Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sáu Ba La Mật (thơ)

10/03/201004:05(Xem: 9764)
Sáu Ba La Mật (thơ)

phat di da 11

Sáu Ba La Mật
Ba La Mật, tiếng Phạn
Là Pu-ra-mi-ta,
Gồm có sáu pháp chính
Của những người xuất gia.
Ba La Mật có nghĩa
Là vượt qua sông Mê.
Một quá trình tu dưỡng
Giúp phát tâm Bồ Đề.
Đây là Bồ Tát đạo,
Trước, giải thoát cho mình,
Còn gọi là tự độ,
Sau, cứu giúp chúng sinh.
Sáu pháp Ba La Mật:
Một, Bố Thí giúp người.
Hai, Trì Giới, giữ luật.
Ba, Kiên Nhẫn ở đời.
Bốn, rèn luyện Tinh Tấn.
Năm, Thiền Định hàng ngày.
Sáu, chăm lo Trí Tuệ
Để bát Tuệ luôn đầy.
1
BỐ THÍ
Bố thí có ba loại.
Tài thí là loại đầu,
Tức bố thí tiền bạc.
Pháp thí là loại sau.
Pháp thí đem chân lý
Của Phật đến cho người.
Dạy Từ Bi Hỷ Xả
Để sống tốt ở đời.
Vô úy là bố thí
Niềm vui và lời khuyên,
Để người khác an lạc,
Thoát khỏi nỗi buồn phiền.
Bố thí có ba bậc,
Tùy đức độ từng người,
Là Hạ, Trung và Thượng.
Tất cả nhằm giúp đời.
Hạ, bố thí cơm nước,
Quần áo cũ, dầu đèn.
Trung, bố thí nhà cửa,
Vàng bạc và thuốc men.
Thượng, bố thí cao nhất,
Của các bậc thánh linh,
Sẵn sàng đem bố thí
Đầu, mắt, chân tay mình.
Xét theo luật nhân quả,
Bố thí nghĩa là cho,
Nhưng cũng nghĩa là nhận
Cái ngày xưa mình cho.
Người nhận của bố thí
Là người có phước lành,
Giờ khó khăn, nhận lại
Cái đức xưa của mình.
Tương tự, người bố thí
Đang tu đức này nay
Bằng cách giúp người khác,
Để được giúp sau này.
2
TRÌ GIỚI
Để Thân, Khẩu và Ý
Tránh được điều không hay,
Không làm điều bất thiện,
Phải trì giới hàng ngày.
Tức là luôn tâm niệm
Để ghi nhớ trong lòng,
Không phạm năm điều cấm,
Trong ý nghĩ cũng không.
Một, là không nói dối.
Hai, là không sát sinh.
Ba, không được trộm cắp,
Lấy cái không của mình.
Bốn, là không uống rượu.
Năm, không được tà dâm.
Giữ được năm giới ấy,
Sẽ thanh thản cõi tâm.
Trì giới phải tự nguyện,
Không để khoe với đời.
Liên tục và kiên nhẫn,
Không một phút buông lơi.
3
NHẪN NHỤC
Nhẫn nhục là đức tính
Cần thiết cho con người
Để được sống thanh thản
Và thành đạt trong đời.
Nhẫn nhục có ba cấp.
Thân nhẫn là cấp đầu.
Nhẫn nhục chịu mưa gió,
Đói khát và buồn đau.
Khẩu nhẫn là cấp tiếp.
Nhẫn nhục nén trong lòng,
Không nói lời than trách,
Cả khi chịu bất công.
Quan trọng và cao nhất
Là Ý nhẫn, là khi
Tâm ý không thù hận,
Không để bụng điều gì.
Khi đạt được Ý nhẫn,
Lòng an lạc, yên bình.
Tham Sân Si tự biến,
Thoát được vòng vô minh.
4
TINH TẤN
Theo nghĩa thông dụng nhất,
Tinh tấn là chuyên cần,
Quyết tâm và cố gắng
Để vượt mọi khó khăn
Đời thường đầy cám dỗ,
Vất vả đủ trăm điều.
Người tu hành còn khổ
Và vất vả hơn nhiều.
Vì thế phải tinh tấn,
Phải luôn nhắc nhở mình,
Để vượt qua cám dỗ,
Thoát khỏi vòng vô minh.
Muốn đắc quả, giác ngộ,
Thì với người tu hành,
Phải một lòng tu pháp,
Không để ý xung quanh.
Chính nhờ sự tinh tấn,
Thái tử Tất Đạt Đa
Vượt được nhiều khổ ải
Để thành Phật Thích Ca.
Kiên nhẫn và tinh tấn
Giúp ta thắng cái lười,
Đạt được đích mình muốn,
Tránh thói xấu cuộc đời.
5
THIỀN ĐỊNH
Thiền định trong tiếng Phạn
Gọi là Dhyana,
Tức tư duy, tĩnh lự,
Là quá trình khi ta
Chuyên tâm ngồi một chỗ,
Trong tư thế tọa thiền,
Suy ngẫm về tâm thức,
Thân và trí tĩnh yên.
Sau sáu năm khổ hạnh,
Thái tử Tất Đạt Đa,
Nhờ chuyển sang thiền định,
Mới thành Phật Thích Ca.
Thiền định là một cách
Ta tìm lại chính mình,
Thanh lọc các ý nghĩ,
Đạt cái thiền, cái minh.
Như tụng kinh, niệm Phật,
Hoặc thanh tịnh ăn chay,
Thiền, phải thiền liên tục,
Kiên nhẫn và hàng ngày.
6
TRÍ TUỆ
Theo Phật học, Trí tuệ
Có hai loại như sau.
Một là Căn bản trí,
Trí tuệ gốc ban đầu.
Căn bản trí là trí
Có sẵn trong mỗi người,
Được thiên nhiên ban phú
Ngay từ lúc chào đời.
Tuy nhiên, cái trí ấy
Có thể bị lãng quên
Nếu không chịu rèn luyện,
Sống vô minh, thấp hèn.
Vì vậy phải cần đến
Cấp Trí tuệ thứ hai,
Gọi là Hậu đắc trí,
Giúp ta thành hiền tài.
Trí này chỉ có được
Qua quá trình dài lâu
Thiền định và trì giới,
Đọc sách và nguyện cầu.
Một khi có được nó,
Ta thoát vòng vô minh,
Phân biệt được sai đúng,
Cứu người và cứu mình.
Việc rèn luyện trí tuệ
Để sống tốt, thành người
Đòi hỏi phải kiên nhẫn,
Và kéo dài suốt đời.
*
Trên đây tôi lược kể
Dễ hiểu và nôm na
Sáu pháp Ba La Mật
Của Đức Phật Thích Ca.
Làm được thế chắc khó,
Nhưng cứ thử xem sao.
Chí ít để biết được
Mình là người thế nào.
 
Ở đời Bồ Tát ít,
Người bình thường thì nhiều.
Đời có thêm Bồ Tát,
Thì đời càng đáng yêu.
 
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2019(Xem: 9073)
Kính thân tặng Thầy Thích Chúc Hiền. Biển đời như hạt mai sương Tình thương là Đạo ngát hương cõi lòng Ngẫm suy cuộc sống dương trần Trăm năm trước mặt tiến dần nghĩa trang Dẫu cho gặp cảnh trái ngang Bình tâm niệm Phật thân càng nhẹ vơi Phút giây còn lại ở đời Tu hành hướng thiện trở về Chánh Tâm Tôn sư trọng đạo nghĩa ân Phước lành nối kết tình thân với người. Dallas Texas, 30-4-2019 Tánh Thiện
30/04/2019(Xem: 6327)
Ba mươi tháng tư bỏ ngõ Đàn Việt vỗ cánh tung bay Sàigòn trời như lửa cháy Đầm đìa gánh nặng đôi vai.
27/04/2019(Xem: 7070)
Kính bạch Đức Thế Tôn ....hôm nay lạ quá, Hào quang Ngài ...rực sáng hơn bao lần ! Hỷ lạc dâng cao ...rúng động cả tâm thân Quỳ phục lạy... lệ ngập tràn lên đôi mắt .
27/04/2019(Xem: 12539)
Xa cha xa mẹ lòng dặt dìu bao nỗi nhớ thương, Cách bạn cách thầy dạ da diết bấy niềm hoài cảm! Quê người xứ lạ một mình một bóng chấn tích khai sơn Đất khách tâm thành cô thân độc ảnh cất am phá thạch Nắng táp mưa sa chẳng nề khó nhọc nhẫn nại bền tâm Sương rơi giá buốt không ngại gian lao tinh cần dốc chí Sáng tối chuyên lòng quyết xây đạo nghiệp cốt để báo đền ân sâu
25/04/2019(Xem: 7821)
Vesak tháng tư....niềm vui rộn rã Không biết tả sao....bao nỗi hân hoan ! Bên tách trà thơm, dẹp hết ...lo toan. Thanh thản ...ngâm nga khúc ca CÁM ƠN PHẬT ***
21/04/2019(Xem: 9180)
Thọ Bồ Tát Giới Đạo tràng Quảng Đức hôm nay Nhân duyên hội đủ lập ngay Giới Đàn Chư Tôn Thiền Đức sẵn sàng Chứng minh, truyền giới cho hàng tại gia Tuy là chưa thể xuất gia Nhưng Bồ Tát Hạnh vốn đà phát tâm Noi gương Bồ Tát Quan Âm Lòng từ bi mẫn quan tâm giúp người
19/04/2019(Xem: 10138)
Phật lại về khắp năm châu bốn biển Trong lòng người với nếp sống an nhiên Hoà hợp nhau thể hiện pháp tịnh thiền (2) Cao đẹp quá sáng soi cho nhân loại
19/04/2019(Xem: 8183)
Kính bạch Thầy, con nhớ đã được nghe băng pháp thoại của Thầy về Chuẩn Đề Bồ Tát năm nào không rõ nhưng trang nhà Quảng Đức có bài viết về Ngài rất hay với 18 đoạn thơ ngắn mô tả 18 cánh tay uy lực thật hay, con có ghi lại ....Kính bạch Thầy chỉ còn hai ngày nữa là đến 16/3 con có bài thơ về lễ vía Chuẩn Đề , kính trình Thầy , HH Trước hình tượng Đức Chuẩn Dề Bồ Tát, Dù ...Ngài trang bị với 18 cánh tay ... Nhưng sự hài hoà nào thấy đổi thay. Vẫn ....tỏa ra sự bình an tâm thức!
16/04/2019(Xem: 7490)
Hai Hình Ảnh Một Nụ Cười (thơ của Tánh Thiện), Liên Hữu Phật Giáo Tăng Già Việt Nam Giáo Hội hợp hoà thắng duyên Nhớ về Sơ Tổ đầu tiên Khai ngôi chùa Việt nơi miền tạm dung Đời Ngài thoáng mát ung dung Cùng Ôn Mãn Giác hoà chung với người Hai hình ảnh một nụ cười Con xin tâm nguyện một đời chẳng quên Dù cho cuộc sống đổi dời Lòng con vẫn nhớ mãi về hai Ôn.
14/04/2019(Xem: 6336)
Phải giữ môi cười chớ lụy ai, Lòng trong rỗng sạch mắc chi cài. Ngày sang mở mắt tình không nhạt, Tháng lụn nhìn đời nghĩa chẳng phai. Hiểu nỗi bao thời… thôi ái ngại, Cầu duyên vạn kiếp… nỏ an bài! Ven mùa lá rụng hoài đi mãi! Chỉnh lại lên đường tiếp ánh mai…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]