Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Giỗ Sơ Tổ Đạt Ma

12/04/201317:20(Xem: 12527)
1. Giỗ Sơ Tổ Đạt Ma
Giỗ Sơ Tổ Đạt Ma

Ngày mồng 5 tháng 10 là lễ giỗ Sơ Tổ Đạt Ma. Tự viện, tòng lâm viết thông báo đọc trên đài, đăng báo hay dán tại trai đường, phòng khách ở chùa. Thông cáo ở chùa viết như sau: ngày mai là lễ kỷ niệm Đạt Ma lão tổ thị tịch, tối nay và sáng mai sau khóa lễ, nghe hiệu lệnh, đại chúng vân tập Tổ đường đảnh lễ Tổ, trưa có cúng ngọ.

Chú ý: quét tước lau chùi long vị Tổ, tượng thờ, bàn thờ, thay nước cúng; sắm hoa quả tươi dâng cúng. Tối mồng 4, sau khi khóa lễ xong, Tri Khách thỉnh 3 hồi chuông, chúng tề tựu vào bàn Tổ, Trụ Trì niệm hương, xướng lễ:

Nam Mô Tây Thiên Đông Độ lịch đại tổ sư,

Nam Mô Đông Độ truyền giáo truyền giới chư vị Tổ sư,

Nam Mô Đông Độ truyền thừa thiền tông sơ tổ, Đạt Ma đại lão Tổ sư.

Sau đó, rót trà dâng cúng, đại chúng lễ 3 lạy, châm trà lạy 3 lạy; đọc chú biến thực, cam lồ, phổ cúng dường v.v... Châm trà lần thứ 3, đồng lạy 3 lạy rồi đại chúng lui ra.

Sáng mồng 5, sau thời Kinh Lăng Nghiêm xong, đại chúng đến trước bàn Tổ dâng hương đảnh lễ, dâng trà như hôm trước. Trụ Trì niệm hương:

Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).

Duy Na cử niệm:

Nam Mô thiền tông tông chủ Bồ Đề Đạt Ma tôn giả
(3 lần).

Tiếp theo, tụng kinh Lăng Già A Bạt Đa La Bảo, phẩm tâm ngữ của chư Phật: Chẳng sanh câu sanh khắp, thường câu vô thường câu, sanh tướng câu, vô sanh tướng câu; trụ khác câu, chẳng trụ khác câu; sát na câu, phi sát na câu. Tự tánh câu, lìa tự tánh câu; không câu, chẳng không câu. Đoạn câu, chẳng đoạn câu; biên câu, phi biên câu. Trung câu, phi trung câu; thường câu, phi thường câu. Duyên câu, phi duyên câu; nhân câu, phi nhân câu. Phiền não câu, phi phiền não câu; ái câu, phi ái câu. Phương tiện câu, phi phương tiện câu; xảo câu, phi xảo câu. Tịnh câu, phi tịnh câu; thành câu, phi thành câu. Thí câu, phi thí câu; đệ tử câu, phi đệ tử câu. Sư câu, phi sư câu; chủng tánh câu, phi chủng tánh câu. Ba thừa câu, phi ba thừa câu; sở hữu câu, vô sở hữu câu. Nguyện câu, phi nguyện câu; 3 luân câu, phi 3 luân câu. Tiêu tướng câu, phi tiêu tướng câu; hữu phẩm câu, phi hữu phẩm câu; cụ câu, phi cụ câu. Duyên do Thánh trí hiện pháp lạc câu, phi hiện pháp lạc câu. Quốc độ câu, phi quốc độ câu; a câu, phi a câu. Thủy câu, phi thủy câu; cung câu, phi cung câu. Thật câu, phi thật câu; số câu, phi số câu. Thần thông số câu, phi thần thông số câu. Minh câu, phi minh câu; hư không câu, phi hư không câu; mây câu, phi mây câu. Công xảo kỹ thuật xứ sáng câu, phi công xảo kỹ thuật xứ sáng câu. Gió câu, phi gió câu; đất câu, phi đất câu. Tâm câu, phi tâm câu; thi thiết câu, phi thi thiết câu. Tự tánh câu, phi tự tánh câu; âm câu, phi âm câu. Chúng sanh câu, phi chúng sanh câu; huệ câu, phi huệ câu. Niết Bàn câu, phi Niết Bàn câu. Lửa bỏng câu, phi lửa bỏng câu. Ngoại đạo câu, phi ngoại đạo câu; hoang loạn câu, phi hoang loạn câu. Huyễn câu, phi huyễn câu; mộng câu, phi mộng câu. Lửa hừng câu, phi lửa hừng câu. Voi câu, phi voi câu; xe câu, phi xe câu. Kiền thác bà câu, phi kiền thác bà câu. Thiên câu, phi thiên câu. Ăn uống câu, phi ăn uống câu. Dâm dục câu, phi dâm dục câu. Thấy câu, phi thấy câu; ba la mật câu, phi ba la mật câu. Giới câu, phi giới câu. Trời, trăng, sao câu, phi trời, trăng, sao câu. Chắc thật câu, phi chắc thật câu. Quả câu, phi quả câu. Khởi diệt câu, phi khởi diệt câu. Trị câu, phi trị câu. Xem tướng câu, chẳng xem tướng câu. Chi câu, phi chi câu. Xứ xảo minh câu, phi xứ xảo minh câu. Thiền câu, phi thiền câu. Mê câu, phi mê câu. Hiện câu, chẳng hiện câu; Ủng hộ câu, chẳng ủng hộ câu. Tộc (giòng họ) câu, phi tộc câu. Tiên câu, phi tiên câu. Vua câu, phi vua câu. Nhiếp thọ câu, chẳng nhiếp thọ câu; Báu câu, phi báu câu. Ghi câu, phi ghi câu. Nhứt xiển đề câu, phi nhứt xiển đề câu. Nữ nam chẳng phải nam câu, phi nữ nam chẳng phải nam câu. Mùi câu, chẳng phải mùi câu. Việc câu, chẳng phải việc câu; Thân câu, chẳng phải thân câu. Giác câu, chẳng phải giác câu. Động câu, chẳng phải động câu. Căn câu, chẳng phải căn câu; Hữu vi câu, phi hữu vi câu. Vô vi câu, phi vô vi câu. Nhân quả câu, phi nhân quả câu; sắc cứu cánh câu, phi sắc cứu cánh câu. Đốt (lóng đốt) câu, chẳng phải đốt câu. Rừng cây dây leo câu, chẳng phải rừng cây dây leo câu. Tạp câu, chẳng phải tạp câu; Thuyết câu, phi thuyết câu. Tỳ ni câu, phi tỳ ni câu. Tỳ kheo câu, phi tỳ kheo câu. Xứ câu, phi xứ câu. Chữ câu, chẳng phải chữ câu.

Luận về huệ gồm 108 câu như thế, trước Phật đã nói; ngươi cùng chư đại Bồ Tát cần nên tu học.

Tiếp tụng chú biến thực, cam lồ, phổ cúng dường. Thời tụng kinh này, Thầy Trụ Trì niệm hương, lạy 3 lạy, dâng trà, thức ăn. Cúng bàn phía đông rồi đến bàn phía tây, quanh tới bàn thờ Tổ dâng cúng. Cúng xong trở lại lễ 3 lạy, lại đốt thêm nhang, lạy 3 lạy. Đợi chư tăng tụng xong, mời một thầy thuyết pháp. Bài pháp xong, Duy Na quỳ gối chấp tay khấn bạch:

Cung bạch Sơ Tổ xưa ở Tây Thiên, bằng một chiếc thuyền nang tới khai hóa Đông Độ. Hân hạnh thay giáo pháp chánh truyền. Tiếp nối dòng dõi của giác hoàng, hốt nhiên vô thánh, phá trừ mê mờ của nghĩa học, trăm sông đổ ra biển hẳn khác dòng. Mặt trời hồng bám vào trời, rỗng rang không đo được bóng hình, chỉ vào tâm người mà thành Phật. Hợp diệu đạo phải quên lời đã làm cho đại chấn tông phong nên có công rất lớn khi giáo huấn. Hiện ra như hoa Đàm nơi đời xấu ác, thật là vị Tổ giữ pháp khí thần châu Đại Thừa đến tận hậu lai. Nay gặp ngày lễ nhập diệt, chúng con sắm chút lễ mọn, những mong tin lời di huấn của Phật Tổ, sức gánh vác nghìn cân. Một bông hoa nở ngoài mùa xuân phảng phất hương thơm vạn đợi. Cẩn bạch trải tấc lòng thành kính ngưỡng mong chứng giám.

Đọc xong, xá một xá rồi cử bài tán:

Đức Phật giơ cành hoa

Tổ Ca Diếp mỉm cười

Ý đạo tỏ ngộ rồi

28 Tổ kế thừa

Truyền chánh pháp Như Lai

Tổ Tổ mãi truyền lưu.

(Tinh túy những bài tán Phật, Bồ Tát, tập I, trang 38, Pháp Bảo ấn tống năm 2005 của T.B ảo Lạc dịch).

Chứng nghĩa: Sơ Tổ người nam Thiên Trúc, con thứ 3 của Vua Hương Chí, giòng Sát Đế Lợi, vốn tên là Bồ Đề Đa La. Sau khi gặp Tổ thứ 27, Bát Nhã Đa La tôn giả, biết sư có điểm gì bí mật, nhân đó thử cùng với 2 anh luận việc bố thí bảo châu. Tôn giả đã phát hiện được tâm yếu rằng: ngươi ở trong các pháp đã được thông suốt. Luận Đạt Ma có nghĩa là thông đại pháp nên Tổ đổi tên thành Đạt Ma. Nhân đổi tên là Bồ Đề Đạt Ma nên Trung Hoa dịch là Giác Pháp. Ngài thưa tôn giả:

- Con đã đắc pháp nên đi đến xứ nào làm Phật sự; mong ân sư từ bi chỉ giáo ?

Tổ đáp:

- Con tuy đắc pháp nhưng chưa thể đi xa được. Vả ở lại Nam Thiên (Ấn) đợi sau khi Ta tịch diệt 60, 70 năm nên qua nước Chấn Đán thiết lập đại pháp trực tiếp giúp kẻ thượng căn. Cẩn thận chớ đi xa về sau sẽ suy kiệt.

Đời Lương niên hiệu Phổ Thông năm thứ 8 nhằm năm Đinh Mùi (520), Ngài vượt Nam Hải đến Quảng Châu, thứ sử Tiêu Ngang dâng biểu cho Vua Võ Đế cho sứ nghinh tiếp. Ngày mồng 1 tháng 10 Ngài đến Kim Lăng cùng đàm đạo với nhà vua nhưng không hợp. Ngày mồng 9 tháng 10 Ngài qua đất Giang Bắc. Ngày 23 tháng 11 Ngài vào Lạc Dương lúc đó nhằm đời Ngụy Hiếu Minh niên hiệu Thái Hòa, năm thứ 10, dừng lại ở chùa Thiếu Lâm núi Cao Sơn và ngồi xoay mặt vào vách tọa thiền. Suốt ngày Ngài làm thinh, người đời khó hiểu nên gọi là bích quán Bà La Môn[1]. Lúc đó tại Chấn Đán kẻ có học chấp tướng phần nhiều kẹt vào danh tướng. Trong số người có học lại chú mục vào tôn chỉ, Tổ nêu tướng chỉ tâm không ai lãnh hội được. May gặp Thần Quang chặt cánh tay cầu an tâm, Ngài truyền y bát và dạy tụng Kinh Lăng Già lấy đó làm tâm ấn. Thái Hà năm thứ 19 ngày 5 tháng 10 năm Bính Thìn, Ngài ngồi kiết già ngay ngắn mà viên tịch. Cùng năm đó, lễ an táng Ngài tại núi Hùng Nhỉ vào ngày 28 tháng 12 và khởi sự việc xây tháp tại chùa Định Lâm. Về sau này vào đời Hậu Ngụy, Tống Vân đi sứ về gặp Tổ tại Thông Lãnh, vai quảy một chiếc giày hướng phía Tây mà đi. Tới Đường Ích Viên Giác đại sư đề tháp là Không quán, nay trên tháp còn ghi lời Kinh tụng Lăng Già 108 câu, là tâm yếu của thiền tông.

Tiếng Phạn Lăng Già, Trung Hoa dịch là không thể trở lại. Nghĩa rõ ràng là cảnh giới, thánh trí, thiền tông tự giác, lìa tâm vọng tưởng, ý thức, chẳng phải tà trí có thể đạt được. Tiếng Phạn A Bạt Đa La, Trung Hoa dịch là Vô Thượng, có nghĩa là biết rất rốt ráo, không còn gì trên nên gọi là bảo. Hết thảy chư Phật qua tâm ngữ mà chỉ có Phật với Phật hiểu nhau. Một là tất cả nên chỉ lấy một Kinh làm sáng tỏ. Hiểu rõ nghĩa của tâm, tức hiểu nghĩa trực chỉ của Đạt Ma, cũng hiểu ý nghĩa giơ cành hoa của đức Thế Tôn. Như nói: Niết Bàn diệu tâm là để phó chúc cho Tổ thứ 2 mà Kinh Lăng Già quyển 4 nêu làm tâm ấn. Nay lấy 108 câu dựa theo lời đức Thế Tôn đáp chung chỗ Ngài Đại Huệ đã hỏi. Trong mỗi câu đều có nửa câu trên, nêu hỏi tướng; nửa câu dưới tùy đó quét sạch mối nghi. Dựa tâm chân như quét sạch hết các tướng nên đều gọi là phi, là vô, là lìa. Nói chung ngoài cái tâm này, không pháp có thể thuyết, khiến người tin sâu để tu học như những câu Kinh tụng ở trên cũng giống ý ở đây vậy. Ngài Kính Sơn Diệu Hỷ nói rằng: hậu duệ của thiền, ban đầu do từ đức Thế Tôn giơ cành hoa tại hội Linh Sơn chỉ Ca Diếp mĩm cười. Thế Tôn nói: “Ta có chánh pháp nhãn tạng Niết Bàn diệu tâm, nay phó chúc cho ngươi”. Do đấy từ đời này sang đời kia truyền thọ nhưng đến đời Đạt Ma, Đạt Ma đến Trung Quốc chủ trương không lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, thấy tánh thành Phật, đó là thiền tông vậy. Cũng như nói: luận Thiền cùng giáo, Luật vốn là một thể. Ví như trăm sông nước đều quy về biển mà không khác vị (vị mặn). Nếu các nhà giáo - luật chỉ chấp văn tự, lời nói hẳn không đạt ý chỉ gốc-ngọn. Như thiền tông dù tọa thiền nhưng bỏ bồ đoàn chưa hẳn chứng ngộ, cũng là ngọn vậy. Căn cứ theo đó cho thấy thiền, giáo, luật khác tông nhưng đồng gốc chẳng phải hợp nhau chỗ chứng ngộ sao?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]