Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sáu Ba La Mật (thơ)

10/03/201004:05(Xem: 7575)
Sáu Ba La Mật (thơ)

phat di da 11

Sáu Ba La Mật
Ba La Mật, tiếng Phạn
Là Pu-ra-mi-ta,
Gồm có sáu pháp chính
Của những người xuất gia.
Ba La Mật có nghĩa
Là vượt qua sông Mê.
Một quá trình tu dưỡng
Giúp phát tâm Bồ Đề.
Đây là Bồ Tát đạo,
Trước, giải thoát cho mình,
Còn gọi là tự độ,
Sau, cứu giúp chúng sinh.
Sáu pháp Ba La Mật:
Một, Bố Thí giúp người.
Hai, Trì Giới, giữ luật.
Ba, Kiên Nhẫn ở đời.
Bốn, rèn luyện Tinh Tấn.
Năm, Thiền Định hàng ngày.
Sáu, chăm lo Trí Tuệ
Để bát Tuệ luôn đầy.
1
BỐ THÍ
Bố thí có ba loại.
Tài thí là loại đầu,
Tức bố thí tiền bạc.
Pháp thí là loại sau.
Pháp thí đem chân lý
Của Phật đến cho người.
Dạy Từ Bi Hỷ Xả
Để sống tốt ở đời.
Vô úy là bố thí
Niềm vui và lời khuyên,
Để người khác an lạc,
Thoát khỏi nỗi buồn phiền.
Bố thí có ba bậc,
Tùy đức độ từng người,
Là Hạ, Trung và Thượng.
Tất cả nhằm giúp đời.
Hạ, bố thí cơm nước,
Quần áo cũ, dầu đèn.
Trung, bố thí nhà cửa,
Vàng bạc và thuốc men.
Thượng, bố thí cao nhất,
Của các bậc thánh linh,
Sẵn sàng đem bố thí
Đầu, mắt, chân tay mình.
Xét theo luật nhân quả,
Bố thí nghĩa là cho,
Nhưng cũng nghĩa là nhận
Cái ngày xưa mình cho.
Người nhận của bố thí
Là người có phước lành,
Giờ khó khăn, nhận lại
Cái đức xưa của mình.
Tương tự, người bố thí
Đang tu đức này nay
Bằng cách giúp người khác,
Để được giúp sau này.
2
TRÌ GIỚI
Để Thân, Khẩu và Ý
Tránh được điều không hay,
Không làm điều bất thiện,
Phải trì giới hàng ngày.
Tức là luôn tâm niệm
Để ghi nhớ trong lòng,
Không phạm năm điều cấm,
Trong ý nghĩ cũng không.
Một, là không nói dối.
Hai, là không sát sinh.
Ba, không được trộm cắp,
Lấy cái không của mình.
Bốn, là không uống rượu.
Năm, không được tà dâm.
Giữ được năm giới ấy,
Sẽ thanh thản cõi tâm.
Trì giới phải tự nguyện,
Không để khoe với đời.
Liên tục và kiên nhẫn,
Không một phút buông lơi.
3
NHẪN NHỤC
Nhẫn nhục là đức tính
Cần thiết cho con người
Để được sống thanh thản
Và thành đạt trong đời.
Nhẫn nhục có ba cấp.
Thân nhẫn là cấp đầu.
Nhẫn nhục chịu mưa gió,
Đói khát và buồn đau.
Khẩu nhẫn là cấp tiếp.
Nhẫn nhục nén trong lòng,
Không nói lời than trách,
Cả khi chịu bất công.
Quan trọng và cao nhất
Là Ý nhẫn, là khi
Tâm ý không thù hận,
Không để bụng điều gì.
Khi đạt được Ý nhẫn,
Lòng an lạc, yên bình.
Tham Sân Si tự biến,
Thoát được vòng vô minh.
4
TINH TẤN
Theo nghĩa thông dụng nhất,
Tinh tấn là chuyên cần,
Quyết tâm và cố gắng
Để vượt mọi khó khăn
Đời thường đầy cám dỗ,
Vất vả đủ trăm điều.
Người tu hành còn khổ
Và vất vả hơn nhiều.
Vì thế phải tinh tấn,
Phải luôn nhắc nhở mình,
Để vượt qua cám dỗ,
Thoát khỏi vòng vô minh.
Muốn đắc quả, giác ngộ,
Thì với người tu hành,
Phải một lòng tu pháp,
Không để ý xung quanh.
Chính nhờ sự tinh tấn,
Thái tử Tất Đạt Đa
Vượt được nhiều khổ ải
Để thành Phật Thích Ca.
Kiên nhẫn và tinh tấn
Giúp ta thắng cái lười,
Đạt được đích mình muốn,
Tránh thói xấu cuộc đời.
5
THIỀN ĐỊNH
Thiền định trong tiếng Phạn
Gọi là Dhyana,
Tức tư duy, tĩnh lự,
Là quá trình khi ta
Chuyên tâm ngồi một chỗ,
Trong tư thế tọa thiền,
Suy ngẫm về tâm thức,
Thân và trí tĩnh yên.
Sau sáu năm khổ hạnh,
Thái tử Tất Đạt Đa,
Nhờ chuyển sang thiền định,
Mới thành Phật Thích Ca.
Thiền định là một cách
Ta tìm lại chính mình,
Thanh lọc các ý nghĩ,
Đạt cái thiền, cái minh.
Như tụng kinh, niệm Phật,
Hoặc thanh tịnh ăn chay,
Thiền, phải thiền liên tục,
Kiên nhẫn và hàng ngày.
6
TRÍ TUỆ
Theo Phật học, Trí tuệ
Có hai loại như sau.
Một là Căn bản trí,
Trí tuệ gốc ban đầu.
Căn bản trí là trí
Có sẵn trong mỗi người,
Được thiên nhiên ban phú
Ngay từ lúc chào đời.
Tuy nhiên, cái trí ấy
Có thể bị lãng quên
Nếu không chịu rèn luyện,
Sống vô minh, thấp hèn.
Vì vậy phải cần đến
Cấp Trí tuệ thứ hai,
Gọi là Hậu đắc trí,
Giúp ta thành hiền tài.
Trí này chỉ có được
Qua quá trình dài lâu
Thiền định và trì giới,
Đọc sách và nguyện cầu.
Một khi có được nó,
Ta thoát vòng vô minh,
Phân biệt được sai đúng,
Cứu người và cứu mình.
Việc rèn luyện trí tuệ
Để sống tốt, thành người
Đòi hỏi phải kiên nhẫn,
Và kéo dài suốt đời.
*
Trên đây tôi lược kể
Dễ hiểu và nôm na
Sáu pháp Ba La Mật
Của Đức Phật Thích Ca.
Làm được thế chắc khó,
Nhưng cứ thử xem sao.
Chí ít để biết được
Mình là người thế nào.
 
Ở đời Bồ Tát ít,
Người bình thường thì nhiều.
Đời có thêm Bồ Tát,
Thì đời càng đáng yêu.
 
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/03/2024(Xem: 197)
Cầu nguyện, ước nguyện là trạng thái tâm lý ! Phản ảnh sự mong chờ điều gì sẽ diễn ra Sẽ thành tựu đúng như ý …đó mà Và không biết có chính đáng hay còn tham bắt? Cũng không còn ai thắc mắc khi lễ tượng Bồ Tát ! Về sự hiện thân người nữ của Đức Ngài Một trong 32 hoá thân ứng hợp với mọi loài Từ Đế Thích,Tỳ kheo, Thần Kim Cang, Ưu bà Tắc ! Bao trùm sức mạnh huyền diệu, lòng đại từ chân thật !
27/03/2024(Xem: 74)
Em tôi đập đá mua hạt vàng Đôi tay rướm máu nắng chang chang Mồ hôi mặn hay giọt lệ đắng Khóc tuổi thơ từ thuở mất cha. Em tôi bán từng tấm vé số Ngày lang thang trên mọi nẻo đường Tối về lấy vỉa hè làm tổ Đêm ngủ mơ vòng tay yêu thương.
27/03/2024(Xem: 341)
Chinh Phụ Ngâm, nguyên tác của danh sĩ Đặng Trần Côn, diễn nôm song thất lục bát của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm là một áng thơ tình kiệt tác của Việt Nam và thế giới. Tập thơ diễn tả nỗi thương nhớ chồng, người chinh phu nơi quan ải, và những đau khổ người khuê phụ thời chiến loạn phải chịu đựng trong sự sự bạo tàn của chiến tranh. Tiếp tục sự đóng góp cá nhân cho công trình bảo tồn và phổ biến văn hóa Việt mà tôi bắt đầu từ tập thơ nhạc song ngữ “A Garden of Vietnamese Lyrics & Verse”, gồm khoảng 150 bài thơ và nhạc của nhiều tác giả, tiền chiến và hiện đại, xuất bản năm 2019, cho đến tác phẩm song ngữ “The Tale of Kiều” được phổ biến năm 2023 qua ebook, sách in, trang mạng và youtube videos, rồi năm giáp thìn này, tôi vừa hoàn tất tập thơ song ngữ “Chinh Phụ Ngâm / Lament Song of a Soldier’s Wife”.
26/03/2024(Xem: 231)
Bọn chúng mình bạn thân 5 đứa, cùng trình độ chung một chí hướng ! Sau hai mươi năm, quyết định hội ngộ nơi hải ngoại phương xa Chọn Úc Châu, được mệnh danh “xứ sở hiền hoà”
25/03/2024(Xem: 92)
Thanh tịnh gia trang Chơn hương giới thể Hồng ân Phật để Phật đạo huy hoàng Việt nam Phật đạo vinh quang Vượt muôn ngàn dặm huy hoàng xa khơi
24/03/2024(Xem: 114)
Ta về núi, tìm lại cảnh nội tâm, Chốn thâm nghiêm, an trú vào hơi thở. Nghe chuông vọng, chim reo dòng suối chảy. Cõi chân Huyền, trú dạ giữa thiền thơ. Ta về núi, chép bản kinh tâm Phật, Giới hộ thân, làm hạnh nguyện chân tu. Nghe sâu thẳm, giữa muôn trùng sóng nghiệp, Gạc não phiền, giữa bến đổ chân như.
21/03/2024(Xem: 705)
Hoa thơm cỏ lạ ven đường Thảnh thơi từng bước dạo vườn thiên nhiên Thái dương hồng rực chân thiên Hồng tươi vạn vật mọi miền đẹp xinh Lối mòn dẫn đến Quang Minh Trên đồi yên đứng một mình tịnh tâm. Đường về qua tượng Quán Âm Hoa từ bi nở thành tâm nguyện cầu Cầu cho nhân loại hết sầu Thảnh thơi an sống bạc đầu còn thơ. Cuộc đời không là giấc mơ Ở trong hiện thực từng hơi thở nồng.
17/03/2024(Xem: 233)
Người thiếu phụ đưa chồng ra nghĩa địa Tiếng gào than xé nát cả khung chiều Giọt mưa lạnh cũng mặn cùng môi đắng Truông cát dài chân ai bước liêu xiêu.
15/03/2024(Xem: 854)
Năm nay Mẹ đã chín hai (92) Đàn con chúc Mẹ thọ dài nhiều hơn Cầu xin chư Phật ban ơn Mẹ luôn vui khỏe, cháu con sum vầy Sớm trưa chiều tối ngày ngày Vui cùng kinh kệ hiển bày tịnh tu Mặc cho ngày tháng phù du Đêm qua ngày tới xuân thu xoay vòng
14/03/2024(Xem: 1201)
Các vị La Hán chùa Tây Phương Tôi đến thăm về lòng vấn vương. Há chẳng phải đây là xứ Phật, Mà sao ai nấy mặt đau thương? Đây vị xương trần chân với tay Có chi thiêu đốt tấm thân gầy Trầm ngâm đau khổ sâu vòm mắt Tự bấy ngồi y cho đến nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567