Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Bạch Giữa Chúng

12/04/201317:55(Xem: 12241)
11. Bạch Giữa Chúng
Bạch Giữa Chúng

Phàm tòng lâm có việc công, tại phòng khách gõ 3 hồi 3 tiếng bảng, 2 dãy liêu chúng tề tựu nơi phòng khách, tuân theo quyết định trình vị Trụ Trì rõ, Trụ Trì chấp thuận mới làm; nếu không chấp thuận nên bàn thảo lại. Nếu có người tranh cải, thủ chúng đứng lên dàn xếp. Tri Khách đem xử tội v.v.. Mỗi trường hợp chiếu theo sự tình mà xử phạt nặng hoặc nhẹ. Nếu phạm giới căn bản tội trọng hoặc gây sự, gây họa trầm trọng, bạch Hòa Thượng Phương Trượng đưa ra xử trước chúng hoặc báo với tư pháp, hay tự tuyên bố đuổi khỏi chùa. Sắp đuổi chúng phải dán niêm yết rõ trước cửa sơn môn. Lúc dán giấy tẩn xuất phải thúc trống lớn 3 hồi 3 tiếng họp chúng để đưa ra khỏi chùa. Người bị đuổi, phải theo lối đi nhỏ bên cửa mà ra. Nếu có bọn đảng xấu tới ủng hộ, đồng lúc tống ra khỏi viện. Nếu vung tay chửi thề, xỉ vả không luận hữu lý vô lý đều mời ra khỏi viện. Nếu lớn tiếng xăn tay hung hăng, tốt nhứt nên làm thinh không phản ứng. Cứ theo lý luận lý đuối, chỉ còn biện pháp cho ra khỏi viện là hợp lý nhất; hay lặng thinh không phạt. Nếu đuối lý làm thinh đối lại kẻ lớn lối đều là cách phạt công khai giữa chúng. Kẻ ương ngạnh đuổi ra khỏi chùa hoặc phạt sám hối, lạy trước đại chúng, quỳ gối ở trai đường, trị nhựt phục vụ cơm nước chư tăng, tác bạch như:

- Hôm nay, con.. phạm lỗi gì? Ở trước chư tăng cầu xin sám hối.

Đại chúng cùng đáp:

- A Di Đà Phật.

Thầy Trụ Trì khai thị với người phạm nội quy.

- (Tên)… Thầy đã ở tòng lâm phải giữ gìn Thanh Quy (nội quy) cẩn thận, rộng tu thiện pháp. Tại sao trái lại làm việc không biết hổ thẹn như thế này! Nay Thầy (huynh) đã cầu xin chúng sám hối, phải thành thật sửa đổi lỗi lầm để làm mới lại. Nếu tái phạm căn cứ theo Nội Quy sẽ phạt cho Thầy ra khỏi viện. Ngoài đời luật pháp xử phạt, chết đi thọ báo nơi 3 đường dữ há không đáng sợ sao? Thầy có thật sự sám hối sửa đổi lỗi lầm không?

Đương sự đáp:

- Mong Hòa Thượng từ bi thương xót, con… con xin thật lòng sám hối.

Đáp xong, đứng dậy lạy Hòa Thượng Phương Trượng 3 lạy (hoặc Trụ Trì) và xá đại chúng 3 xá. Xong kết trai hồi hướng và chư tăng đồng đứng lên lui ra khỏi trai đường.

Nếu người phạm tội nhẹ, phạt quỳ một cây nhang hay phạt làm việc nặng trong chúng. Ngoài ra, phạm xâm vào sự yên tịnh đều theo qui định phạt quỳ hương, hoặc để sửa lại lỗi lầm, bắt gióng chuông, đắp y quỳ trước trai đường hầu chúng thọ trai, hoặc tại phòng Phương Trượng, trước các liêu chúng, tại chánh điện cầu xin sám hối chừa lỗi. Phàm quỳ hương là phạm qui củ thiền môn; quỳ tại chánh điện là phạm ngoài tòng lâm. Quỳ hoặc nơi điện Phật, hoặc trai đường phải là nơi chúng cùng thấy rõ. Quỳ ắt chấp tay quỳ gối cảm nghe như người buông lung dùng roi gậy phạt đòn vậy. Phần này có trình bày đầy đủ ở mục nói về qui ước các đường ở sau. Lại nếu phạm việc ngoài do Tri Khách phạt, nếu phạm bên trong nội tự do Duy Na phạt, phổ biến ra ngoài không thể được. Lánh nặng tìm nhẹ không nghe lời Tri Chúng, Giám Viện phạt căn cứ theo tuổi tác. Như ở non cao không tuân Nội Quy, trước hết do Tri Khách cử tội và trình Hòa Thượng Phương Trượng dạy dỗ.

Chứng nghĩa ghi rằng: Tăng chúng nên tôn trọng gìới luật Phật dạy, đâu thể vi phạm Thanh Quy. Nếu như có phạm, trừ tội danh nặng hình sự ngoài cơ quan tư pháp xử ra, nếu ông tăng tự mình can phạm nên đem Thanh Quy xử phạt. Nếu phạm việc tranh cải, hoặc phạm hạnh ô uế buông lung, hay nhũng lạm của thường trụ, hoặc dối đoạt tiền vật tư nên nhờ gia đình khuyên không cho tiếng xấu ra ngoài. Bởi lẽ, được gọi là con giòng họ Thích làm mẫu mực đâu giống người thế tục, nên giữ gìn phép Tổ, tùy theo phạm giới trọng họp chúng để tẩn xuất; nếu nhẹ phạt công tác, phạt quỳ, nhưng chỉ rõ để người ấy thấy. Tội liên quan tới tiền, đồ vật như nợ, tìm cách bồi thường, song thẳn thắn mà thành thực khiến đương sự tự cải hối. Cổ Thanh Quy có bài tụng:

Trộm của và đánh nhau

Tửu sắc nhiễm tăng hạnh

Mau lìa chúng tịnh thanh

Dung dưỡng bại hoại sanh.

Lại cũng nói:

Phạm trọng đốt y bát

Phải họp chúng xem xét

Dây núi hờ lay trốc

Cửa chùa mời ra gấp.

Ngày xưa Đại Huệ thiền sư ở chùa A Dục Vương đưa tới công đường xử, vì tăng chúng cải chỗ vô minh. Hẳn đó không phải tăng hữu lý hay vô lý đều cho ra khỏi viện. Nếu xét thấy hữu lý mới nên đuổi, hoặc còn nghi chưa quyết chắc chẳng biết tăng đó như thế nào nên nhẫn nhục. Nếu chấp lý mà tranh cải tức là vô minh, cho nên cũng cho ra khỏi chùa, nhẳm để tôn trọng qui cách tăng đoàn vậy. Sách Ngu Am Chích cổ ghi rằng, xưa đệ tử Ngài Viên Thông Pháp Vân thiền sư là Minh Thủy Tốn làm thị giả (hầu cận), gặp Lâm Thiền Sư quảy chiếc áo; Tốn mời khách tới dùng trà. Thiền sư Lâm bảo y đi ra, Tốn lấy tay nâng giường ông tăng kế bên lên di động một lúc bỏ đó luôn, tới gặp Ngài Phương Trượng. Chỗ ngồi không thấy Lâm, sư Viên Thông đi mời đến bèn khiến chỗ ngồi mất đi. Đứng trước đại chúng Ngài trách rằng:

- “Sơn môn lễ kính để bày tỏ sự tôn trọng, lại khinh nhờn, tại sao?”

Thiền sư Lâm nói:

- “Cái trống lịnh rỗng bên trong…”

Cho nên về sau không dám khinh thường nữa.

Ngài Viên Thông ban lời khuyên nhưng có ý trách rằng:

- Cái trống của Ta chẳng phải ba đậu đánh trúng nước tiểu Ngài chăng?

Tốn ra trước thỉnh thị rằng:

- Con thất lễ, nên phải phạt.

Ông tăng giường bên đứng lên nói:

- Việc này không phải lỗi của thị giả, tội mới xảy ra cũng chẳng biết, tôi nhận đỡ giúp nhưng sơ ý, nên phạt cho ra khỏi chùa.

Ba người bàn tính không dứt, Viên Thông nghĩa cử cao đẹp rộng dung tha thứ đó. Ôi! tiêu biểu chúng như thế đó, nhận lỗi như thế đó! Cao vòi vọi đáng ngưỡng phục, xứng đáng gọi là sư biểu. Hoặc cũng nói, có ác tăng phải can ngăn thời không theo phép tẩn xuất nên không thể thí dụ được. Việc cương thường – luân lý - ở đời theo pháp quốc gia không thể lấy pháp tăng xử được, phải ứng xử ra làm sao?

Trả lời: Việc này nên tùng quyền tùy nghi, không nên chấp nhất. Chấp nơi hộ trì pháp mà ngược lại làm pháp diệt vậy. Vì cầu toàn nơi một người mà làm thiệt đến Tam Bảo; thà giữ Tam Bảo toàn vẹn mà chỉ làm hại đến một người. Nếu ít không có phương hại nên dựa Thanh Quy lượng xét từng việc, nếu có phương hại ương ngạnh gian xảo không thể cải hóa được nên đưa ra pháp luật, chiếu theo vương pháp xử trị, không được tha thứ.

Như cho rằng, tâm Phật là nhân từ, nay áp dụng Thanh Quy quá nghiêm khắc, há chẳng không theo ý Phật sao?

Đáp: Người không biết nghiêm khắc của Thanh Quy, không nghiêm nhưng khích lệ đó là nghiêm, là nghiêm của nghiêm chính. Lấy nghiêm chính khiển tăng, tăng chúng trang nghiêm; lấy nghiêm chính duy trì pháp, pháp đứng vững. Lấy nghiêm chính nhiếp tâm tâm địa chánh, cho nên khiển trách đó, tẩn xuất đó đều là từ bi vậy. Lấy nghiêm làm từ là đại từ vậy. Nếu như dùng bất cứ một mưu toan nào có tính hung bạo để thị uy; lấy nghiêm chính của Thanh Quy xử phạt thật là cốt lõi vậy. Không thể chẳng bàn câu hỏi này trích từ sách Vân Thê Pháp vựng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]