Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sáu Ba La Mật (thơ)

10/03/201004:05(Xem: 7701)
Sáu Ba La Mật (thơ)

phat di da 11

Sáu Ba La Mật
Ba La Mật, tiếng Phạn
Là Pu-ra-mi-ta,
Gồm có sáu pháp chính
Của những người xuất gia.
Ba La Mật có nghĩa
Là vượt qua sông Mê.
Một quá trình tu dưỡng
Giúp phát tâm Bồ Đề.
Đây là Bồ Tát đạo,
Trước, giải thoát cho mình,
Còn gọi là tự độ,
Sau, cứu giúp chúng sinh.
Sáu pháp Ba La Mật:
Một, Bố Thí giúp người.
Hai, Trì Giới, giữ luật.
Ba, Kiên Nhẫn ở đời.
Bốn, rèn luyện Tinh Tấn.
Năm, Thiền Định hàng ngày.
Sáu, chăm lo Trí Tuệ
Để bát Tuệ luôn đầy.
1
BỐ THÍ
Bố thí có ba loại.
Tài thí là loại đầu,
Tức bố thí tiền bạc.
Pháp thí là loại sau.
Pháp thí đem chân lý
Của Phật đến cho người.
Dạy Từ Bi Hỷ Xả
Để sống tốt ở đời.
Vô úy là bố thí
Niềm vui và lời khuyên,
Để người khác an lạc,
Thoát khỏi nỗi buồn phiền.
Bố thí có ba bậc,
Tùy đức độ từng người,
Là Hạ, Trung và Thượng.
Tất cả nhằm giúp đời.
Hạ, bố thí cơm nước,
Quần áo cũ, dầu đèn.
Trung, bố thí nhà cửa,
Vàng bạc và thuốc men.
Thượng, bố thí cao nhất,
Của các bậc thánh linh,
Sẵn sàng đem bố thí
Đầu, mắt, chân tay mình.
Xét theo luật nhân quả,
Bố thí nghĩa là cho,
Nhưng cũng nghĩa là nhận
Cái ngày xưa mình cho.
Người nhận của bố thí
Là người có phước lành,
Giờ khó khăn, nhận lại
Cái đức xưa của mình.
Tương tự, người bố thí
Đang tu đức này nay
Bằng cách giúp người khác,
Để được giúp sau này.
2
TRÌ GIỚI
Để Thân, Khẩu và Ý
Tránh được điều không hay,
Không làm điều bất thiện,
Phải trì giới hàng ngày.
Tức là luôn tâm niệm
Để ghi nhớ trong lòng,
Không phạm năm điều cấm,
Trong ý nghĩ cũng không.
Một, là không nói dối.
Hai, là không sát sinh.
Ba, không được trộm cắp,
Lấy cái không của mình.
Bốn, là không uống rượu.
Năm, không được tà dâm.
Giữ được năm giới ấy,
Sẽ thanh thản cõi tâm.
Trì giới phải tự nguyện,
Không để khoe với đời.
Liên tục và kiên nhẫn,
Không một phút buông lơi.
3
NHẪN NHỤC
Nhẫn nhục là đức tính
Cần thiết cho con người
Để được sống thanh thản
Và thành đạt trong đời.
Nhẫn nhục có ba cấp.
Thân nhẫn là cấp đầu.
Nhẫn nhục chịu mưa gió,
Đói khát và buồn đau.
Khẩu nhẫn là cấp tiếp.
Nhẫn nhục nén trong lòng,
Không nói lời than trách,
Cả khi chịu bất công.
Quan trọng và cao nhất
Là Ý nhẫn, là khi
Tâm ý không thù hận,
Không để bụng điều gì.
Khi đạt được Ý nhẫn,
Lòng an lạc, yên bình.
Tham Sân Si tự biến,
Thoát được vòng vô minh.
4
TINH TẤN
Theo nghĩa thông dụng nhất,
Tinh tấn là chuyên cần,
Quyết tâm và cố gắng
Để vượt mọi khó khăn
Đời thường đầy cám dỗ,
Vất vả đủ trăm điều.
Người tu hành còn khổ
Và vất vả hơn nhiều.
Vì thế phải tinh tấn,
Phải luôn nhắc nhở mình,
Để vượt qua cám dỗ,
Thoát khỏi vòng vô minh.
Muốn đắc quả, giác ngộ,
Thì với người tu hành,
Phải một lòng tu pháp,
Không để ý xung quanh.
Chính nhờ sự tinh tấn,
Thái tử Tất Đạt Đa
Vượt được nhiều khổ ải
Để thành Phật Thích Ca.
Kiên nhẫn và tinh tấn
Giúp ta thắng cái lười,
Đạt được đích mình muốn,
Tránh thói xấu cuộc đời.
5
THIỀN ĐỊNH
Thiền định trong tiếng Phạn
Gọi là Dhyana,
Tức tư duy, tĩnh lự,
Là quá trình khi ta
Chuyên tâm ngồi một chỗ,
Trong tư thế tọa thiền,
Suy ngẫm về tâm thức,
Thân và trí tĩnh yên.
Sau sáu năm khổ hạnh,
Thái tử Tất Đạt Đa,
Nhờ chuyển sang thiền định,
Mới thành Phật Thích Ca.
Thiền định là một cách
Ta tìm lại chính mình,
Thanh lọc các ý nghĩ,
Đạt cái thiền, cái minh.
Như tụng kinh, niệm Phật,
Hoặc thanh tịnh ăn chay,
Thiền, phải thiền liên tục,
Kiên nhẫn và hàng ngày.
6
TRÍ TUỆ
Theo Phật học, Trí tuệ
Có hai loại như sau.
Một là Căn bản trí,
Trí tuệ gốc ban đầu.
Căn bản trí là trí
Có sẵn trong mỗi người,
Được thiên nhiên ban phú
Ngay từ lúc chào đời.
Tuy nhiên, cái trí ấy
Có thể bị lãng quên
Nếu không chịu rèn luyện,
Sống vô minh, thấp hèn.
Vì vậy phải cần đến
Cấp Trí tuệ thứ hai,
Gọi là Hậu đắc trí,
Giúp ta thành hiền tài.
Trí này chỉ có được
Qua quá trình dài lâu
Thiền định và trì giới,
Đọc sách và nguyện cầu.
Một khi có được nó,
Ta thoát vòng vô minh,
Phân biệt được sai đúng,
Cứu người và cứu mình.
Việc rèn luyện trí tuệ
Để sống tốt, thành người
Đòi hỏi phải kiên nhẫn,
Và kéo dài suốt đời.
*
Trên đây tôi lược kể
Dễ hiểu và nôm na
Sáu pháp Ba La Mật
Của Đức Phật Thích Ca.
Làm được thế chắc khó,
Nhưng cứ thử xem sao.
Chí ít để biết được
Mình là người thế nào.
 
Ở đời Bồ Tát ít,
Người bình thường thì nhiều.
Đời có thêm Bồ Tát,
Thì đời càng đáng yêu.
 
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/09/2014(Xem: 11342)
Tên thật : Nguyễn Kim Long Tên trong thơ : Nguyễn Thanh Tâm (Mặc Phương Tử) Nguyên quán: Đồng Sơn, Gò Công, Tiền Giang Sinh năm 1952, về sau còn 1956. Xuất thân từ gia đình làm nông Lưu lạc đến Sàigòn, quận 4 từ năm 1964. Đi học trường tiểu học Nguyễn Thái Học, Q.1, Saigon. phụ gia đình bán nước mía, bánh cam, chuối chiên, để tạm sống trong thời nhiễu loạn.
06/09/2014(Xem: 12898)
Thân con từ cội Bồ Đề Nổi trôi, trôi nổi bốn bề biển khơi Trùng dương sóng nỗi dập vùi Bao phen thoát nạn, quên ơn Mẹ hiền Bụi trần ám nhiễm si mê Quên lời Mẹ day tu nhiều càng si Cầu tinh tấn, sanh si mê Cầu Hỷ xả, thêm sân si Thuận cảnh quên ơn, Nghịch cảnh oán phận Sân si tham đắm bụi trần
06/09/2014(Xem: 9457)
Trung thu trăng sáng tuyệt vời Nhưng mà cũng chỉ trăng đời mà thôi Trăng đời khi đổi khi dời Khi trong khi đục như đời trần gian Còn trăng trí tuệ PHẬT ban Hào quang chiếu tỏa muôn ngàn đại dương
06/09/2014(Xem: 9935)
Hoa lửa gợn hương trầm Gió Pháp dệt tơ hương Đèn bạc nạm Long Lân Qui Phụng Gấm vàng che rợp sắc Hoàng Vương Cung Vua A-Xà-Thế Rộn nghi lễ cúng dường Hoa lửa Hoa đăng vạn ánh Kính dâng lên Đấng Pháp Vương
05/09/2014(Xem: 7719)
Người ngồi im lặng nghỉ suy Có nghe tiếng sóng rào rì vọng vang Trùng khơi biển nước mênh mang Sóng lòng Ta dậy hân hoan nỗi niềm !
05/09/2014(Xem: 14628)
Còn đây của báu trong nhà Không là ngọc bảo, không là hoàng kim Bình thường chiếc áo tràng lam Mà sao quý vượt muôn ngàn ngọc châu! Những năm cầu thực dãi dầu Sớm mai tụng niệm, đêm thâu mật trì Dòng đời mãi cuốn con đi Về nương chốn tịnh có Thầy, có Ôn… Kinh truyền ban phát khuyên lơn
04/09/2014(Xem: 9261)
Nghe chuông chùa Thiên Mụ Áp tai nghe tiếng ngân rền Âm ba vi diệu mật truyền thiên thu Đẩy xua tạp nhiễm uế ô Cho tâm thanh thản, cho ngu si tàn Hỉ nộ ái ố tiêu tan Và bi dục lạc tan hàng chạy đi Lắng nghe chuông vọng ầm ì Muốn hòa vào gió mà bay tức thời Mà thôi, ở là mà chơi Hồng trần duyên nợ có người đang trông Bước ra nhẹ bổng bềnh bồng Gom về âm sắc chuông đồng Huế xưa!
04/09/2014(Xem: 8231)
Bồi hồi hoài niệm quê xưa Thùy dương cát trắng bốn mùa gió hoa Hương trinh bạch mê hồ ca Dấu chân bộ lạc đường xa lạy về...
04/09/2014(Xem: 7823)
Lắng nghe rơi hạt bụi trần Lặng nhìn sợi tóc ngoài sân giỡn đùa Hương thầm ai gửi gió đưa Xòe tay đã thấy ý vừa nhấp môi.
03/09/2014(Xem: 8354)
Có người đứng giữa đôi bờ Bao lần tự hỏi.. biết giờ về đâu? Quay qua ngó lại, bạc đầu.. Ngập ngừng, bịn rịn, chìm sâu giữa đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567