Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sơn Cư

06/02/201513:04(Xem: 10390)
Sơn Cư
blank
Inline image






- Con người đến với tôn giáo phần lớn là để tìm chỗ dựa tinh thần, nhưng với việc 
'' phải thực hành để thể nghiệm '' thì Phật tử chỉ có thể dựa vào chính bản thân mình mà thôi. 
Và nếu Phật tử làm theo thấy được hiệu quả thì dù người khác có làm sao, hoặc có nói thế
nào cũng không làm cho niềm tin của họ lung lay được.

- Do Phật giáo không dạy về chữ 'Tin' mà chỉ là phương tiện để giúp con người thoát khổ
nên sức mạnh của Phật giáo nằm ở PHÁP (Đạo lý) chứ không phải SỐ LƯỢNG TÍN ĐỒ. 
Có thêm người theo, Đức Phật cũng chẳng mạnh thêm, và bớt đi tín đồ cũng không làm 
cho Pháp của Ngài yếu đi.

Chính vì vậy Phật giáo không có các điều luật ràng buộc tín đồ, cũng không có nhu cầu 
tổ chức chặt chẽ và không xem việc truyền đạo là yếu tố sống còn để rồi dẫn đến những 
hành động truyền giáo cực đoan.

Dĩ nhiên với tính chất và tổ chức như vậy thì những ai hướng đến Phật chỉ bằng niềm tin, 
niềm tin đó ít nhiều sẽ bị lung lay trước sự xuống cấp của hàng mô phạm.
- Còn những ai hiểu và THỰC HÀNH PHÁP thì chẳng ảnh hưởng gì.

Namo Buddhaya
blank
Sơn Cư

Phương trời đó mây hiền hòa trôi chảy
Có tùng xanh vờn nắng gió bên ngàn.
Đời ẩn sỹ với hồn thơ tiêu sái
Lá hoa cùng thiền tọa khắp không gian.

Một lần đến phai dấu sầu vạn cổ
Tháng năm chừng khuất dạng dưới hư vô.
Chiều nhẹ bước qua bên dòng suối nhỏ
Chợt trần duyên.. vỗ cánh tít xa mờ.

Lòng vô sự chung núi rừng nhịp thở
Ngắm trăng vàng nằm mộng dưới sương khuya.
Hoàng hôn úa rồi bình minh lại nở 
Bốn mùa như nhiên đến, mặc nhiên về.

Chuyện còn, mất rụng bên lề sinh tử
Nỗi buồn, vui hoa nắng rớt trên vai.
Một hơi thở có dài chi cuộc lữ
Mà hơi đâu vướng bận.. sống u hoài!

Ngày tháng vẫn mưa chuyện trò với nắng
Dế giun cùng tấu nhạc khắp chim muông.
Thân áo vải ngồi yên hòa tĩnh lặng
Hoa tình thương nở ngát tận tâm hồn.


Thích Tánh Tuệ
Himalaya India Hạ 2014 
Hoa Tư Tưởng :Tôi ích kỷ, hay nóng vội và thiếu vững vàng.Tôi có nhiều lỗi lầm không tự chủ và thiếu kiểm soát.Nhưng nếu anh không thể Chấp Nhận được tôi những khi tồi tệ nhất,thì anh thật sự cũng chẳng xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp nhất từ tôi - Marilyn Monroe
 
Tám Chút Xíu

1. Miệng niệm Phật 
nhiều thêm một chút nữa.
2. Đầu óc cởi mở 
thêm một chút nữa.
3. Nóng giận ít 
thêm một chút nữa.
4. Độ lượng nhiều 
hơn một chút nữa.
5. Lòng rộng rãi 
thêm một chút nữa.
6. Làm thiện nguyện 
thêm một chút nữa.
7. Nói năng nhẹ nhàng 
thêm chút xíu nữa
8. Mĩm cười nhiều thêm một chút nữa.*:) happy.
'' Người bạn thật sự không những là kẻ biết nghiêng mình trên đau khổ của chúng ta với sự quan hoài, thương xót, mà còn là người biết ngắm nhìn hạnh phúc của chúng ta với tia nhìn không một chút ghét ghen, đố kỵ ''__(())__
佛菩薩的願力之-南無大行普賢菩薩十大願 - LULUMACHA - lulumacha’s blog

blank
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2011(Xem: 7015)
Đi ở, hồn nhiên giữa cõi người Mỗi ngày hương sắc mỗi hoa tươi Tỏa – cho ngây ngất trời phương viễn Ủ - để mơn man đất ngạch trường...
10/06/2011(Xem: 13831)
Người đời cũng gọi đại sư là Nam Nhạc Tôn Giả, Tư Đại Hòa Thượng, Tư Đại Thiền Sư. Là một cao tăng Trung quốc, sống vào thời Nam Bắc Triều, người đất Vũ Tân, Hà Nam, họ Lí, Tổ thứ ba Thiên Thai Tông, sau Long Thọ Bồ tát và Tổ Huệ Văn. Đại sư kính mộ kinh Pháp Hoa từ thuở nhỏ, thường ngày đêm tụng đọc, có lúc nhìn kinh mà ứa lệ. Trong mộng, thấy Bồ tát Phổ Hiền lấy tay xoa đầu từ đó trên đảnh đầu nổi lên nhục kế. Năm 15 tuổi xuất gia, tham kiến thiền sư Huệ Văn ở đất Hà Nam, được truyền pháp quán tâm. Có lần đại sư tự than rằng tuổi đạo luống qua, đang khi dựa lưng vào tường, thốt nhiên đại ngộ, chứng được Pháp Hoa tam muội.
06/06/2011(Xem: 10145)
Pháp Hoa vi diệu khôn lường Ba đời Chư Phật tán dương Chúng sanh thành tâm quy ngưỡng Ánh trăng dẫn lối đưa đường
31/05/2011(Xem: 18195)
Quy ẩn, thế thôi ! (Viết để thương một vị Thầy, mỗi lần gặp nhau thường nói “mình có bạn rồi” dù chỉtrong một thời gian rất ngắn. Khi Thầy và tôi cách biệt, thỉnh thoảng còn gọi điệnthoại thăm nhau) Hôm nay Thầy đã đi rồi Sắc không hai nẻo xa xôi muôn ngàn Ai đem lay ánh trăng vàng Để cho bóng nguyệt nhẹ nhàng lung linh Vô thường khép mở tử sinh Rong chơi phù thế bóng hình bụi bay Bảo rằng, bản thể xưa nay Chơn như hằng viễn tỏ bày mà chi
31/05/2011(Xem: 16542)
Nam Mô A Di Đà Phật Liên trì ao báu nở hoa Hoa sen chín phẩm kết tòa Một lòng Tây Phương trực vãng
30/05/2011(Xem: 7312)
Mưa dẫu tạnh nhưng Pháp âm còn mãi Lời Chân Như thức tỉnh mộng đem dài Pháp cứ thuyết cho tan sầu sanh tử Cho Đạo mầu muôn thuở mãi xa bay Em cứ ngỡ Quê Hương mình nghèo khổ Nào ngờ đâu giàu Diệu Pháp cam lồ
30/05/2011(Xem: 11664)
Chùa tôi nho nhỏ bên làng Bên dòng sông quyện bên hàng thông xanh Có tre mấy lũy yên lành Có chim ca hót trên cành líu lo
22/05/2011(Xem: 9788)
Sao thưa trăng nhạt sáng từ tâm Tất Đạt từ lâu phát quảng tâm Thê tử đoạn tình vì đại nguyện Quốc thành xả bỏ bởi bi tâm
22/05/2011(Xem: 11055)
Tôi là người Việt Nam, nước da tôi cùng một màu vàng như các sắc tộc Á Châu, Nhưng trái tim tôi hòa cùng một nhịp đập như người dân Tây Tạng...
18/05/2011(Xem: 12807)
Nắng lụa chan hoà dâng ý thơ Ấm tình gia tộc chốn hoang sơ. Lên đồi hoa trắng, hồn thư thái Cứ ngỡ lạc vào một cõi mơ…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com