Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Milarepa Và Đức Đạt Lai Lạt Ma Bài Ca Của Một Ẩn Sĩ

03/11/201016:36(Xem: 8742)
Milarepa Và Đức Đạt Lai Lạt Ma Bài Ca Của Một Ẩn Sĩ

MILAREPA VÀ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
BÀI CA CỦA MỘT ẨN SĨ
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

Để tạ ơn
Tất cả chúng sinh
là cha mẹ của tôi,
Tôi thực hành tâm linh
ở nơi này.
Nơi chốn này như một hang ổ
của những dã thú hung dữ;
Trước cảnh tượng này,
những người khác sẽ bị kích động
đến độ phẫn nộ.
Thực phẩm của tôi thì giống như thức ăn
của những con heo và chó;
Trước cảnh tượng này,
những người khác sẽ phải
xúc động đến độ nôn mửa.
Thân thể tôi như một bộ xương;
Trước cảnh tượng này một kẻ thù hung dữ
sẽ phải khóc than.
Cách cư xử của tôi dường như
cách cư xử của một kẻ điên,
Và em gái tôi đỏ mặt
vì xấu hổ.
Nhưng sự tỉnh giác của tôi
thực sự là vị Phật;
Trước cảnh tượng này
Đấng Chiến Thắng hoan hỉ.
Mặc dù những khúc xương của tôi
chọc thủng thịt da
trên sàn đá lạnh lẽo này,
tôi đã rất kiên trì.
Thân tôi, cả trong lẫn ngoài,
đã trở thành như rau tầm ma,
nó sẽ chẳng bao giờ mất đi
vẻ xanh xao nhợt nhạt của nó.
Trong hang động cô tịch
nơi hoang dã,
Ẩn sĩ rất quen thuộc
với cảnh cô đơn.
Nhưng trái tim chung thủy của tôi
chẳng bao giờ ngăn cách
Với Đức Phật-Lạt Ma
của Ba Thời.

Trích từ “The Life of Milrepa”
Translated by Lobsang P. Lhalungpa.


Có lần có người hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma:

“Thưa Ngài, đâu là phương cách nhanh chóng nhất, dễ dàng nhất để chứng ngộ sự vô ngã?”

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời với cảm xúc hết sức mạnh mẽ:

“Mặc dù tôi không thể khẳng định là đã đạt được một vài chứng ngộ cao cấp, nhưng ngay cả sự chứng ngộ nhỏ bé mà tôi có được về sự thấu suốt tánh vô ngã cũng là kết quả của một sự nỗ lực trong hơn 30 năm.”

Và sau đó Ngài cúi đầu và khóc.

“Khi Milarepa ban những giáo huấn cuối cùng cho một trong những đệ tử xuất sắc nhất của ngài là Gampopa, ngài đã chỉ cho ông ta những vết chai cứng trên mông đít ngài, kết quả của việc tọa thiền liên tục.”

‘Hãy nhìn đây!’ Milarepa nói với Gampopa. ‘Đây là những gì ta đã phải nhẫn chịu. Đây là dấu vết của sự thực hành của ta và đây là cách mà con phải nhớ rằng việc chứng ngộ Pháp đòi hỏi sự nỗ lực và hứa nguyện nhất tâm.’

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh:

“Vì thế đừng nghĩ tới phương cách dễ dàng nhất, xuất sắc nhất hay tầm thường nhất! Hãy suy nghĩ nhiều hơn nữa, nỗ lực nhiều hơn nữa trong nhiều kiếp – đó là điều quan trọng! Mặc dù tôi hoàn toàn quả quyết rằng tôi không thể đạt được mức độ chứng ngộ – thậm chí bằng một phần trăm hay một phần ngàn của những gì Milarepa đã thành tựu – một điều không còn phải nghi ngờ gì nữa. Tôi sẽ dứt khoát thi đua với gương mẫu của Milarepa và nỗ lực đi theo dấu chân ngài!”

Trích trong tạp chí Mandala tháng 3 năm 2001
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/06/2024(Xem: 1613)
Đêm trăn trở canh dài thao thức Hồi tưởng chuyện đời viết tâm thư Đêm thật buồn dế khóc nỉ non Gió xào xạc lời ru thương nhớ. Tâm thư ghi nỗi niềm con trẻ Công ơn cha qua mấy vần thơ Một cuộc đời giản dị đơn sơ Một tấm lòng bao dung quảng đại.
23/06/2024(Xem: 1696)
Mừng Thầy và Mẹ bên nhau Đinh ninh thờ Phật, trước sau vuông tròn. Chín mươi hai tuổi sắt son Sáu thời niệm Phật nỉ non tiếng lòng. Thầy TU cho mẹ thong dong Mẹ TU ... bòn PHƯỚC – Phước con thêm dầy Mẹ còn ruộng Phước còn đây Mẹ đi tủi phận ... từng ngày mồ côi
21/06/2024(Xem: 1740)
Cuối xuân, Phật Việt gặp “tai bay” Quay quắt lòng buông tiếng thở dài Cám cảnh tình nhà đau nỗi đạo Xót xa quê mẹ lệ bi ai. Thương quá Việt Nam đất nước tôi Bốn nghìn năm văn hiến tinh khôi Thiêng liêng Phật Giáo hồn dân tộc Hai thế kỷ hơn rạng giống nòi.
21/06/2024(Xem: 2052)
Ngày mẹ đi! Nắng vàng xóm nhỏ Ngày mẹ đi! Mây lặng ngừng trôi Ngày mẹ đi! Rũ buồn hoa cỏ Ngày mẹ đi! Nức nở than ôi. Ngày mẹ đi! Máu nhuộm tuổi thơ Ngày mẹ đi! Lạc lõng bơ vơ Lòng mẹ đau phút giây vĩnh biệt Tức tưởi, nghẹn ngào, sầu vô bờ.
21/06/2024(Xem: 3187)
Trong lúc dọn dẹp lại thư viện kinh sách bé nhỏ của mình, người viết vừa nâng niu, vừa bâng khuâng xao xuyến khi nhìn kỹ lại hơn 50 tác phẩm được biên soạn bằng chính năng lực, trí tuệ của quý danh tăng của thế kỷ 20 -21 đã ký tặng( mà người viết cho đấy là sách giáo khoa hàn lâm về Phật Giáo ) với những dòng chữ thật trân quý đầy tinh thần nhân văn cao cả của lý tưởng, lại mang đậm các giá trị đạo đức truyền thống trong Phật Giáo mà trong suốt đời tu học, khoảng 10 năm gần đây người viết mới được tiếp xúc những bậc hiền triết này.
19/06/2024(Xem: 3047)
Những vật tầm thường như dép , tất , thảm Lúc còn mới, khi hết sử dụng được đều giống nhau Nhưng chúng không có cảm xúc nên chẳng khổ đau Chỉ có con người mãi phiền não vì chấp thủ!
17/06/2024(Xem: 2285)
Y vàng thanh thoát chốn chùa chiền, Tỏa sáng niềm tin tỏa ánh thiêng Pháp lữ huân tu nền định tuệ Tăng thân trưởng dưỡng giới hương thiền An Cư thúc liễm ngời hoa giác Kiết Hạ tu trì rạng sắc liên Khắp cõi trời người đều hoan hỷ Như Lai Sứ Giả đạo châu viên.
14/06/2024(Xem: 2675)
Kìa hoa lá đượm ngát hương Phật đản Mỗi lòng riêng còn bảng lảng sương mờ? Nơi xứ người dỗi mưa nắng bâng quơ Trông đất mẹ nghe thẫn thờ mấy đỗi! Hỡi mây bay, bởi vì dâu nên nỗi? Gió thoảng ơi, ai đưa lối dẫn đường? Hai nghìn năm Đạo pháp và quê hương Thời công nghệ bỗng “tứ phương thọ tiễn”!
12/06/2024(Xem: 1749)
Hôm nay ngay giờ luận văn Đề tài cô viết trên bảng Tả chân dung kể tình thương Người cha em thường yêu kính. Bạn học an vui tươi tỉnh Riêng con cắn bút đắn đo Từ nhỏ chỉ sống với mẹ Ôi quá khó một đề văn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]