Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật về làng

27/03/201313:14(Xem: 10272)
Phật về làng

 

Phat Thich Ca 4

Phật về làng

Quảng Từ Vân

---o0o---

Đường xuân

Xuân về thăm lại cố hương

Cây đa bến cũ thân thương mái chùa

                   Ngô khoai hương lúa bốn mùa

Dòng kinh biến đổi đất chua ngàn đời

Nhạn về én lượn nơi nơi

Mái chèo khua nước sao rơi đầy thuyền

Cô thôn nữ hát đưa duyên

Giao mùa nắng ấm hoa viền cành xuân

Từng bước kinh hành

Bước đi từng bước vào chánh niệm

Dáng khoan thai uy lực vô cùng

Phật kinh hành đất chuyển trời rung

Oâi! Huyền diệu bước chân giải thoát

Bước chân dấu ấn thời xưa ấy

Truyền mãi bây giờ vẫn âm vang

Bước đi từng bước vào quá khư

Trỗi dậy trong ta bóng Phật vàng

An lạc bước chân như hoa nở

Thiền hành chuyển hóa đất thơm hương

Vườn tâm tươi tốt xanh màu lá

Hướng thiện nhân gian mọi nẻo đường

            Phật về làng

Phật về mở cửa vô minh

Khơi dòng suối ngọt nối tình chúng sanh

Phật về cho đất thêm lành

Cho hoa thêm nhụy cho cành trổ bông

Phật về cá được về sông

Cho chim về tổ cho đồng lúa reo

Phật về tánh thiện nương theo

Tham sân si bớt, làm theo việc lành

Phật về cho hết chiến tranh

Hoa sen nở khắp đất lành năm châu

Phật về vui cả địa cầu

Đông tây gần lại tình người bao la

Phật về ta lại thấy ta

Thấy sông thấy núi thấy ra cội nguồn.

Gieo duyên

Gieo hạt giống từ bi

Vào đất tâm đã dậy

Khơi dòng suối cam lồ

Tưới tắt lửa sân si

Muôn kiếp đã gieo trồng

Hôm nay hoa hé nụ

Nội kết sẽ tan dần

Aån hiện ánh sao đêm

Em về với tăng thân

Nương bước đi vững chải

Hôm qua em đã chạy

Tập lại từng bước chân

Em về với tăng thân

Tập ăn cơm chánh niệm

Đã ăn từ muôn kiếp

Như chưa từng biết ăn

Em về vớùi tăng thân

Lắng nghe lòng biển hát

Nghe cát bụi chuyển mình

Nghe lại tiếng chuông ngân

Em về với tăng thân

Tập sống đời tỉnh thức

Xóa tan bao ngờ vực

Làm mới lại cuộc đời

Gieo duyên lành với đất

Chồi mọc đóa yêu thương

Thân này chưa từng chết

Sống mãi với vô thường

Lời thì thầm của biển

Thương tặng Giác Anh

Áonày mẹ dệt cho con

Nắng mưa hai buổi gánh mòn bờ vai

Áomột mảnh tình chia hai

Mai này áo rách không phai lời nguyền

Áogiải thoát, áo phước điền

Áoche mát cả nhân thiên bốn loài.

    Trên đỉnh Phù Vân

Đường lên Yên Tử mây dìu bước

Qua suối Giải Oan đá dẫn đường

Hoa yên dấu ấn thời Điều Ngự

Bảo Sát âm vang một cõi Thiền

Rừng tháp đây rồi lưu chấn tích

Mái chùa che cả một giang sơn

Chùa Đồng vang dội linh thiêng núi

Cột đá uy nghiêm đứng giữa dòng

Hàng tùng che mát lòng nhân thế

Gốc sứ nhả hương giữa bụi trần

Sỏi đá rêu phong còn biết nói

Người đời sao nỡ để ai quên

Nguồn suối

Mẹ là bài trường ca không đoạn kết

Mẹ là thiên thần không ở trên cao

Mẹ cho ta từng hơi thở ngọt ngào

Mẹ sưởi ấm tim hồng khi giá lạnh

Dù ngôn ngữ có trăm phương ngàn lối

Dù âm điệu có khác biệt đông tây

Nhưng tiếng Mẹ vẫn được gọi lên từ muôn ngàn nẻo sống

Mẹ là suối nguồn

Là vùng đất bình yên

Mẹ là quê hương cho cả hai miền

Tâm và vật đều khởi đi từ lòng Mẹ

Mẹ dạy con tiếng nói làm người

Trao cho con một niềm tin để sống

Mẹ là ngọn hải đăng trong đêm tối ba mươi

Mẹ là giọt mưa rào khi nắng hạ

Là chất men trong dung dịch yêu thương

Mẹ rộng lớn như hư không

Mẹ thâm sâu như đáy biển

Mẹ hiền hòa như Phật ở bên ta

Thế mà con đã vụng về đánh mất đi niềm tin muôn thửơ

Tự tách rời ra khỏi tư trường của mạch sống thần tiên

Con mải mê đi tìm bóng mát cuộc đời

Nhưng đâu biết Mẹ là tàng cây đa cổ thụ

Là bông hồng, là ánh sáng quang minh

Mẹ là đất lành để yêu thuơng thẩm thấu

Là vùng trời mở rộng, vỗ cánh chim bay

Sung sướng quá!

Khi ta mơ về Mẹ

Mạch sống căn đầy trong từng buớc chân con

Một thoáng hiện về

Ngàn năm âm hưởng

Mẹ trong cuộc đời như nhịp đập con tim

Oâi đẹp quá!

Ngôn ngữ loài người có bao giờ nói hết

Mẹ là suối nguồn tưới mát đất yêu thương.

Tiếng trống giao thừa

Tiếng trống giao thừa linh thiêng quá

Như gọi ta về với núi sông

Ngàn năm giữ nước bằng chân lý

Truyền thống muôn đời của tổ tông

Chuông chùa lan tỏa thơm mùi đất

Tiếng mõ sang canh thảnh thoát lòng

Vạn vật bao trùm hương khói tỏa

Hoa vàng đua nở ngát hương xuân

Ta với ta

Oâm vô thường mà khóc

Mây phủ bóng chân như

Trầm luân mấy kiếp phù hư

Lòng se thắt lại đường đi lối về

Hoa nở muộn

Hoa nở muộn vẫn là hoa

Có ai đếm được xuân qua mấy lần

Xuân tâm, xuân cảnh, xuân phân

Xuân đi, xuân lại cũng ngần ấy thôi.

Hoa và rác

Hoa qua hoa,

Rác hôm nay

Hôm nay hoa, mai rác – có gì khác đâu

Đây rồi ... hoa rác vốn không

Chơn như đó, tánh không thế mà

Có thân trong cõi ta bà

Thấy hoa mai nở biết là mùa xuân

VẦNG SÁNGKIM CƯƠNG

Trường sơn gọi – biển đáp lời
VIỆT NAM – PHẬT GIÁO muôn đời đi chung

Hôm nay đọc tin thầy trên báo

Mắt sáng lên, dòng chữ nở hoa

Đất trời xanh, muôn vật hiền hòa

Ngời sáng mãi niềm tin chân lý

Cuộc đấu tranh không người thất bại

Dân tộc mình chiến thắng vô minh

Mười ngàn ngày viết tiếp sử kinh

Thầy hiện hữu giữa dòng tuôn chảy

Thông điệp hai ngàn, Người chỉ lối

Vạch hướng đi thế hệ tương lai

Đế quốc, thần quyền, duy một thứ

Gây khổ đau nhân loại xưa nay

Cây xanh tươi bắt nguồn cội rễ

Đất phì nhiêu nhờ mạch nước ngầm

Bốn ngàn năm kết tụ tinh anh

Trang sử Việt có Thiền Sư Việt

Hóa thân giữa cảnh sương mù

Từ bi hóa giải oan thù trần gian

Thầy Huyền Quang – Tổ Huyền Quang

Ngàn năm trên cánh sen vàng gặp nhau

Tưởng niệm Ni Sư Trí Hải

Sen trắng vươn cao cơn lốc xoáy
Nước xanh trong biển động sóng gào
Trăng Bát Nhã soi vùng tâm tối
Núi đại thừa sừng sững giữa trời cao


---o0o---
Vi tính: Sa Di Giác Anh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2013(Xem: 10547)
Ðây là hình ảnh Thượng Tọa Tuệ Sỹ, thế danh Phạm Văn Thương, sinh năm 1943, xuất gia tiểu đồng khi còn cư ngụ bên Lào. Thầy là một trí thức Phật giáo mà tâm thức và hành sử hướng về Dân tộc và Ðạo pháp ...
28/03/2013(Xem: 10339)
“Trung thu từ niệm” ý thơ ngây - Tập ký đây là quyển sổ tay - Nghĩ, thấy, nghe sao ghi chép vậy - Đạo đời học tập những điều hay.
27/03/2013(Xem: 10264)
Đi qua năm tháng mệt nhoài Nỗi buồn ở lại, nụ cười bay đi Chọt nhìn khắc khổ trên tay Thấy hoa vừa nở đã đầy sắc hương
27/03/2013(Xem: 8919)
Em quỳ rạng rỡ nét vui Như sen một đóa vừa ngoi khỏi bùn Chấp tay tâm sáng diệu thường Tàm quý hướng thiện giữa đường tôi qua
27/03/2013(Xem: 9517)
Chùa không sắc tứ vua ban Không rêu xanh cổ, không hang dị thường Không chim bướm rộn rịp vườn Không tam quan hiện bên đường người qua Điện không dát điểm vàng, hoa...
27/03/2013(Xem: 13544)
Bông hoa nhỏ nở trong vách đá Chút hương từ một đóa hồng khô héo ngàn năm
27/03/2013(Xem: 5165)
Mặt trời đã lặn từ lâu nhưng trăng chưa mọc Bầu trời thăm thẳm chỉ có những vì sao lấp lánh Như muốn thì thầm nhắn nhủ một điều bí ần dị kỳ....
27/03/2013(Xem: 4838)
Hắn qua sông gần hết nhịp phù kiều Mới nhận thấy lòng mình không xiết kể, Lòng vô lượng nhưng nhình hài duy chỉ một Từ sơ sinh trơ trụi có vậy thôi...
27/03/2013(Xem: 6955)
Ghi vội lại đôi dòng Còn sót trong tiềm thức Mênh mông bóng dáng trần Trường thiên thơ vút bay
27/03/2013(Xem: 6716)
Có những cánh tay già nua đưa ra giữa chợ Chờ đợi những đồng tiền từ những thương hại rớt rơi Những ánh mắt thâm u, không thấy một nét cười Đời vô vọng, nên người không hy vọng ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]