lại rất quan trọng khi bên này cần nương tựa và tin cậy vào sự vững chãi của bên kia. Sự sống tự nó là một hành động giữ thăng bằng. Mỗi chúng ta đang đi trên một thân tre cao, cố gắng giữ thăng bằng giữa những cơn gió lay động, đong đưa của cuộc đời. Giữ cho mình được an toàn đã là một chuyện khó, đừng nói chi đến việc còn phải lo cho những ai đang đứng trên vai của mình!

Chánh niệm là một phương tiện giúp ta thực hiện được việc ấy: quay lại nhìn vào bên trong, giữ thăng bằng và an trú nơi một điểm trọng tâm tĩnh lặng làm gốc rễ quân bình cho tất cả. Phẩm chất của năng lượng chánh niệm trong giờ phút hiện tại - thân tre mà chúng ta đang đứng - có thể là yên tĩnh, vững vàng, và bất động. Lúc ấy, sự an toàn của ta và những người nương tựa vào ta sẽ vô cùng bảo đảm. 
Và ngược lại thì cho dù ta có trách móc, phê bình hay chỉ trích kẻ khác bao nhiêu, điều đó cũng sẽ không khôi phục lại cho ta một sự quân bình nào hết. 

Cũng có thể có người hiểu lầm và cho rằng sự thực tập này là ích kỷ. Nhưng nói như vậy là ta quên rằng đức Phật cũng có nhấn mạnh về sự liên hệ mật thiết giữa ta và người khác. Người thầy cố gắng giữ sự thăng bằng của mình là vì muốn bảo vệ cho người học trò của chính mình. Lúc đầu, ông ta đề nghị rằng mình sẽ lo cho sự thăng bằng của người học trò, đó là một biểu hiện của tình thương, nhưng tình thương ấy phải được soi sáng bằng tuệ giác. Cũng như một người đang bị lún sâu trong bùn lầy thì làm sao có thể giúp được ai khác nữa? Anh ta phải tự mình thoát ra và đứng trên mặt đất vững chắc trước đã. Khả năng giúp đỡ người khác của ta hoàn toàn tùy thuộc vào sự vững vàng và quân bình của chính mình.

Khi ta hộ trì cho chính ta là ta đang hộ trì cho người khác. Khi ta hộ trì cho người khác là ta đang hộ trì cho chính ta. Bằng cách thực tập chánh niệm và làm cho nó được tăng trưởng. Và thế nào là trong khi hộ trì cho người khác là ta hộ trì cho mình? Bằng cách nhẫn nhịn, bất hại và tình thương. Bạn có nhận thấy ranh giới giữa mình và người khác đã biến mất không? Khi ta nhẫn nhịn và có tình thương đối với người khác là ta đang ban rải tâm từ đến chính mình. Thật vậy, giúp đỡ người khác là một phương pháp nhiệm mầu nhất để săn sóc cho hạnh phúc của chính ta, cũng như khi ta gây hại cho người khác là một cách gián tiếp gây hại cho chính mình. 

Theo giáo lý của đức Phật thì mọi hành động - karma - của ta đều dựa trên tác ý của mình, nó không chỉ ảnh hưởng đến thế giới “bên ngoài” mà còn tác động đến chính con người và tâm tánh của ta. Những gì ta nghĩ, ta nói, ta làm sẽ định hướng và làm thành con người của mình, và rồi ta lại tạo dựng và ảnh hưởng đến thế giới chung quanh qua những phẩm chất ý thức và sự hiểu biết sâu sắc của chính ta. Quay lại nhìn vào bên trong một cách cẩn trọng và thường xuyên, và giữ một thăng bằng. Tất cả đều tùy thuộc vào sự thực tập chánh niệm ấy của ta.
 
Andrew Olendzki
Mây Vô Danh dịch
 
 
blank
 
Chỉ là hạt bụi giữa đời!

Nhớ rằng mình là người bình thường.

Luôn tự xem mình là người bình thường làm cho lòng ta thanh thản. 
Nếu bạn là người ở cương vị càng cao mà biết tự coi mình là người bình thường thì bạn lại càng được kính trọng. Đối với đa số người điều này thật không dễ dàng, vì vậy dù chỉ là một anh binh nhì cũng vẫn có thể ngạo mạn khinh người y hệt một tướng binh tài ba mắc chứng ''Công thần''. 

Nghĩ mình là người bình thường thì trên đời này chẳng có gì quan trọng lắm! 
Ta cứ ung dung tự tại sống cuộc sống của mình, làm những việc phải làm. 
Chúng ta thường nghe nói: "Cái khó nhất ở đời là biết dừng ở chỗ nào" và "Cái cần thiết nhất là biết mình". 

Người luôn nhớ tự coi mình là người bình thường sẽ dễ "biết mình" và cũng dễ "biết dừng" đúng lúc trong mọi tình huống giữa đời.

Hề chi một phận đời riêng
Buông hơi nằm xuống mà nghiêng đất trời
Thiếu ta, đời cũng vậy thôi!
Ta là hạt bụi giữa đời bao la..

Namo Buddhaya
blank

blank
blank
blank
blank
 
Hình ảnh ngày tu Bát Quan Trai cùng Thiền Sinh Sợi Nắng Nam Cali Saturday July 11 -2015
 
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
blank
           blank
             
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/07/2024(Xem: 4815)
Ba Mươi Năm vun bồi ngôi nhà Tâm Linh Phước Huệ Hạt giống Phật tưới tẩm thương yêu hiểu biết đơm hoa Chữ Duyên trong đạo Phật thật thâm trầm áo nghĩa, đất Thục-quỳnh-mai, nơi Đạo Tràng Phước Huệ thành lập và sinh hoạt đến nay đã tròn Ba Mươi Năm, cũng từ chữ “duyên” đó. Khởi đi là, vào một ngày đẹp trời đầu tháng 8, năm 1994, Thầy Tâm Ngoạn lái xe từ Seattle về Los Angles, mời chúng tôi lên xe, cùng Thầy thăm viếng miền Tây Bắc Hoa Kỳ vì, trước đây đã ba lần, mỗi lần về LA, Thầy rất chân thành mời chúng tôi đến Seattle lập chùa, nhưng, chúng tôi đều một mực từ chối
14/07/2024(Xem: 2726)
Rất hiếm cơ hội tham dự buổi Thiền trà thật ý nghĩa Trân quý thay tình đạo pháp, khi hoà hợp bên nhau Dù luôn giữ Chánh niệm từng giây phút, mọi cử chỉ nào Vẫn mang thông điệp chia sẻ niềm vui thật tinh tế !
08/07/2024(Xem: 2482)
Hãy khao khát được trưởng thành trong trí tuệ Tập luyện cho mình một định hướng “ngẫng đầu “ Sẽ sống thật hơn, khi nội tâm càng thẫm sâu Bằng nhiều trạng thái chủ động cách tích cực (1) Sẽ vượt qua thử thách, đối phó vật chất, tinh thần áp lực!
01/07/2024(Xem: 2793)
Trong Đạo Phật chữ HỌC rất quan trọng.(1) Ám chỉ từ việc tu tập, rèn luyện hay hành trì Một lúc nào đó, phát hiện ra chẳng loại bỏ được gì Khi thế giới quanh ta vẫn luôn vận hành biến dịch! Nên vẫn mãi mê tô vẽ bản thân, để đạt mục đích ! Và cứ thế theo cung bậc thăng trầm của vòng xoay
01/07/2024(Xem: 1403)
Ngọt lành hai tiếng à ơi... Mẹ ru con ngủ tròn đời gió sương Tiếng lời mình, tiếng yêu thương Tiếng lời kinh Bụt thơm hương thơm trầm.
30/06/2024(Xem: 3892)
Trúc Lâm Đầu Đà, Ngài tên thật là Trần Khâm. Sinh năm 1258, lên ngôi năm 1278, ở ngôi 15 năm từ 1278 đến 1293, nhường ngôi cho con lên làm Thượng hoàng 6 năm từ 1293 đến 1299, sau đó ngài đi tu 9 năm từ năm 1299 đến năm 1308. Năm 1308 ngài viên tịch. Trụ thế 50 tuổi Tây, 51 tuổiTa. Đó là cuộc đời của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ngài là anh hùng dân tộc, là một bậc minh quân, là vị tổ khai sáng ra dòng thiền Việt Nam. Hồi Thứ Nhất:
29/06/2024(Xem: 2317)
Mừng Sinh Nhật Sư Phụ bảy lăm Tuệ giác càng thêm sáng trăng rằm Xuất, Tại gia đệ tử cầu chúc Hoằng dương đạo pháp mãi trăm năm Kể từ khi Thầy đến Tây Âu Ánh sáng từ bi rất nhiệm mầu Những đóa sen trồng trên xứ tuyết Chúng con ghi dậm nét thâm sâu
28/06/2024(Xem: 2556)
Hôm nay sinh nhật Thầy Con biết chúc gì đây? Bao lời văn trau chuốt Tác giả đã diễn bày con đọc trên Viên Giác Tán tụng công đức Thầy Sáu mươi năm hành đạo Bảy mươi lăm tuổi đời Cuộc đời trôi qua mau Thầy tạo bao ân đức
25/06/2024(Xem: 1437)
Đêm trăn trở canh dài thao thức Hồi tưởng chuyện đời viết tâm thư Đêm thật buồn dế khóc nỉ non Gió xào xạc lời ru thương nhớ. Tâm thư ghi nỗi niềm con trẻ Công ơn cha qua mấy vần thơ Một cuộc đời giản dị đơn sơ Một tấm lòng bao dung quảng đại.
23/06/2024(Xem: 1562)
Mừng Thầy và Mẹ bên nhau Đinh ninh thờ Phật, trước sau vuông tròn. Chín mươi hai tuổi sắt son Sáu thời niệm Phật nỉ non tiếng lòng. Thầy TU cho mẹ thong dong Mẹ TU ... bòn PHƯỚC – Phước con thêm dầy Mẹ còn ruộng Phước còn đây Mẹ đi tủi phận ... từng ngày mồ côi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]