Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hàn Quốc: Ngôi Cổ tự Chính khí Quốc gia hơn Nghìn năm tuổi và Truyền thống Hộ quốc An dân

13/01/202217:55(Xem: 6941)
Hàn Quốc: Ngôi Cổ tự Chính khí Quốc gia hơn Nghìn năm tuổi và Truyền thống Hộ quốc An dân


Hàn Quốc: Ngôi Cổ tự Chính khí Quốc gia
hơn Nghìn năm tuổi và Truyền thống Hộ quốc An dân


 

Tổng quan Đường Vũ (당우, 堂宇) ngôi già lam cổ tự Thật Tướnghiện có các tòa nhà Phổ Quang Điện (보광전, 普光殿), Dược Sư Điện (약사전, 藥師殿), Minh Phủ Điện (명부전, 冥府殿), Thất Tinh Các (칠성각, 七星閣), Viện Thiền Lý Tu Đạo (선리수도원, 禪理修道院), Lâu Các (누각, 樓閣, Thiên Vương môn (사천왕문, 四天王門), Hoa Nghiêm Học Lâm (화엄학림, 華嚴學林), Giảng đường (강당, 講堂) và Học xá (학사, 學舍). . .

 

Các bố trí gian thờ tại tâm Vũ Đường trung tâm Phổ Quang Điện (보광전, 普光殿) bên trái có pho tượng thờ Bồ tát Kim Đồng Quán Âm (금동관음보살, 金銅觀音菩薩) được đưa từ Việt Nam sang, chính giữa là pho tượng thờ Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (비로자나불, 毘盧遮那佛) được tạo vào thời đại Triều Tiên và một quả Phạm chung (범종, 梵鍾) được treo trên tòa Chung Các.

 

Triều Tiên Túc Tông năm thứ 20 (1694), quả Phạm chung (범종, 梵鍾) được đúc và nơi đóng chuông có bức tranh vẽ miêu tả cảnh quân Nhật đang đổ bộ vào Triều Tiên, truyền thuyết dân gian Hàn Quốc rằng: "Tiếng chuông mầu nhiệm này sẽ xua tan đế quốc Nhật Bản xâm lược và cuối thời kỳ thuộc địa Nhật, họ phải rút quân khỏi Triều Tiên."

 

Lịch sử

 

Ngôi già lam cổ tự Thật Tướng (실상사, 實將寺) thuộc giáo khu 17 Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, tọa lạc trên đỉnh Thiên Hoàng Phong, núi Trí Dị san, 50, Jangseon-ri, Seongsan-myeon, Namwon-gu, Jeollabuk-do, Tây Nam Hàn Quốc, được kiến tạo vào thời Tân La (Silla) Hưng Đức Vương tam niên, thế kỷ thứ 9 (828), bởi Quốc sư Chứng Giác Hồng Trắc (증각홍척국사, 證覺洪陟國師), khi Ngài dựng lập "Sơn môn Thật Tướng" (실상산문, 實相山門), một trong "Thiền môn Cửu Sơn" (구산선문, 九山禪門).

 

Triều đại nhà Đường Ngài cùng với Quốc sư Nguyên Tịch Đạo Nghĩa (원적도의국사, 元寂道義國師,?-825) sang Trung Hoa học Thiền pháp và sau đó trở về quê nhà Hàn Quốc. Sau đó Quốc sư Nguyên tịch Đạo Nghĩa vào núi Gia Trí san (가지산, 迦智山), kiến tạo ngôi già lam Bảo Lâm Tự (보림사, 寶林寺), tọa lạc ranh giới giữa thành phố Ulsan, thành phố Miryang ở tỉnh Gyeongsangnam-do và huyện Cheongdo ở Gyeongsangbuk-do, Hàn Quốc.

 

Sau khi Quốc sư Chứng Giác Hồng Trắc kiến tạo ngôi già lam Thật Tướng Tự, Ngài dựng lập đạo tràng Thiền tông, tuyên dương diệu pháp Như Lai, thắp sáng ngọn đuốc Đạt Ma Sư tổ và khơi suối nguồn Tào Khê, Lục tổ Tuệ Năng. Truyền thuyết rằng việc kiến lập ngôi Già lam Thật Tướng cổ tự là Chính khí Quốc gia Hàn Quốc, nhằm ngăn chặn dòng chảy của Quân Nhật Bản xâm lược, vì vậy theo Phong thủy Địa lý, một ngôi Già lam Phật địa được thiết lập.

 

Sau đó, trải qua Trụ trì đời thứ hai Hòa thượng Tú Triệt (수철화상, 秀澈和尙, 815-893) và đến Trụ trì đời thứ ba Hòa thượng Phiến Vân  (편운화상, 片雲和尙), ngôi già lam Thật Tướng Tự đã được tái thiết lại rất nhiều và chốn thiền môn nghiêm tịnh, tông phong mở rộng.

 

Thật đúng với nguyên lý vô thường, theo thời gian hữu hình hữu hoại, sau đó, ngôi già lam Thật Tướng Tự đã bị tàn rụi bởi một trận hỏa hoạn vào năm thứ 14 Triều Tiên Thế Tổ (1468), ngôi già lam cổ tự vẫn nằm trong đóng tro tàn đổ nát, phế tích trong suốt 200 năm. Các đời trụ trì và tăng chúng phải chịu vất vả sống tạm tại Am Bách Trượng (백장암, 百丈庵).

 

Sau đó, vào thời đại Triều Tiên Túc Tông năm thứ 5 (1679), Thiền sư Bích Nham Giác Tính (벽암각성선사, 碧巖覺性禪師, 1574-1659). đã xây dựng ba ngôi điện đường. Năm 1684, Hòa thượng Nguyệt Hà Giới Ngộ (월하 계오화상, 月荷戒悟和尙, 1773-1849) xây dựng Điện Phù Đồ (부도전, 浮屠殿) tức Điện Cực Lạc (극락전, 極樂殿) ngày nay.

 

Năm 1690, khoảng 300 vị tăng sĩ Phật giáo dưới sự chỉ đạo của Thiền sư Chẩm Hư Thủ Nhất (침허수일선사, 枕虛守一禪師) đã dâng sớ kháng cáo lên triều đình và 36 tòa nhà được xây dựng vào năm thứ 26 Triều Tiên Túc Tông (1700).

 

Vào năm Đinh Dậu tái biến loạn, ngôi Già lam Thật Tướng cổ tự gần như hoàn toàn bị phá hủy, vào đầu thế kỷ thứ 18, Triều Tiên Túc Tông năm thứ 26 (1700) tái thiết lại.

 

Vào cuối thế kỷ thứ 19, Triều Tiên Cao Tông năm thứ 19 (1882), ngôi Cổ tự bị hỏa hoạn chìm trong biển lửa, chỉ còn sót lại một số tòa nhà.

 

Năm 1884, Đại sư Tặng Nguyệt Tòng (증월송대사, 贈月松大師) đã tái thiết lại.

 

Năm 1903, Cư sĩ Trì Ích Tuấn (지익준, 池益俊), nhà hoạt động độc lập đã phát tâm cúng dường xây dựng một Tăng đường và năm 1932 Thất Tinh Các (칠성각, 七星閣) đã được xây dựng lại.

 

Ngôi Già lam Thật Tướng cổ tự, bộ sưu tập thời đại Silla (Tân La) thống nhất, tác phẩm Bách Trượng Am được công nhận đệ thập (10) Quốc bảo, và một Bảo tháp bằng đá 3 tầng, cao 5 mét, và 11 báu vật khác.

 

Có lần bị bọn giặc cướp phá hoại vì Ngôi già lam Thật Tướng cổ tự chứa nhiều báu vật. Những trang trí Phật giáo có chứa rất nhiều tài liệu quý báu như Nguyện văn (원문, 願文), Tả kinh (사경, 寫經), Ấn Kinh (인경, 印經) của Hiếu Ninh Đại quân (1396–1486) là vương tử nhà Triều Tiên và là con trai thứ hai của vua Thái Tông và Nguyên Kính Vương hậu. Ông là em trai của vua Thế Tông. Trong số đó có một bộ Thánh điển Phật giáo quý hiếm chẳng hạn như Cao Ly Bản Hoa Nghiêm Kinh sớ (고려판 화엄경소, 高麗板華嚴經疏).

 

Một số trong các báu vật đã bị đánh cắp, phần còn lại đã bị hỏa hoạn cháy cùng với ngôi chùa. Năm 1986, Viện Thiền Lý Tu Đạo (선리수도원, 禪理修道院) đang được xây dựng lại và năm 1989 tái tạo Thiên Vương môn (천왕문, 天王門).

 

Năm 1991, Phạm Chung Các (범종각, 梵鐘閣) được xây dựng lại.

 

Năm 1996, Hoa Nghiêm Học Lâm (화엄학림, 華嚴學林) đã được xây dựng và các hạng mục Giảng đường (강당, 講堂), Học xá (학사, 學舍) và đã phát triển cho đến ngày nay.

 

Từ năm 1966 đến năm 2005, công việc khai quật đã được thực hiện, trong quá trình này, một ngôi Đại Già lam cổ tự bằng gỗ và tuyệt mỹ được tìm thấy khoảng 23,3m ở một bên thềm đá móng. Kích thước của viên đá này nhỏ hơn một chút (dưới 1m), nhưng ước tính có một ngôi Cổ tự bằng gỗ rất lớn, bởi vì nó lớn hơn ngôi cổ tự bằng gỗ thứ 9 Hoàng Long cổ tự (황룡사, 皇龍寺), tọa lạc tại thành phố Gyeongju, Hàn Quốc.

 

Ngoài ra, cho đến nay 30 địa điểm đã được tìm thấy, và các gian nhà đã được xác định Già lam cổ tự. Trong số đó, tòa nhà ước tính là một thắng lợi được tìm thấy là một tòa nhà rộng lớn với 714㎡ ở phía bắc và phía nam, và 7 tòa nhà ở phía đông và phía tây. Để tham khảo, Điện Cần Chánh trong Cảnh Phúc cung là 630㎡.

 

Mặc dù lịch sử thực tế hiện nay là rất nhỏ và nhỏ, nhưng các cuộc khảo sát khác nhau, cho thấy một khía cạnh phu thường vượt quá mong đợi. Trong thời gian đó, có những khu vườn khổng lồ được kiến tạo vào triều đại Goryeo được bảo tồn gần như hoàn toàn trong điều kiện hoàn hảo. Ban đầu nó là nơi để thiết kế một tòa nhà mới để xây dựng lại lịch sử thực tế.

 

Nó thực sự quy mô và mỹ thuật cao. Theo kết quả của cuộc khai quật, một ao có hình Elíp phẳng với đá Granit dày trên sàn, một đường thoát nước, và một cơ sở vườn . . .

 

Đặt biệt, trung tâm ao, và liên quan các công trình đường thủy rất quan tâm đến quy mô, điều kiện hoàn hảo và phong cách kiến trúc tuyệt đẹp. Một ao có chiều dại 16,05 mét và chiều rộng 8,06 mét được xây dựng bằng cách xếp phẳng khoảng một dãy đá cứng trên sàn nhà, và xung quanh xây dựng cùng loại đá cứng. Ở giữa sàn nhà, không giống các khối đá khác, một viên đá có ánh sáng màu xanh. Điều này dường như chỉ ra một điểm tham chiếu khi xác lập hồ sơ cho di tích.

 

Có sử dụng nguyên liệu thiên nhiên chống thấm nước. Ngoài ra, đường ống thoát nước dài 42,6 mét và chiều dài của hình dạng cong này là chiều dài 13,8 mét và chiều rộng 1,0 mét.

 

Tài sản Văn hóa được chỉ định Quốc bảo và cấp địa phương

 

Các tài sản văn hóa quan trọng trong ngôi già lam Thật Tướng cổ tự bao gồm Bảo tháp đá ba tầng Am Bách Trượng (Quốc bảo số 10), Tháp Bảo Nguyệt Lăng Già Hòa thượng Tú Triệt Thật Tướng Tự (Quốc bảo số 33), Bia Tháp Bảo Nguyệt Lăng Già Hòa thượng Tú Triệt Thật Tướng Tự (Quốc bảo số 34), Thạch Đăng Thật Tướng Tự (Quốc bảo số 35), Tháp Phù Đồ Thật Tướng Tự (Quốc bảo số 36), Bảo tháp ba tầng Thật Tướng Tự (Quốc bảo số 37), Tháp Ngưng Liêu Đại sư Chứng Giác Thật Tướng Tự (Quốc bảo số 38), Bia Tháp Ngưng Liêu Đại sư Chứng Giác Thật Tướng Tự (Quốc bảo số 39), Thạch Đăng Bách Trượng Am (Quốc bảo số 40), tượng Đức Như Lai ngồi bằng kim loại (Quốc bảo số 41), Lư hương bằng đồng thau thờ tại Am Bách Trượng (Quốc bảo số 420), Bức tranh khắc phù điêu mộc bản Am Dược Thủy Thật Tướng Tự (Quốc bảo số 421). Ngoài ra, Điện Cực Lạc, được chỉ định là Tài sản Văn hóa vật thể số 45 của Jeollabuk-do, là một tòa nhà 3 gian, 2 mái.

 

Theo ghi chép, năm 1832, Nghĩa Nham được tái tạo lại và đổi thành Điện Cực Lạc. Bên trong Điện Cực Lạc tôn trí pho tượng Phật A Di Đà ngồi được tạo vào năm 1985.

 

Trong số đó, Tháp đá ba tầng Thật Tướng Tự là một kiệt tác của thời Silla Thống Nhất, với phần trên chóp đỉnh tháp vẫn còn nguyên vẹn.

 

Ngày 2 tháng 2 năm 1980, Tháp đá ba tầng Thật Tướng Tự bị bọn giặc cướp phá hư hỏng nặng, các bộ kỹ thuật của Tổng Cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc đã khôi phục lại nguyên trạng. Ngoài ra, Tượng Như Lai ngồi bằng kim loại (Quốc bảo số 41) được tôn trí thờ tại Điện Dược Sư được đúc bằng kim loại với trọng lượng 4.000 cân, là một kiệt tác của thời Silla Thống nhất. Tượng Phật này phù hợp với Thiên Hoàng Phong, đỉnh cao nhất của núi Trí Dị san, theo truyền thuyết dân gian rằng: "Tượng Phật được tôn trí thờ phụng nơi đây với ý thức tinh thần hộ quốc an dân, là chính khí Quốc gia và có thể ngăn chặn việc Đế quốc Nhật Bản xâm lược Triều Tiên."

 


co tu han quoc (1)co tu han quoc (2)co tu han quoc (3)co tu han quoc (4)co tu han quoc (5)co tu han quoc (6)co tu han quoc (7)co tu han quoc (8)co tu han quoc (9)co tu han quoc (10)co tu han quoc (11)co tu han quoc (12)co tu han quoc (13)co tu han quoc (14)co tu han quoc (15)co tu han quoc (16)co tu han quoc (17)co tu han quoc (18)co tu han quoc (19)co tu han quoc (20)co tu han quoc (21)co tu han quoc (22)co tu han quoc (23)



Ngoài ra, ngôi già lam Thật Tướng Tự còn có (công trình cải tạo ruộng đất được ghi chép thành sách được liệt vào Di sản Văn hóa vật thể Jeollabuk-do số 88), tại lối vào của ngôi cổ tự có các tượng thần hộ vệ làng Jangseung được tạc bằng đá, bao gồm cả tượng Thượng Nguyên Chu Tướng quân được liệt vào danh sách (Tư liệu Văn hóa Dân gian quan trọng số 15). Toàn bộ ngôi già lam cổ tự Thật Tướng được chỉ định là Di tích Lịch sử số 309.

 

Hiện nay ngôi Già lam Cổ tự, với phần lớn tài sản văn hóa của địa phương. Tuy ngôi Già lam cổ tự không tọa lạc trên núi, nhưng trong các cánh đồng rộng bao la, bao quanh bởi rừng cây xanh tươi đẹp. Khi nhập vào chốn Thiền môn Cổ tự này phải qua vòm Loan nguyệt Giải thoát kiều, sau đó là Liễu Củng kiều, du khách sẽ nhìn thấy bức tượng đá Thủ Hộ Thần theo truyền thống Phật giáo Hàn Quốc.

 

Du khách đến thưởng lãm ngôi Già lam Thật Tướng cổ tự, như phong cảnh danh thắng cổ tích, Xuân quý, Hạ quý, Thu quý, Đông quý bốn mùa cảnh sắc vô cùng hấp dẫn, tao nhân mặc khách thường ca ngợi nơi đây như bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp. Do đó, trước khi bắt đầu giai đoạn của khu vực để tìm hiểu ngôi Già lam Thật Tướng cổ tự, nếu tour du lịch khách đoàn, hướng dẫn viên du lịch sẽ thuyết minh về ngôi Già lam Thật Tướng cổ tự và nhân văn địa lý; nếu cần sự trợ giúp phải tham khảo thêm về ngôi Già lam cổ tự này, du khách đề nghị hướng dẫn thêm chi tiết của các điểm tham quan. Cuối cùng, đi du lịch với bạn bè và người thân rất cần thiết đối với máy ảnh, để ghi lại những kỷ niệm đẹp, với tâm hồn thanh thản từng bước chân an lạc hạnh phúc, vòng quanh hành hương chiêm bái ngôi Già lam Thật Tướng cổ tự.

 

Vào tháng 03 năm 2013, Đại học Hựu Thạch, Hàn Quốc một giáo sư soạn văn đề xuất: “Chủ yếu lợi dụng Phong thủy để áp chế Đế quốc Nhật Bản xâm lược”. Giáo sư cho biết trong bài báo của mình rằng; nguyên sơ kiến tạo ngôi Già lam Thật Tướng cổ tự tại Trí Dị sơn, Toàn La Nam đạo (Jeollanam-do), Tây Nam bộ Hàn Quốc, với mục đích là “Chính khí Quốc gia Hàn Quốc, nhằm ngăn chặn dòng chảy của Quân Nhật Bản xâm lược”.

 

Lip video

 



https://www.youtube.com/watch?v=nW6XRWvQeEQ

https://www.youtube.com/watch?v=Q0Ypz4Hjhms

https://www.youtube.com/watch?v=Tz7iMBYKtMY

https://www.youtube.com/watch?v=CQNo0giZZT0&t=22s

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 한국민족문화대백과사전)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]