Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh vừa qua đời tại Cali

10/06/201710:53(Xem: 15284)
Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh vừa qua đời tại Cali

Dien Thu Phan Uu_Gia Dinh Chi Dieu Hanh Giao Trinh
Cao Pho_Minh Duc Hoai Trinh

Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh 2

HUNTINGTON BEACH, California (NV) –
 Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh vừa qua đời lúc 2 giờ 19 phút chiều Thứ Sáu, 9 Tháng Sáu, tại bệnh viện Huntington Valley Healthcare Center, Huntington Beach, hưởng thọ 87 tuổi, nhà văn Nguyễn Quang, phu quân của bà, xác nhận với nhật báo Người Việt.

Nhà thơ Minh Đức Hoài Trinh tên thật là Võ Thị Hoài Trinh, thường lấy các bút hiệu là Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử, là một trong những văn sĩ nổi tiếng nhất miền Nam Việt Nam, đặc biệt với hai bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” và “Đừng Bỏ Em Một Mình,” đều do nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc.

Ngoài ra, bà cũng là tác giả của bài thơ “Ai Trở Về Xứ Việt,” sau này được nhạc sĩ Phan Văn Hưng phổ nhạc, và trở thành một trong những nhạc phẩm tiêu biểu của người tị nạn Việt Nam hải ngoại.

Nhà văn Nguyễn Quang cho biết, bà sinh ngày 15 Tháng Mười, 1930 tại Huế, sống ở Pháp từ năm 1953 đến 1964. Sau đó bà đến định cư tại Orange County, California, từ năm 1980.

Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh của ‘Kiếp Nào Có Yêu Nhau’ qua đời
Nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh cắt bánh sinh nhật lần thứ 85. Người đeo nơ đứng phía sau cầm tay cho bà cắt bánh là nhà văn Nguyễn Quang, phu quân của bà. (Hình: Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ)

Bà là con quan Tổng Đốc Võ Chuẩn, ông nội bà là Võ Liêm, Thượng Thư Bộ Lễ của triều đình.

Năm 1945, bà tham gia phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp, sau đó biết sự lợi dụng của phong trào, bà bỏ về Huế tiếp tục học.

Năm 1964, bà đi du học tại Pháp về ngành báo chí và Hán văn tại trường ngôn ngữ Á Đông La Sorbonne, Paris.

Năm 1967, bà ra trường và làm phóng viên cho đài truyền hình Pháp ORTF, đi làm phóng sự nhiều nơi sôi động nhất như Algeria và Việt Nam.

Năm 1972, bà được cử theo dõi và tường thuật Hòa Đàm Paris.

Năm 1973, bà sang Trung Đông theo dõi cuộc chiến Do Thái, một thời gian sau bà trở về Việt Nam giảng dạy khoa báo chí tại Viện Đại Học Vạn Hạnh, từ năm 1974 đến năm 1975.

Sau biến cố 1975, bà trở lại Paris cho xuất bản tạp chí “Hồn Việt Nam” và trở lại cộng tác với đài ORTF, qua chương trình Việt Ngữ để tranh đấu cho những nhà cầm bút, những văn nghệ sĩ Việt Nam bị cộng sản cầm tù.

Bà đứng ra thành lập Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại và vận động để được công nhận tư cách hội viên Hội Văn Bút Quốc Tế tại Rio de Janeiro, Brazil, vào năm 1979.

Bà đã dùng ngòi bút và khả năng của mình thường xuyên tranh đấu cho các văn nghệ sĩ bị cộng sản giam cầm phải được trả tự do.

Ngoài những bài báo, bà còn sáng tác hơn 25 tác phẩm giá trị, trong đó có truyện ngắn, thơ…

Nhà văn Nguyễn Quang đã thực hiện một tập sách rất công phu khá đầy đủ những tài liệu, bài vở và hình ảnh với tiêu đề: “Văn Nghiệp và Cuộc Đời Minh Đức Hoài Trinh.”

Có đoạn nhà văn viết: “Sau khi đọc quyển sách này người ta tự hỏi làm sao Minh Đức Hoài Trinh một con người nhỏ bé lại có thể hoàn thành trên nhiều lãnh vực trong thời gian đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Bà đã đi trên khắp năm lục địa, vào những vùng chiến tranh lửa đạn. Những đóng góp của bà với một cuốn sách nhỏ nầy chắc chắn không diễn tả hết được những gì bà đã làm cho quê hương cho nền văn học Việt Nam.”

Các tác phẩm của bà gồm có Lang Thang (1960), Thư Sinh (1962), Bơ Vơ (1964), Hắn (1964), Mơ (1964), Thiên Nga (1965), Hai Gốc Cây (1966), Sám Hối (1967), Tử Địa (1973), Trà Thất (1974), Bài Thơ Cho Ai (1974), Dòng Mưa Trích Lịch (Thanh Long Bruxelles, 1976), Bài Thơ Cho Quê Hương (Nguyễn Quang Paris 1976), This Side The Other Side (Occidental Press USA 1980), Bên Ni Bên Tê (truyện dài, Nguyễn Quang USA, 1985), Niệm Thư 1 (tái bản 1987), Biển Nghiệp (Nguyễn Quang USA, 1990).

Về bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” rất nổi tiếng của bà, nhà văn Phạm Xuân Đài cho biết: “Đây là bài thơ bà sáng tác khoảng cuối thập niên 1950 hoặc đầu thập niên 1960, lúc đó lấy tên là Hoài Trinh, được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc cùng tên.”

“Còn một bài thơ nữa của bà, cũng rất nổi tiếng, và được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc cùng tên, đó là bài ‘Đừng Bỏ Em Một Mình,’” nhà văn cho biết thêm.

Theo nhà báo Đinh Quang Anh Thái, phụ tá chủ nhiệm nhật báo Người Việt, một trong những bài thơ nổi tiếng khác của bà là “Ai Trở Về Xứ Việt” (1962). Sau năm 1975, bài thơ được nhạc sĩ Phan Văn Hưng phổ nhạc cùng tên.

Trên trang web dutule.com của nhà thơ Du Tử Lê cũng có lưu lại bài này, và cho biết bà sáng tác tại Paris năm 1962.

Nói về hoạt động và con người của bà, nhà văn Việt Hải có lần viết: “Trên cao tất cả, tôi quý nhà văn Minh Đức Hoài Trinh vì bà trung thành với đất nước Việt Nam Cộng Hòa, bà chống Cộng Sản, bà chống bạo lực và ác tính đè nặng lên vai người dân, bà bôn ba vận động can thiệp trả tự do cho giới văn học báo chí, những nạn nhân của những trại tù Cộng Sản. Bà xin lại tư cách Văn Bút Hội Viên Việt Nam tại diễn đàn Văn Bút Quốc Tế. Trong vai trò phóng viên chiến trường bước chân Minh Đức Hoài Trinh đi qua các địa danh thân yêu từ Sài Gòn ra miền Trung, qua các vùng thân quen của xứ sở như những Qui Nhơn, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên, Quảng Trị,…”

Nhà văn Nguyễn Quang cho biết đang làm việc với nhà quàn Peek Family, Westminster, để lo việc mai táng cho nữ sĩ.

—-

Liên lạc tác giả: [email protected]







Nữ Sĩ MINH ĐỨC HOÀI TRINH

https://www.youtube.com/results?search_query=N%E1%BB%AF+S%C4%A9+MINH+%C4%90%E1%BB%A8C+HO%C3%80I+TRINH+

Tin Buồn Nữ Sĩ MINH ĐỨC HOÀI TRINH Đã Ra Đi Mãi Mãi

https://www.youtube.com/watch?v=aNR86mRM5UE

Phung Nang Tran

https://www.youtube.com/channel/UC3Q-s2upq6XnTfjU3rGk1rQ/playlists

THO MIINH DUC HOAI TRINH PHO NHAC

https://www.youtube.com/playlist?list=PLTOW-LJ7Z_dpWCSBlz8_Wa-mEzIpoNjnY

Thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh - Phung Nang Tran

https://www.youtube.com/playlist?list=PLENcNuFUlbQPEarImVafw8QGykzqNl1Zr

votahan

https://www.youtube.com/user/votahan/featured

Thơ MINH ĐỨC HOÀI TRINH - Nhạc VÕ TÁ HÂN

https://www.youtube.com/playlist?list=PLEe32_RuY7pzupTAT_UqHu_hV5SLl_i_u

Hai bản nhạc Phạm Duy phổ từ thơ Minh Đức Hoài Trinh

https://www.youtube.com/watch?v=NdHQe-JyQKE

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

bebeliem

https://www.youtube.com/user/bebeliem/videos?shelf_id=1&view=0&sort=dd

Minh Đức Hoài Trinh

https://www.youtube.com/watch?v=h4OGw7GOyBg&t=205s

Minh Đức Hoài Trinh, Bùi Dương Liêm tiếp chuyện

https://www.youtube.com/watch?v=UAhTUXzgITw

Thơ Minh Duc Hoai Trinh

https://www.youtube.com/playlist?list=PLQ2Gts3U29fuRqYA4Ug9u_HESADMXGKxu

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

ns minh duc hoai trinh

https://www.google.com/search?newwindow=1&q=ns+minh+duc+hoai+trinh&oq=ns+minh+duc+hoai+trinh&gs_l=serp.12...29034.47375.0.52237.35.27.0.0.0.0.200.2738.6j17j1.24.0....0...1.1.64.serp..14.19.2143...0j0i13i30k1j35i39k1j0i20k1j0i67k1j0i10k1j0i22i30k1j33i21k1j33i160k1.CzkwMSTbXNA

Trang thơ Minh Đức Hoài Trinh

https://www.thica.net/tac-gia/minh-duc-hoai-trinh/

xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx

Minh Đức Hoài Trinh

https://vi.wikipedia.org/wiki/Minh_%C4%90%E1%BB%A9c_Ho%C3%A0i_Trinh
Ý kiến bạn đọc
14/06/201713:20
Khách
A Di Đà Phật

Xin hỏi có thể sửa Cáo phó bằng điện thư của trang nhà Quảng Đức được không ạ

Tên của các Cháu bị duplicate, in hai lần

Dạ cám ơn nhiều
A Di Đà Phật

Diệu Châu Võ Mỹ Ngọc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/11/2021(Xem: 4489)
Kính dâng Thầy bài thơ khi nói chuyện cùng giới trẻ ...( một vài đứa bạn của con trai nhưng rất cầu tiến và đã thành công trong sự nghiệp chúng có) ! Và con đã chiêm nghiệm lại các bài giảng của Thầy , rất mừng khi thấy Đông Tây rồi cũng gặp nhau Kính chúc sức khỏe Thầy, HH Nhân ngày hội ngộ có thì giờ bàn luận Thế hệ trẻ thời công nghệ áp dụng nguyên tắc P, P, G Tìm hiểu thầm phục ... giáo lý Phật đúng mọi bề Đông, Tây gặp nhau ... kính mời nghe giải thích ! P là purpose ... sống phải có mục đích ! P thứ hai là Present .. Thực tại hiện tiền G là Gratitude ... cần biết ơn vũ trụ thiên nhiên Luôn cám ơn được làm người , sống đúng pháp !
27/11/2021(Xem: 6411)
Phật thời còn tại thế gian Có ông vua nọ ngọc vàng đầy kho Chất cao như ngọn núi to Một ngày vua muốn phát cho mọi người Đem ra bố thí khắp nơi Cái tâm phước thiện tuyệt vời biết bao!
25/11/2021(Xem: 9038)
1-Linh giác thường minh, xua tan màn hôn ám, dìu chúng sanh lên thuyền Bát Nhã -Bửu quang phổ diệu, chiếu khắp chốn trầm luân, dắt muôn loại hướng cõi Niết Bàn 2--Huyền Huệ ngời soi quét sạch mê lầm, thẳng qua bến giác -Quang Tâm tỏa chiếu xua tan tục luỵ, hoà nhập nguồn chơn 3--Thanh đức minh minh phổ chiếu khổ luân hồi giác ngạn -Tâm nhiên hạo hạo đồng quy chơn cảnh xuất mê đồ
24/11/2021(Xem: 7762)
Cõi báu sen vàng nở khắp nơi Hương thơm toả ngát ánh quang ngời Chim muôn nói pháp cây rung nhạc Suối lạch hoà âm Phật nhủ lời Cảnh vật thanh bình mưa pháp rưới Nhân dân hỷ lạc móc ân rơi Sầu đau khổ não đều tan hết
24/11/2021(Xem: 6500)
Bốn núi vây quanh một kiếp người Sanh già bịnh chết chẳng dừng trôi Xoay vần thế cuộc lung lay chuyển Lẩn quẩn trần gian biến đổi dời Nẻo đạo huân tu nên gắng tấn Trò đời mánh khoé hãy buông lơi Xa lìa biển khổ về chơn tịnh Tự tại thong dong bốn núi rời
24/11/2021(Xem: 8887)
Gậy gộc làm chi ông hỡi ông Mà trơ như đá, lạnh như đồng Sâu bò tới nách đà hay chửa Đỉa rúc trong mình có biết không Mượn giữ ruộng vườn thêm thất bại Nhờ coi chim chuột chỉ hoài công Khai quang điểm nhãn hao thần lực Đốt khói, liệng thì bẩn núi sông.
22/11/2021(Xem: 4923)
Lấy nụ cười giải hoà mọi sân hận Cách tu nầy thật khó lắm người ơi Vì tập khí chất chứa của nhiều đời Đôi khi cần tránh tiếp xúc ... thượng sách ! Phải có túc duyên.... biết ai chủ, khách Bởi nghiệp duyên từ đấy có ghét thương Đạo hữu tri kỷ ... rõ biết tỏ tường Trăm người gặp một ... tình thiện tri thức !
22/11/2021(Xem: 11297)
Dịch giả Đại Tạng Kinh Mật Thừa, đã xả bỏ nhục thân tứ đại tại Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2021. Nam Mô A Di Đà Phật Kính bạch Thầy Cô bạn con vừa báo tin buồn trên, bấy lâu nay cô kính ngưỡng HT và thường cúng dường HT, có lần thỉnh thầy Thiện Minh đến thăm HT, nay nghe tin HT viên tịch cô rất buồn vì chưa kịp gửi tịnh tài về, Con không biết HT nhưng thấy tấm lòng bạn con con thương quá, không biết sao để an ủi cô bây giờ Giờ đây nhìn chân dung HT từ bi quá Thầy được tin vì sao HT viên tịch không thưa Thầy?
20/11/2021(Xem: 4672)
Nhân Duyên mùa Tôn Sư, Thân kính nghiêm mình Khánh chúc Cha Mẹ là vị Thầy cô giáo đầu đời, giúp con trẻ lớn khôn theo năm tháng. Ngay trong từng khoảnh khắc thời gian, Vị Tôn Sư Giáo Dục qua bao thế hệ nắng nót từng con chữ, từ tiểu trung đại học, và rồi lớn dần theo tâm hành. Vui thay chúng con, Kẻ Sĩ Không Thành Minh Thế Tôi, được các vị Ân Sư, Tôn Sư, Giáo Thọ Sư, Luật sư, Nghiệp Sư, Y chỉ Sư, Đắc Giới Đại Hoà Thượng, Thất Chứng Giới Sư, trao cho chúng con những kim ngôn pháp hành tu học in sâu trong lòng tâm thức. Nhân Mùa Tôn Sư Ngành Giáo Dục, chúng con Khánh nguyện: “Thiện Hạnh Tôn Lâm, Pháp Âm Trùng Diệp, Trăng Sáng Giới Thân, Khương Ninh Phúc Thọ, Nghìn Duyên Hội Ngộ, Thọ Pháp Ân Sư…”
20/11/2021(Xem: 3872)
Vầng dương vừa khuất non cao Chim bay về tổ lao xao họp đoàn Tiều phu hối hả về làng Lắng im rừng núi, ngân vang chuông chùa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]