Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoa Đào Năm Ngoái

02/02/201110:25(Xem: 7738)
Hoa Đào Năm Ngoái

HOA ĐÀO NĂM NGOÁI
Ninh Thượng

"Trước sau nào thấy bóng người,
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông."

Ngữ tình vương vấn. Tâm cảnh xao động. Mối tương dữ sâu sắc giữa thiên nhân trong lần Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm Kiều. Người xưa vắng bóng, chỉ thấy cảnh cũ hoa đào cười trước gió đông ngày xuân. Đó cũng chính là cảnh của Thôi Hộ trong bài thơ dưới đây.

Bài thơ viết theo lối hành đá thảo:

hoadaonamngoai-1

In theo lối chân phương:

hoadaonamngoai-2

Nguyên âm:
Đề tích sở kiến xứ

Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.*
(Thôi Hộ)

* Có bản chép là:
"Nhân diện chí kim hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu xuân phong"

Dịch:
Đề nơi trước gặp gỡ

Cửa đây năm ngoái ngày này
Hoa đào cùng với mặt ai ửng hồng.
Mặt người giờ biết đâu không
Hoa đào còn đó gió đông vẫn cười.
(Ninh Thượng)

Đề nơi trưóc đã thấy

Năm ngoái, ngày này, dưới cánh song,
Hoa đào ánh má, mặt ai hồng.
Mặt ai nay biết tìm đâu thấy,
Chỉ thấy hoa cười trước gió đông.
(Đỗ Bằng Đoàn & Bùi Khánh Đản)

Hoa cười gió đông, một ngữ cảnh soi tỏ vũ trụ tâm linh, phản chiếu toàn vẹn nội tâm chủ thể, một tâm tư hụt hẫng của Thôi Hộ không gặp lại được người đẹp nơi Đào viên chốn cũ năm ngoái.

Đào viên đây chính là đào nguyên dành riêng cho Thôi Hộ. Hoa đào cười cợt cái tính nhút nhát của người thơ và cũng là cười chế nhạo sự bẽ bàng của người thơ không gặp được giai nhân. Hoa đào tưởng chừng không tàn, vẫn tồn tại từ năm ngoái đến nay để cười cợt cùng gió đông. Đó chính là cái tâm ảnh của một bóng hình giai nhân vĩnh cửu trong hồn kẻ đang yêu và không gian tâm lý ở đây khác hẳn với không gian đào nguyên chốn Thiên thai khi Lưu Nguyễn lạc lối:

Thảo thụ tổng phi tiền độ sắc,
Yên hà bất tự vãng niên xuân
(Tái đáo Thiên thai-Tào Đường)

(Cỏ cây hoàn toàn không có sắc mầu độ trước,
Mây khói chẳng giống mùa xuân cũ)

Cảnh xuân phảng phất hồn người không lãnh đạm thờ ơ như trong thơ Sầm Tham:

Đình thụ bất tri nhân khứ tận,
Xuân lai hoàn phát cựu thời hoa
(Sơn phòng xuân sự)

(Cây trong sân không biết là mọi người đã ra đi,
Xuân sang vẫn nở những đóa hoa ngày cũ)

Bài thơ là một tuyệt bút của Thôi Hộ, và được hình thành ghi đậm nét mối lương duyên tuyệt vời của nhà thơ. Vậy Thôi Hộ là ai?

Thôi Hộ tự Ân công, người quận Bác lăng, nay là Định huyện, tỉnh Trực lệ, Trung Hoa, sống vào khoảng niên đại Đường Đức tông. Thôi Hộ vốn lận đận khoa cử lại là người tuấn nhã, phong lưu nhưng sống khép kín, ít giao du. Một bữa trong tiết Thanh minh chàng dạo chơi phía nam thành Lạc Dương. Thấy một khuôn viên trồng đào, hoa tươi thắm nở rộ, rất ngoạn mục. Chàng đến gõ cổng xin nước uống. Lát sau một thiếu nữ cực kỳ diễm lệ đem nước ra và hỏi tên họ chàng. Nhìn nhau "tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Uống xong, chàng bỏ đi. Năm sau cũng trong tiết Thanh minh chàng trở lại chốn cũ, nhưng cổng đóng then cài, gọi mãi không thấy ai. Chàng viết bài thơ trên dán trên cổng. Ít bữa sau trở lại, chợt nghe tiếng khóc từ trong nhà vọng ra rồi thấy một ông lão ra hỏi chàng có phải là Thôi Hộ không và cho biết con gái của cụ sau khi đọc xong bài thơ bỏ cả ăn uống, đã chết, xác vẫn còn ở trong nhà. Thôi Hộ tìm vào đến bên xác người con gái, tuy đã tắt thở nhưng vẫn còn ấm và mặt mày vẫn hồng nhuận. Chàng quỳ xuống than van kể lể. Người con gái sống lại. Chàng xin cưới làm vợ.

Đến năm 796, niên hiệu Trinh Nguyên Thôi Hộ đậu tiến sĩ, làm tiết độ sứ Lĩnh Nam. Bài thơ ghi lại mối lương duyên bất hủ của người thơ.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/10/2014(Xem: 13429)
Nói thiệt, tôi chẳng biết ông Lê Hựu Hà nghĩ gì khi viết bảy chữ này. Nhưng tôi đã xem đó như một đề nghị rất Phật giáo. Tôi chưa hề là một thiền sinh nghiêm túc, nói gì là thiền sư. Tôi chỉ là kẻ lãng du trong cõi Phật pháp và thỉnh thoảng ghé chơi dăm khu vườn văn nghệ như một cách nghỉ chân. Và chính bảy chữ đó của người nhạc sĩ họ Lê từ lâu đã là một khẩu quyết cho tôi những khi nghe, đọc, ngắm nhìn cái gì đó tình cờ bắt gặp. Chẳng hạn tôi đã yêu ca dao Việt Nam từ những lời rất lạ.
08/10/2014(Xem: 10919)
Chiều nay nắng ghé sân chùa Đậu lung linh đủ để vừa đề thơ Nắng vờn vạt áo thiền sư Hình như nắng thích phù du đường trần
07/10/2014(Xem: 10563)
Hạnh phúc thay khi Tăng già hòa hợp Cùng “Về nguồn” để “Hiệp Kỵ” vinh danh Bảy kỳ qua tố chức được viên thành Nay Pháp Bảo Úc châu kỳ thứ tám Chư Tôn Đức Tăng Ni đều đồng cảm Trông mong ngày hội ngộ để sẻ chia Những mưu toan áp lực muốn cắt lìa
07/10/2014(Xem: 10966)
Năm xưa ở nơi này, Đại chúng hội về đây, Lạc thành và Đại hội, Bốn chúng thật đủ đầy. Rồi cũng hai năm trước, Ghé thăm trước khi về, Mọi chuyện còn dang dỡ, Tuy nhiên cũng Ô-kê.
07/10/2014(Xem: 9938)
Tuyệt trần hoa nở chào đêm Vườn sau ứ rác nhũn mềm nhớp nhơ Trăng soi ma mị mập mờ Triêu dương tôi đón vần thơ nắng hiền.
06/10/2014(Xem: 12931)
Đêm mơ tôi hái được trăng Cài lên ngực áo lam vầng vàng hoe Mang trăng trên áo tôi về Ghim nơi áo trắng miền quê học trò Chập chờn bừng mắt giữa mơ Mẹ ngồi bên ánh đèn mờ cắt may
06/10/2014(Xem: 16321)
Thông thường, trong một tác phẩm văn học nghệ thuật, lời Tựa mở đầu bao giờ cũng được tác giả tự bộc bạch, thổ lộ, diễn bày rất cẩn trọng dài dòng, để người đọc dễ lãnh hội sâu vào nội dung tác phẩm đó, nhưng với Triều Nguyên thì lại hoàn toàn khác hẳn, khi viết Tựa cho tập thơ đầu tay Bay Đi Hạt Cát của mình, thi sĩ chỉ có một câu duy nhất, thật vô cùng giản dị : “Sa mạc buồn thương hạt cát bay đi…” Giản dị đơn sơ mà độc đáo, thể hiện một cốt cách đặc thù riêng biệt trên con đường sáng tạo, ngao du qua những phương trời ngôn ngữ thi ca quá mộng dập dìu.
04/10/2014(Xem: 9782)
Chân Tăng giảng lý Đạo suốt thông Đáp ân Phật Tổ trọn tấm lòng Khiến người hiểu thấu hành cách sống Hướng đường Giải Thoát bước thong dong.
04/10/2014(Xem: 10909)
Sau Bức Màn Mây Thả mây bay về núi đồi Thênh thang vùng trời Vô Niệm Còn nguyên đó dáng ai ngồi Nhìn hoa môi cười chúm chím
02/10/2014(Xem: 12649)
Đây là một bài thơ rất nổi tiếng của Kenji Miyazawa (1896-1933)*: Nhà phía đông có đứa trẻ ốm, Ta sang săn sóc, Nhà phía tây có bà mẹ gầy, Ta mang cho túi gạo, Nhà phía nam có người đang chết, Ta sang khuyên đừng sợ, Nhà phía bắc đang kiện cáo nhau, Ta sang can thôi bỏ đi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]