Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09. Phẩm "Tùy Hỷ (1) Hồi Hướng (2)"

03/10/202011:28(Xem: 8963)
09. Phẩm "Tùy Hỷ (1) Hồi Hướng (2)"

 TỔNG LUẬN
 KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***
buddha-468

 

 

PHẨM "TÙY HỶ (1) HỒI HƯỚNG (2)"

Phần cuối quyển 504, đến phần đầu quyển thứ 505, Hội thứ III, ĐBN.

(Tương đương với phẩm cùng tên “Tùy Hỷ Hồi Hướng”, từ quyển 168 đến quyển 172,

Hội thứ I hay phần sau quyển 432 đến hết quyển 433, Hội thứ II)

 

Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le

 

 

 

Gợi ý:

Chúng tôi trích dẫn nguyên văn toàn phẩm “Tùy Hỉ Hồi Hướng” trong website: tuvienquangduc.com - không tóm lược như các phẩm trước. Lối hành văn trong phẩm này rất khó hiểu. Khó hiểu vì câu văn quá dài, diễn tả nhiều ý khác nhau thay vì chia thành từng câu ngắn gọn, nên khó nắm, không giống như phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng” của Hội thứ I và Hội thứ II. Để quý vị có thể nắm vững phẩm này, chúng tôi ghi thêm nguyên văn phẩm “Tùy Hỷ” quyển thứ 12 thuộc Kinh MHBNBLM do Ngài La Thập dịch. Tuy nhiên, để có thể lãnh hội phẩm này hoàn hảo hơn, xin quý vị quay lại đọc phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng” ở quyển 168 đến quyển 172, Hội thứ I hay phần sau quyển 432 đến hết quyển 433, Hội thứ II, có thích nghĩa và lược giải rõ ràng hơn.

Phẩm này tuy có nhiều ý, nhưng đại cương là: Nếu đại Bồ Tát đã từ lâu thực hành sáu Ba la mật, cúng dường nhiều chư Phật, trồng nhiều căn lành, luôn gần thiện tri thức, khéo tu học pháp tự tướng không. Chư đại Bồ Tát nầy dùng vô sở đắc, vô chấp, vô thủ... làm phương tiện lấy công đức thiện căn cùng các việc phước nghiệp của mình, của người, của tất cả Thanh văn, Độc giác, của chư Phật ba đời và các đệ tử... bình đẳng ban cho tất cả hữu tình cùng nhau tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Bồ đề, nhưng chẳng nắm lấy tướng. Bởi chẳng phải tướng chẳng phải không tướng, chẳng phải hai pháp chẳng phải chẳng hai pháp, chẳng phải pháp có thể được chẳng phải pháp chẳng thể được, chẳng phải pháp cấu chẳng phải pháp tịnh, chẳng phải pháp sanh chẳng phải pháp diệt… nên đây gọi là hồi hướng chân chánh quả vị Vô thượng Bồ đề.

 

Nguyên văn:

 

Lúc bấy giờ, Bồ Tát Từ Thị bảo cụ thọ Thiện Hiện:

- Nếu đại Bồ Tát nào dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với các hữu tình có bao công đức, câu hành tùy hỷ các việc phước nghiệp; nếu đại Bồ Tát nào dùng vô sở đắc làm phương tiện, lấy sự câu hành tùy hỷ các phước nghiệp, đem cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Hoặc hữu tình khác, tùy hỷ hồi hướng các việc phước nghiệp. Hoặc các việc phước nghiệp của hàng phàm phu, Thanh văn, Độc giác đó là bố thí, trì giới tu hành ba việc phước nghiệp, hoặc các việc phước nghiệp như bốn niệm trụ v.v... 

Công đức tùy hỷ hồi hướng của đại Bồ Tát đối với việc phước nghiệp của phàm phu, Thanh văn, Độc giác là tối tôn, là tối thắng, là tôn quí, là cao cả, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Vì sao? Vì các phàm phu tu phước nghiệp chỉ vì muốn an lạc cho bản thân. Thanh văn, Độc giác tu phước nghiệp chỉ vì muốn điều phục riêng mình, tịch tịnh riêng mình, Niết bàn riêng mình. Còn các đại Bồ Tát có bao nhiêu công đức tùy hỷ hồi hướng, vì muốn tất cả hữu tình được điều phục, tịch tịnh, chứng đắc Niết bàn.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện hỏi Bồ Tát Từ Thị:

- Đại Bồ Tát này đem tâm hồi hướng tùy hỷ khắp mười phương vô lượng, vô số, vô biên thế giới: Cứ mỗi một thế giới thì có vô lượng, vô số, vô biên chư Phật đã nhập Niết bàn. Từ lúc mới phát tâm cho đến chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, như vậy cho đến sau khi nhập Vô dư y Niết bàn, lần lần đến khi chánh pháp hoại diệt, trong khoảng thời gian này có bao nhiêu thiện căn tương ưng với sáu pháp Ba la mật và cùng với Thanh văn, Độc giác, Bồ Tát, tất cả hữu tình. Thiện căn tương ưng với vô lượng, vô số, vô biên Phật pháp cộng, hoặc bất cộng. Hoặc việc tu ba phước nghiệp bố thí, trì giới của đệ tử phàm phu. Hoặc căn lành vô lậu, địa vị vô học, hữu học của đệ tử Thanh văn kia. Hoặc sự thành tựu giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, và vì lợi lạc cho tất cả hữu tình, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, vô lượng, vô biên Phật pháp và chánh pháp được thuyết của chư Phật kia.

Hoặc dựa vào pháp kia mà tinh cần tu học, hoặc đắc quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề, hoặc nhập vào Chánh tánh ly sanh của Bồ Tát, hoặc tu Bồ Tát hạnh, tất cả thiện căn như vậy và hữu tình khác đối với chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, hàng Thanh văn, Bồ Tát, các đệ tử, các thiện căn ở đời hiện tại hoặc sau Niết bàn, tập hợp tất cả các thiện căn, hiện tiền tùy hỷ.

Đã tùy hỷ rồi, lại tùy hỷ câu hành việc phước nghiệp như thế, đem cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Nguyện đem căn lành này cùng các hữu tình đồng nhau tiến tới quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Khởi sự tùy hỷ hồi hướng như vậy, đối việc phước nghiệp phát khởi khác là tối tôn, là tối thắng, là tôn quí, là cao cả, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Ý ông thế nào? Do việc phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy, là có việc sở duyên như thế nên nói là đại Bồ Tát kia chấp tướng không?

Bồ Tát Từ Thị trả lời Thiện Hiện:

- Đại Bồ Tát kia duyên việc như thế, phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng, thật không thể gọi đại Bồ Tát kia chấp tướng bởi do sở duyên như thế.

Lúc này, cụ thọ Thiện Hiện bảo Bồ Tát Từ Thị:

- Nếu không phải bởi do sở duyên như thế là chấp tướng, thì sự phát tâm tùy hỷ hồi hướng của đại Bồ Tát kia là dùng không chấp tướng làm phương tiện, để duyên khắp mười phương vô lượng, vô số, vô biên thế giới. Mỗi một thế giới có vô lượng, vô số, vô biên chư Phật đã Niết bàn. Từ lúc mới phát tâm cho đến lúc chánh pháp hoại diệt, có bao nhiêu thiện căn, và thiện căn của các đệ tử, tập hợp tất cả để hiện tiền tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Sự phát khởi tùy hỷ hồi hướng như vậy chẳng gọi là điên đảo. Đối với vô thường gọi là thường, đối với khổ gọi là vui, đối với vô ngã gọi là ngã, đối với bất tịnh gọi là tịnh. Đây là suy nghĩ, kiến thức điên đảo? Đối với vô tướng mà chấp lấy tướng đó cũng như vậy? Sở duyên như thế thật vô sở hữu. Tâm tùy hỷ hồi hướng cũng như vậy. Các thiện căn cũng như vậy. Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng như vậy. Bố thí v.v... sáu pháp Ba la mật cho đến Nhất thiết tướng trí cũng như vậy. Nếu như việc sở duyên thật vô sở hữu, thì tâm tùy hỷ hồi hướng cho đến Nhất thiết tướng trí cũng như vậy.

Những gì là sở duyên? Những gì là việc? Những gì là tâm tùy hỷ hồi hướng? Cho đến những gì là Nhất thiết tướng trí mà đại Bồ Tát kia duyên theo việc như vậy mà khởi tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Khi ấy, Bồ Tát Từ Thị trả lời cụ thọ Thiện Hiện:

- Nếu đại Bồ Tát học sáu pháp Ba la mật lâu dài, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, gieo trồng thiện căn, phát nhiều đại nguyện, vì muốn được nhiều bạn tốt hộ trì, khéo học các pháp, tự tướng đều Không. Đại Bồ Tát này đối với việc sở duyên và tâm tùy hỷ hồi hướng, các thiện căn, quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chư Phật Thế Tôn, và tất cả pháp đều không chấp lấy tướng, mà có thể phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Khởi tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy là dùng không hai, chẳng phải không hai làm phương tiện; không hữu tướng, không vô tướng làm phương tiện; không có sở đắc, không vô sở đắc làm phương tiện; không nhiễm, không tịnh làm phương tiện; không sanh, không diệt làm phương tiện. Đối với việc sở duyên cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề không chấp lấy tướng. Đã không chấp lấy tướng cho nên không bị điên đảo.

Nếu đại Bồ Tát chưa học sáu pháp Ba la mật lâu dài, chưa từng cúng dường vô lượng chư Phật, chưa phát đại nguyện lâu dài, chưa gieo trồng nhiều thiện căn, chưa được nhiều bạn tốt hộ trì, chưa đối với tất cả thiện pháp học tự tướng Không. Đại Bồ Tát này đối với việc sở duyên, tâm tùy hỷ hồi hướng, các thiện căn v.v… quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chư Phật Thế Tôn và tất cả pháp, chấp lấy tướng kia mà phát tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề; sự phát tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy là còn chấp lấy tướng cho nên bị điên đảo, chẳng phải phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng chơn thật.

Lại nữa, đại đức! Không nên vì các đại Bồ Tát mới học Đại thừa đối với điều trên mà tuyên thuyết Bát Nhã cho đến bố thí Ba la mật và các Phật pháp khác, tự tướng đều nghĩa Không. Vì sao? Vì các Bồ Tát mới học Đại thừa, đối với pháp như thế, tuy có chút ít phần tin tưởng, cung kính, yêu thích, nhưng khi tìm tòi, nghe rồi đều quên mất, kinh hãi, sợ sệt, nghi ngờ, hoặc sanh nhiều việc hủy báng. Còn nếu đại Bồ Tát Bất thối chuyển, từng cúng dường vô lượng chư Phật, phát đại nguyện lâu dài, gieo trồng nhiều thiện căn, được nhiều bạn tốt hộ trì thì nên đối với các điều trên vì họ mà rộng nói, phân biệt, khai thị tất cả Bát Nhã cho đến bố thí Ba la mật và Phật pháp khác, tự tướng nghĩa đều Không. Vì sao? Vì các đại Bồ Tát Bất thối chuyển nếu nghe pháp này đều thọ trì, trọn đời không quên mất, cũng không kinh hãi, hoảng hốt, nghi ngờ, hủy báng.

Đại đức nên biết: Các Đại Bồ Tát phải đem việc phước nghiệp câu hành tùy hỷ, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Khi đó phải nghĩ như vầy: Có thể dùng tâm tùy hỷ hồi hướng để chấm dứt xa lìa, biến đổi sự dụng tâm này. Việc sở duyên này và các thiện căn cũng như tâm chấm dứt, xa lìa, biến đổi. Trong đây, những gì là sự dụng tâm? Lại dùng những gì làm việc sở duyên và các thiện căn mà thuyết tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Tâm này đối với tâm lý không nên có tùy hỷ hồi hướng, dùng tâm không hai, đồng thời phát khởi. Tâm cũng không thể tùy hỷ hồi hướng, tự tánh tâm Không.

Nếu khi đại Bồ Tát hành Bát-nhã Ba la mật thậm thâm như thế, thì có thể biết tất cả là Bát Nhã cho đến bố thí Ba la mật đều vô sở hữu. Cho đến Nhất thiết tướng trí cũng vô sở hữu. Đại Bồ Tát này biết tất cả pháp đều vô sở hữu, nhưng lại có thể đem việc phước nghiệp câu hành tùy hỷ, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tâm tùy hỷ hồi hướng như thế là không điên đảo, vì dùng vô sở đắc làm phương tiện nên gọi là tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề chơn thật. (hết Q. 504)

Lúc bấy giờ, trời Đế Thích bạch với cụ thọ Thiện Hiện:

- Các Đại Bồ Tát mới học Đại thừa nghe pháp như thế, tâm vị ấy sẽ không kinh hãi, hoảng hốt, nghi hoặc. Các Đại Bồ Tát mới học Đại thừa thì làm sao có thể đem việc tu hành thiện căn mà hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề? Làm sao giữ gìn việc phước nghiệp câu hành tùy hỷ để hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bảo trời Đế Thích:

- Các đại Bồ Tát mới học Đại thừa, nếu tu hành Bát nhã Ba la mật cho đến Nhất thiết tướng trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, và dùng vô tướng làm phương tiện, giữ gìn Bát nhã Ba la mật cho đến Nhất thiết tướng trí. Do nhân duyên đây nên đại Bồ Tát này đối với Bát nhã Ba la mật, rộng nói cho đến Nhất thiết tướng trí nghĩa tự tướng Không, nên sanh nhiều thắng giải, thường được bạn lành hộ trì. Đối với bạn lành thì dùng vô lượng pháp môn, văn nghĩa xảo diệu vì họ mà biện thuyết Bát nhã Ba la mật thậm thâm, cho đến pháp tương ưng với Nhất thiết tướng trí. Dùng pháp như thế mà dạy dỗ, trao truyền, làm cho vị ấy được nhập vào Chánh tánh ly sanh của Bồ Tát. Nếu chưa nhập vào Chánh tánh ly sanh của Bồ Tát thì cũng không xa lìa Bát nhã Ba la mật thậm thâm, cho đến Nhất thiết tướng trí.

Lại còn thuyết giảng các việc ác ma, làm cho vị ấy nghe rồi đối với các việc ma, tâm không tăng giảm. Vì sao? Vì các việc ác ma tánh vô sở hữu, bất khả đắc. Cũng dùng pháp này để dạy dỗ, trao truyền, làm cho vị ấy cho đến chứng nhập vào Chánh tánh ly sanh của Bồ Tát, thường không xa lìa Phật, gieo trồng các thiện căn ở chỗ chư Phật.

Lại do giữ gìn thiện căn nên thường sanh trong chúng đại Bồ Tát, cho đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đối với các thiện căn thường không xa lìa.

Kiều thi ca! Các đại Bồ Tát mới học Đại thừa, nếu có thể dùng vô sở đắc làm phương tiện, và dùng vô tướng làm phương tiện thì sẽ giữ gìn được các công đức. Ở nơi nhiều công đức phát sanh được thắng giải, thường được các bạn lành hộ trì, khi nghe pháp này tâm không kinh hãi, hoảng hốt, cũng không nghi hoặc.

Lại nữa, Kiều thi ca! Các đại Bồ Tát mới học Đại thừa, tùy theo chỗ tu tập như bố thí v.v... sáu pháp Ba la mật cho đến Nhất thiết tướng trí, đều phải dùng vô sở đắc làm phương tiện và dùng vô tướng làm phương tiện ban cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Kiều thi ca! Các đại Bồ Tát mới học Đại thừa ở khắp mười phương vô lượng, vô số, vô biên thế giới tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, dứt đường các cõi, tuyệt hẳn hý luận, đặt các gánh nặng xuống, nhổ tất cả gai góc, đoạn tận kiết sử, đầy đủ chánh trí, tâm được giải thoát, là vì thuyết pháp khéo léo và đệ tử của vị ấy thành tựu giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn và tạo được các công đức khác.

Lại ở những chỗ để gieo trồng thiện căn, là đại tộc Sát đế lợi cho đến đại tộc Cư sĩ v.v... là nơi gieo trồng thiện căn. Hoặc trời Tứ đại thiên vương cho đến trời Tịnh cư v.v... là chỗ gieo trồng thiện căn. Như vậy tập hợp tất cả việc phát khởi hiện tiền, so với thiện căn khác thì nó là tối tôn, là tối thắng, là tôn quí, là cao cả, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng.

Lại đem tâm tùy hỷ cùng làm việc phước nghiệp tùy hỷ câu hành, đem cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lúc bấy giờ, Bồ Tát Từ Thị hỏi cụ thọ Thiện Hiện:

- Các đại Bồ Tát mới học Đại thừa, nếu nhớ nghĩ bao nhiêu công đức của Như Lai, đệ tử và cả thiện căn gieo trồng ở cõi trời, người v.v... như vậy tập hợp tất cả việc phát khởi hiện tiền, so với thiện căn khác thì nó là tối thắng v.v...

Lại đem tâm tùy hỷ như thế và thiện căn tùy hỷ đem cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Đại Bồ Tát này vì sao không rơi vào suy nghĩ kiến chấp điên đảo?

Cụ thọ Thiện Hiện đáp:

- Thưa Đại Sĩ! Nếu đại Bồ Tát nào nhớ nghĩ bao nhiêu công đức của chư Phật và các đệ tử, mà không khởi vọng tưởng công đức của chư Phật và các đệ tử, đối với việc gieo trồng thiện căn ở cõi trời, người mà không khởi tưởng thiện căn ở cõi trời, người. Đối với việc phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng đại Bồ đề cũng không khởi tâm tùy hỷ hồi hướng Bồ đề.

Đại Bồ Tát này khởi tâm tùy hỷ hồi hướng thì không rơi vào suy nghĩ kiến chấp điên đảo. Nếu đại Bồ Tát nào nhớ nghĩ bao nhiêu công đức của Phật và các đệ tử, rồi chấp lấy tướng công đức Phật và các đệ tử, đối với việc gieo trồng thiện căn ở cõi trời, người còn chấp lấy tướng thiện căn ở cõi trời, người v.v…, đối với việc phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng đại Bồ đề, còn chấp lấy tướng phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng Bồ đề, thì Đại Bồ Tát này khi phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng, liền rơi vào suy nghĩ kiến chấp điên đảo.

Lại nữa, Đại Sĩ! Nếu đại Bồ Tát đem lòng nhớ nghĩ thiện căn công đức của tất cả chư Phật và các đệ tử như thế, biết đúng đắn về tâm đoạn tận, diệt trừ, xa lìa, biến đổi này thì chẳng phải có thể tùy hỷ. Pháp hiểu biết đúng đắn này, tánh nó cũng vậy, chẳng phải là chỗ tùy hỷ. Lại hiểu rõ đúng đắn có thể đem tâm hồi hướng pháp tánh cũng vậy. Chẳng phải có thể hồi hướng và hiểu rõ đúng đắn, pháp hồi hướng tánh nó cũng vậy, chẳng phải chỗ hồi hướng. Nếu có thể dựa vào lời nói này mà tùy hỷ hồi hướng là chánh chẳng phải tà. Các đại Bồ Tát đều phải tùy hỷ hồi hướng như vậy.

Lại nữa, Đại Sĩ! Nếu đại Bồ Tát đối với chư Phật Thế Tôn trong ba đời, từ lúc mới phát tâm cho đến khi đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, cho đến lúc pháp diệt, trong khoảng thời gian đó, có bao nhiêu công đức, hoặc đệ tử Phật và các Độc giác y vào Phật pháp gieo trồng thiện căn, hoặc các phàm phu gieo trồng thiện căn khi nghe thuyết pháp, hoặc các vị rồng, thần, A tu la v.v... gieo trồng thiện căn khi nghe thuyết pháp, hoặc đại tộc Sát đế lợi cho đến đại tộc Cư sĩ gieo trồng thiện căn khi nghe thuyết pháp, hoặc trời Tứ đại thiên vương cho đến trời Sắc cứu cánh gieo trồng thiện căn khi nghe thuyết pháp, hoặc các thiện nam, thiện nữ v.v… gieo trồng thiện căn khi nghe thuyết pháp, phát khởi tâm hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, tinh cần tu học các hạnh Bồ Tát, thì như vậy tập hợp tất cả sự phát khởi hiện tiền để so sánh với các thiện căn khác là tâm tùy hỷ tối thắng v.v...

Lại nữa, tùy hỷ thiện căn như thế, đem cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng quả vị Vô Thượng Bồ đề. Trong lúc như thế, nếu hiểu rõ đúng đắn các pháp có thể tùy hỷ hồi hướng sẽ tận diệt, biến đổi, xa lìa, các pháp tùy hỷ hồi hướng tự tánh đều Không. Tuy biết như vậy nhưng có thể tùy hỷ hồi hướng Vô Thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại ở trong thời gian này, nếu hiểu rõ đúng đắn hoàn toàn pháp vô hữu, thì có thể tùy hỷ hồi hướng đối với pháp đó. Vì sao? Vì tất cả pháp tự tánh đều Không. Trong Không đó hoàn toàn không có pháp để tùy hỷ hồi hướng. Cho nên, tuy biết như thế nhưng có thể tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Đại Bồ Tát này nếu có thể tùy hỷ hồi hướng như thế, thì tu hành Bát nhã Ba la mật cho đến Nhất thiết tướng trí, liền không rơi vào suy nghĩ kiến chấp điên đảo. Vì sao? Vì đại Bồ Tát này đối với tâm tùy hỷ và chỗ công đức thiện căn tùy hỷ không sanh chấp trước, đối với tâm hồi hướng và sự hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng không chấp trước. Do không bị chấp trước nên không rơi vào điên đảo. Đó là chỗ để Bồ Tát phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng, gọi là Vô thượng tùy hỷ hồi hướng, xa lìa tất cả sự phân biệt giả dối.

Lại nữa, Đại Sĩ! Nếu đại Bồ Tát nào đối với việc tu hành phước nghiệp, như thật biết rõ, xa lìa uẩn, xứ, giới, cũng xa lìa Bát nhã Ba la mật, cho đến Nhất thiết tướng trí thì Đại Bồ Tát này đối với việc tu hành phước nghiệp, biết rõ như thế, rồi có thể tùy hỷ hồi hướng đúng đắn về quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Đại Sĩ! Nếu Đại Bồ Tát như thật biết rõ việc phước nghiệp câu hành tùy hỷ, thì xa lìa tự tánh việc phước nghiệp câu hành tùy hỷ. Chư Phật Thế Tôn, xa lìa tự tánh chư Phật Thế Tôn. Công đức thiện căn, xa lìa tự tánh công đức thiện căn. Thanh văn, Độc giác và các phàm phu, xa lìa tự tánh Thanh văn, Độc giác và các phàm phu. Tâm tùy hỷ hồi hướng đại Bồ đề, xa lìa tự tánh tâm tùy hỷ hồi hướng đại Bồ đề. Đại Bồ Tát, xa lìa tự tánh đại Bồ Tát. Bát nhã Ba la mật cho đến Nhất thiết tướng trí, xa lìa tự tánh Bát nhã Ba la mật cho đến Nhất thiết tướng trí. Tất cả hạnh đại Bồ Tát, xa lìa tự tánh tất cả hạnh Bồ Tát. Quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề của chư Phật, xa lìa tự tánh quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề của chư Phật. Đại Bồ Tát này tu hành như vậy, xa lìa tánh Bát nhã Ba la mật, gọi là thật tu hành Bát nhã Ba la mật thậm thâm, có thể tùy hỷ hồi hướng đúng đắn quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Đại Sĩ! Các đại Bồ Tát đối với tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã Niết bàn và công đức thiện căn của chư đệ tử, nếu vị nào muốn phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thì phải tùy hỷ hồi hướng như vầy, nghĩ như thế này: Chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các đệ tử đều đã diệt độ, tự tánh chẳng có, công đức thiện căn cũng lại như vậy. Chỗ để ta phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề và sự hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, tánh kia cũng vậy. Biết như vậy rồi đối với các thiện căn phát sanh tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Liền không sanh suy nghĩ kiến chấp điên đảo.

Nếu đại Bồ Tát nào lấy việc chấp tướng làm phương tiện, hành Bát nhã Ba la mật thậm thâm, đối với công đức thiện căn của chư Phật Thế Tôn và các đệ tử đã diệt độ mà chấp tướng tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thì chẳng phải khéo tùy hỷ hồi hướng. Lấy công đức thiện căn của Phật và các đệ tử ở đời quá khứ, phi tướng vô tướng, chấp lấy cảnh giới thì đại Bồ Tát này dùng việc chấp tướng để nhớ nghĩ việc phát sanh tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Cho nên chẳng phải khéo tùy hỷ hồi hướng. Do đó liền rơi vào suy nghĩ kiến chấp điên đảo. Nếu Đại Bồ Tát không chấp lấy tướng làm phương tiện, hành Bát nhã Ba la mật, đối với công đức thiện căn của chư Phật Thế Tôn và các đệ tử đã diệt độ, xa lìa tướng tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề thì gọi là khéo tùy hỷ hồi hướng. Do đó không rơi vào suy nghĩ kiến chấp điên đảo.

Lúc bấy giờ, Bồ Tát Từ Thị hỏi cụ thọ Thiện Hiện:

- Vì sao đại Bồ Tát đối với công đức thiện căn của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và các đệ tử, tùy hỷ câu hành các việc phước nghiệp v.v… đều không chấp lấy tướng, mà có thể tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Thiện Hiện đáp:

- Nên biết việc học Bát nhã Ba la mật của đại Bồ Tát có các phương tiện thiện xảo như vậy, tuy không chấp lấy tướng nhưng lại tác thành, chẳng xa lìa Bát nhã Ba la mật có thể khởi việc phước nghiệp câu hành tùy hỷ đúng đắn, hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Cho nên các đại Bồ Tát này vì muốn thành tựu nên học Bát nhã Ba la mật.

Bồ Tát Từ Thị hỏi:

- Đại đức Thiện Hiện! Thầy chớ nói như thế. Vì sao? Vì trong Bát nhã Ba la mật thậm thâm, chư Phật Thế Tôn và các đệ tử cùng sự thành tựu công đức thiện căn đều vô sở hữu, bất khả đắc, làm các việc phước nghiệp tùy hỷ phát tâm hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng vô sở hữu, bất khả đắc. Trong đây, đại Bồ Tát hành Bát nhã Ba la mật thậm thâm, thời gian này nên quán sát như vầy: Các công đức thiện căn của chư Phật và các đệ tử ở đời quá khứ, tánh đều đã diệt, việc phước nghiệp tùy hỷ phát tâm hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề tánh đều tịch diệt. Nếu ta đối với các công đức thiện căn của chư Phật Thế Tôn và các đệ tử kia mà chấp tướng phân biệt và đối với chỗ làm các việc phước nghiệp câu hành tùy hỷ, phát tâm hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề cũng chấp tướng phân biệt. Dùng chấp tướng phân biệt này làm phương tiện, phát sanh tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chư Phật Thế Tôn đều không hứa khả. Vì sao? Vì đối với việc chấp tướng phân biệt của chư Phật Thế Tôn và các đệ tử đã diệt độ mà tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, thì gọi là có sở đắc lớn. Cho nên các Đại Bồ Tát muốn đối với công đức thiện căn của Như Lai và các đệ tử phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề đúng đắn, thì không nên ở trong đó mà phát khởi có sở đắc, chấp tướng phân biệt để tùy hỷ hồi hướng. Nếu ở trong đó mà khởi có sở đắc, chấp tướng phân biệt mà tùy hỷ hồi hướng thì Phật không thuyết nghĩa lợi ích lớn lao kia. Vì sao? Vì tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy là vọng tưởng phân biệt, gọi là (thức ăn uống) có lẫn chất độc. Tuy ăn uống có đầy đủ sắc hương thượng diệu, mùi vị ngon ngọt, nhưng lại là thuốc có lẫn chất độc, người ngu, hiểu biết cạn cợt tham lam lấy và ăn. Ban đầu tuy rất vừa ý, vui vẻ khoái lạc, nhưng sau đó thức ăn tiêu hóa rồi chịu khổ bội phần, hoặc dẫn đến chết, hoặc gần mất mạng. Một người như thế thì không khéo thọ trì, không khéo quán sát nghĩa lý câu văn của Bát nhã Ba la mật thậm thâm, không khéo đọc tụng, không khéo thông đạt nghĩa lý thậm thâm, mà lại bảo người chủng tánh Đại thừa:

Thiện nam tử! Đến đây, ông đối với chư Phật Thế Tôn trong ba đời, từ lúc mới phát tâm cho đến khi đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, chuyển pháp luân vi diệu, độ thoát các hữu tình, nhập Vô dư y Niết bàn rồi cho đến lúc pháp diệt, trong khoảng thời gian đó, nếu tu tập Bát nhã Ba la mật cho đến Nhất thiết tướng trí, đã tập, sẽ tập, đang tập thiện căn. Hoặc thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, đã tập, sẽ tập, đang tập thiện căn. Hoặc giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của Như Lai và vô lượng, vô biên công đức khác. Hoặc tất cả thiện căn hữu lậu, vô lậu của đệ tử Phật. Hoặc đã thọ ký, sẽ thọ ký, đang thọ ký của chư Như Lai, hoặc công đức của trời, người, v.v... Độc giác Bồ đề. Hoặc các thiện căn đã tập, sẽ tập, đang tập của trời, rồng, A tu la v.v... Hoặc các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với các công đức phát sanh thiện căn tùy hỷ hồi hướng. Như vậy, tập hợp tất cả sự tùy hỷ hiện tiền, đem cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tùy theo lời thuyết tùy hỷ hồi hướng như thế là dùng có sở đắc, chấp tướng phân biệt làm phương tiện. Cũng giống như các loại thức ăn uống có lẫn thuốc độc ở thế gian, ban đầu thì lợi ích nhưng về sau thì tổn hại, nên chẳng phải khéo tùy hỷ hồi hướng này. Vì sao? Vì dùng có sở đắc, chấp tướng phân biệt để phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng, có nhân, có duyên, có tác ý, có hý luận. Không phải Bát nhã Ba la mật, đó là tạp xen lẫn chất độc, nên gọi là phỉ báng Phật, không tùy thuận theo lời Phật dạy, không theo lời pháp thuyết. Những vị nào có chủng tánh Bồ Tát không nên theo lời thuyết kia mà học.

Vì vậy, Đại đức! Nên thuyết thế nào để các thiện nam tử v.v… an trụ Bồ Tát thừa, đối với công đức thiện căn của chư Phật và các đệ tử ở ba đời tùy hỷ hồi hướng? Nghĩa là chư Phật kia từ lúc mới phát tâm cho đến khi pháp diệt. Trong khoảng thời gian đó, nếu tu Bát nhã Ba la mật cho đến Nhất thiết tướng trí thì tập hợp các thiện căn. Như vậy cho đến nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với các công đức phát sanh tùy hỷ hồi hướng thiện căn.

Các thiện nam, thiện nữ v.v… an trụ Bồ Tát thừa, làm thế nào đối với công đức thiện căn kia phát sanh tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề?

Cụ thọ Thiện Hiện đáp Bồ Tát Từ Thị:

- Các thiện nam, thiện nữ v.v… an trụ Bồ Tát thừa, hành Bát nhã Ba la mật thậm thâm. Vị ấy không muốn phỉ báng Phật mà phát tâm tùy hỷ hồi hướng, phải nghĩ như vầy: Trí Phật vô thượng của chư Như Lai, hiểu rõ sự biến tri công đức thiện căn có tánh như vậy, có tướng như vậy, có pháp như vậy, nhưng có thể tùy hỷ. Tôi nay cũng nên tùy hỷ như vậy. Giống như trí Phật vô thượng của chư Như Lai hiểu rõ sự biến tri, nên dùng việc phước nghiệp như vậy hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, tôi nay cũng nên hồi hướng như vậy.

Các thiện nam, thiện nữ v.v… an trụ Bồ Tát thừa đối với công đức thiện căn của chư Như Lai và các đệ tử, nên tùy hỷ hồi hướng như thế. Nếu tùy hỷ hồi hướng như thế thì không phỉ báng Phật, đó là theo lời dạy của Phật, theo pháp Phật thuyết. Đại Bồ Tát này dùng tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy, không xen tạp các loại độc có thể đến cứu cánh.

Lại nữa, Đại Sĩ! Các thiện nam, thiện nữ v.v… an trụ Bồ Tát thừa, hành Bát nhã Ba la mật thậm thâm, đối với các công đức thiện căn của chư Như Lai và các đệ tử, nên tùy hỷ hồi hướng như vậy. Như sắc uẩn v.v... không rơi vào ba cõi, chẳng bị lệ thuộc ba đời, tùy hỷ hồi hướng cũng nên như vậy. Cho đến Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí không rơi vào ba cõi, chẳng bị lệ thuộc ba đời, tùy hỷ hồi hướng cũng lại như vậy. Như các giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn không rơi vào ba cõi, chẳng bị lệ thuộc ba đời, tùy hỷ hồi hướng cũng lại như vậy. Vì sao? Như các pháp kia tự tánh Không, không rơi vào ba cõi, chẳng bị lệ thuộc ba đời, tùy hỷ hồi hướng cũng lại như vậy. Nghĩa là tự tánh của chư Như Lai là tự tánh Không, nên không rơi vào ba cõi, chẳng bị lệ thuộc ba đời. Công đức của chư Phật tự tánh Không, nên không rơi vào ba cõi, chẳng bị lệ thuộc ba đời. Thanh văn, Độc giác và trời, người v.v... tự tánh Không, nên không rơi vào ba cõi, chẳng bị lệ thuộc ba đời. Các thiện căn đó, tự tánh Không nên không rơi vào ba cõi, chẳng bị lệ thuộc ba đời. Đối với việc tùy hỷ kia, tự tánh Không, nên không rơi vào ba cõi, chẳng bị lệ thuộc ba đời. Chỗ pháp hồi hướng tự tánh Không, nên không rơi vào ba cõi, chẳng bị lệ thuộc ba đời. Người hồi hướng tự tánh Không, nên không rơi vào ba cõi, chẳng bị lệ thuộc ba đời.

Nên khi đại Bồ Tát hành Bát nhã Ba la mật thậm thâm, như thật biết rõ năm uẩn v.v... các pháp không rơi vào ba cõi, chẳng bị lệ thuộc ba đời. Nếu không rơi vào ba cõi, chẳng bị lệ thuộc ba đời thì không thể dùng hữu tướng kia làm phương tiện, có sở đắc làm phương tiện, phát sanh tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì sao? Vì uẩn v.v…, các pháp, tự tánh bất sanh. Nếu pháp bất sanh thì vô sở hữu. Không thể dùng pháp vô sở hữu tùy hỷ hồi hướng vô sở hữu. Cho nên Đại Bồ Tát hay tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề như vậy, không xen tạp độc hại, có thể đến cứu cánh.

Các thiện nam, thiện nữ v.v… an trụ Bồ Tát thừa, nếu dùng hữu tướng làm phương tiện, hoặc có sở đắc làm phương tiện, đối với các công đức thiện căn của chư Như Lai và các đệ tử mà phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng, nên biết đây là tùy hỷ hồi hướng tà. Phát tâm tùy hỷ hồi hướng tà thì chư Phật Thế Tôn không khen ngợi. Tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy chẳng phải là việc để Phật Thế Tôn khen ngợi. Cho nên không thể viên mãn bố thí v.v... sáu pháp Ba la mật, cho đến không thể viên mãn Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Do các công đức không viên mãn, nên không trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình. Do không thể trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình nên không chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Vì sao? Vì do phát khởi sự tùy hỷ hồi hướng có tướng, có các sự xen tạp độc hại.

Lại nữa, Đại Sĩ! Nên khi đại Bồ Tát hành Bát nhã Ba la mật sâu xa, nên nghĩ như vầy: Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở mười phương thế giới, như thật thông đạt công đức thiện căn và pháp như vậy, có thể nương tựa là pháp phát sanh không điên đảo, tùy hỷ hồi hướng. Ta nay cũng nên y vào pháp như vậy mà phát sanh tùy hỷ hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Đó là phát tùy hỷ hồi hướng đúng đắn. Do đó nhất định chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, độ các hữu tình cùng tận đời vị lai.

Lúc bấy giờ, Thế Tôn khen ngợi Thiện Hiện:

- Lành thay! Lành thay! Nay ông đã vì tất cả Đại Bồ Tát mà làm Phật sự lớn. Nghĩa là vì các Đại Bồ Tát mà khéo thuyết không điên đảo sự tùy hỷ hồi hướng. Việc thuyết tùy hỷ hồi hướng như vậy là dùng vô tướng, vô đắc, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh, vô tánh, tự tánh, tự tướng, tánh Không đều làm phương tiện. Cũng dùng pháp tánh, pháp giới, chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì làm phương tiện.

Thiện Hiện nên biết! Giả sử tất cả hữu tình ở ba ngàn đại thiên thế giới đều được thành tựu mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, năm thần thông, thì ý ông thế nào? Các hữu tình này được phước đức nhiều chăng?

Thiện Hiện thưa:

- Bạch thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với công đức thiện căn của chư Như Lai và các đệ tử khởi tâm không nhiễm trước, tùy hỷ hồi hướng, công đức đạt được nhiều hơn trước. Thiện Hiện nên biết! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này, khởi tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy, đối với các thiện căn khác là tối tôn, là tối thắng, là tôn quí, là cao cả, là diệu, là vi diệu, là thượng, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Giả sử tất cả hữu tình ở ba ngàn đại thiên thế giới đều đắc quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề, nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với các vị Dự lưu cho đến Độc giác kia, trọn đời đem tất cả vật cúng dường để dâng lên vị ấy một cách cung kính, tôn trọng, ngợi khen, thì ý ông thế nào? Các thiện nam, thiện nữ v.v… này, do nhân duyên đây mà được nhiều phước đức chăng?

Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều.

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với công đức thiện căn của chư Như Lai và các đệ tử khởi tâm vô nhiễm, tùy hỷ hồi hướng, công đức này đạt được nhiều hơn trước. Thiện Hiện nên biết! Các thiện nam, thiện nữ v.v… này nên phát khởi tùy hỷ hồi hướng như thế, đối với các thiện căn khác là tối tôn, là tối thắng v.v…

Lại nữa, Thiện Hiện! Giả sử tất cả hữu tình ở ba ngàn đại thiên thế giới đều hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, nếu có tất cả hữu tình ở mười phương hằng hà sa thế giới v.v…, tất cả đều đem đầy đủ sự cúng dường mà dâng lên, trải qua hằng hà sa v.v… đại kiếp như cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen, thì ý ông thế nào? Các hữu tình do nhân duyên này mà được nhiều phước đức chăng?

Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch Thiện Thệ! Rất nhiều. Phước đức như vậy nếu có hình sắc, mười phương hằng hà sa thế giới đều không thể chứa hết được.

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời ông nói. Thiện Hiện nên biết! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… nào đối với công đức thiện căn của chư Như Lai và các đệ tử khởi tâm không nhiễm trước, tùy hỷ hồi hướng, công đức đạt được hơn trước rất nhiều.

Thiện Hiện nên biết! Các thiện nam, thiện nữ v.v… khởi tâm tùy hỷ hồi hướng như thế, đối với các thiện căn khác là tối tôn, là tối thắng v.v…

Thiện Hiện nên biết! Đem phước đức trước so với công đức sau không bằng một phần trăm, không bằng một phần ngàn cho đến không bằng một phần cực nhỏ. Vì sao? Vì mười thiện nghiệp đạo, bốn tịnh lự v.v... của các hữu tình kia đều dùng hữu tướng và có sở đắc làm phương tiện. Cho nên các thiện nam, thiện nữ v.v… kia dùng đầy đủ sự cúng dường mà dâng lên bậc Dự lưu, cho đến bậc phát tâm đại Bồ đề cũng dùng hữu tướng và có sở đắc làm phương tiện.

Lúc bấy giờ, bốn Đại thiên vương cùng với ba vạn hai ngàn quyến thuộc Thiên tử đến đảnh lễ sát chân Phật và chắp tay cung kính bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Các Đại Bồ Tát kia mới có thể phát tâm tùy hỷ hồi hướng rộng lớn như thế. Nghĩa là phương tiện thiện xảo của Đại Bồ Tát kia là dùng vô tướng, vô sở đắc, không nhiễm trước, không tư duy, không tạo tác làm phương tiện, đối với công đức thiện căn của chư Như Lai và các đệ tử phát khởi tùy hỷ hồi hướng không điên đảo. Sự phát khởi tùy hỷ hồi hướng như vậy không rơi vào trong hai pháp và không hai pháp.

Khi ấy, trời Đế Thích và Thiên tử Tô-dạ-ma, Thiên tử San-đổ-sử-đa, Thiên tử Thiện Biến Hóa, Thiên tử Tối Tự Tại cùng vô lượng trăm ngàn các Thiên tử khác cầm các loại tràng hoa thượng diệu, hương bột, hương xoa, y phục, anh lạc, cờ đèn, hương hoa, trân kỳ, tấu nhạc trời để cúng dường Phật, đảnh lễ sát chân Phật và chắp tay bạch:

- Các Đại Bồ Tát kia mới có thể phát khởi tùy hỷ hồi hướng như thế. Nghĩa là vị Đại Bồ Tát kia với phương tiện thiện xảo, dùng vô tướng, vô sở đắc, không nhiễm trước, không tư duy, không tạo tác làm phương tiện, đối với công đức thiện căn của chư Như Lai và các đệ tử phát khởi tùy hỷ hồi hướng không điên đảo. Tùy hỷ hồi hướng như vậy là không rơi vào trong hai pháp và không hai pháp.

Khi ấy, trời Đại phạm thiên vương và trời Cực quang tịnh, trời Biến tịnh, trời Quảng quả, trời Sắc cứu cánh, mỗi vị cùng với vô lượng trăm ngàn triệu ức Thiên chúng đều đảnh lễ sát chân Phật, chắp tay cung kính, đồng bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Thật hi hữu. Các Đại Bồ Tát kia được Bát nhã Ba la mật dùng phương tiện thiện xảo, nên vượt hơn, thù thắng hơn các thiện nam v.v… ở trước tu thiện căn, không được phương tiện thiện xảo và hữu tướng, có sở đắc.

Lúc bấy giờ, Phật dạy trời Tứ đại thiên vương cho đến trời Sắc cứu cánh v.v…:

- Giả sử tất cả hữu tình ở ba ngàn đại thiên thế giới đều hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, ở khắp tất cả Như Lai mười phương thế giới thời quá khứ, vị lai, hiện tại, từ lúc mới phát tâm cho đến khi Chánh pháp cửu trụ, trong khoảng thời gian đó các thiện căn tương ưng với bố thí Ba la mật cho đến Nhất thiết tướng trí. Hoặc các thiện căn của chư đệ tử, hoặc giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát trí kiến uẩn của chư Như Lai và vô lượng, vô biên các Phật pháp khác, hoặc sự thuyết Chánh pháp của chư Như Lai, hoặc dựa vào việc tam phước nghiệp tu tập tánh thí, tánh giới, tánh tu, hoặc dựa vào pháp đó mà tinh cần tu học, đắc quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác Bồ đề, được vào Chánh tánh ly sanh của Bồ Tát, hoặc các hữu tình hướng dẫn thiện căn tu tập bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát Nhã v.v... Tập hợp tất cả như thế để cân lường, dùng hữu tướng, có sở đắc, có nhiễm trước, có tư duy, có tạo tác, có hai, không hai làm phương tiện hiện tiền tùy hỷ. Đã tùy hỷ rồi hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Cũng có các thiện nam, thiện nữ v.v… phát tâm quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, đối với tất cả Như Lai trong mười phương thế giới vào thời quá khứ, vị lai, hiện tại, từ lúc mới phát tâm cho đến khi Chánh pháp an trụ, trong khoảng thời gian đó tu thiện căn tương ưng với bố thí Ba la mật, cho đến các hữu tình hướng dẫn các thiện căn tu bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát Nhã v.v... Tập hợp tất cả như thế để cân lường, dùng vô tướng, vô sở đắc, không nhiễm trước, không tư duy, không tạo tác, vô nhị, bất nhị làm phương tiện hiện tiền tùy hỷ. Đã tùy hỷ rồi hồi hướng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, sự tùy hỷ hồi hướng của các thiện nam, thiện nữ v.v… đối với các thiện căn khác là tối tôn, là tối thắng, nói rộng như trước. Đối với sự tùy hỷ hồi hướng của hữu tình trước, thù thắng gấp trăm phần, ngàn phần, muôn ức phần cũng là tối thắng.

Cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Sự tùy hỷ hồi hướng của các thiện nam, thiện nữ v.v… như Phật đã thuyết, đối với các thiện căn khác là tối tôn, là tối thắng, nói rộng như trước. Vậy ở mức độ nào là nói tùy hỷ hồi hướng đối với các thiện căn khác là tối thắng v.v…?

Phật dạy:

- Thiện Hiện! Các thiện nam, thiện nữ v.v… đó đối với tất cả Như Lai, Thanh văn, Độc giác, Bồ Tát ở mười phương thế giới thời quá khứ, vị lai, hiện tại và các thiện căn khác của tất cả hữu tình, không lấy, không bỏ, không khoe, không khinh, chẳng có sở đắc, chẳng vô sở đắc, đạt được tất cả pháp không sanh, không diệt, không nhiễm, không tịnh, không tăng, không giảm, không đến, không đi, không họp, không tan, không nhập, không xuất.

Lại nghĩ như vầy: Pháp ba đời là cảnh giới pháp chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì. Ta cũng như vậy, đối với các thiện pháp dùng vô sở đắc làm phương tiện, tùy hỷ hồi hướng.

Thiện Hiện! Sự tùy hỷ hồi hướng ở mức độ này nên Ta nói đối với các thiện căn khác là tối thắng v.v... Tùy hỷ hồi hướng như thế thù thắng hơn tùy hỷ hồi hướng khác gấp trăm lần, gấp ngàn lần, gấp muôn ức phần. Cho nên Ta thuyết tùy hỷ hồi hướng như vậy đối với thiện căn khác là tối thắng v.v…

Lại nữa, Thiện Hiện! Các thiện nam, thiện nữ v.v… an trụ Bồ Tát thừa, ở mười phương ba đời Như Lai, từ lúc mới phát tâm cho đến Chánh pháp cửu trụ, trong khoảng thời gian đó tu thiện căn tương ưng với bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật, cho đến vô lượng, vô số, vô biên Phật pháp. Hoặc công đức thiện căn của chư Thanh văn, Độc giác, Bồ Tát. Hoặc việc tam phước nghiệp của tánh thí, tánh giới, tánh tu và các thiện căn của các hữu tình, hoặc hòa hợp tất cả như thế lại hiện tiền phát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng không điên đảo. Nên nghĩ như vầy: Sắc cho đến thức cùng với giải thoát v.v... cho đến Nhất thiết tướng trí cùng với giải thoát v.v..., giới uẩn v.v... năm uẩn cùng với giải thoát v.v... Đối với sự thù thắng giải thoát của tất cả pháp cùng với giải thoát v.v... Chư Phật ba đời cùng với giải thoát v.v... Chư pháp ba đời cùng với giải thoát v.v... Tất cả sự tùy hỷ và sự hồi hướng cùng với giải thoát v.v... Các căn thành thục, biến hóa của Phật và đệ tử, các Độc giác cùng với giải thoát v.v... Sự chứng đắc Niết bàn của Phật và đệ tử, các Độc giác cùng với giải thoát v.v... Các pháp, pháp tánh của chư Phật, Bồ Tát, Độc giác, Thanh văn cùng với giải thoát v.v... Tất cả hữu tình và tất cả pháp, pháp tánh kia cùng với giải thoát v.v... Như các pháp tánh không buộc, không mở, không nhiễm, không tịnh, không khởi, không tận, không sanh, không diệt, không lấy, không bỏ. Ta đối với công đức thiện căn như thế hiện tiền tùy hỷ. Đem thiện căn này cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Tùy hỷ hồi hướng như thế chẳng phải tùy hỷ hồi hướng, không chỗ tùy hỷ, không chỗ hồi hướng. Tùy hỷ hồi hướng như vậy, chẳng chuyển, chẳng dừng, không sanh diệt.

Thiện Hiện! Tùy hỷ hồi hướng của đại Bồ Tát này đối với sự phát khởi tùy hỷ hồi hướng khác là tối tôn, là tối thắng nói rộng như trước. Nếu đại Bồ Tát thành tựu tùy hỷ hồi hướng như thế, mau chóng chứng đắc quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu các thiện nam, thiện nữ v.v… phát tâm Đại thừa, giả sử ở trong mười phương hằng hà sa thế giới v.v… của tất cả Như Lai và các đệ tử, dùng hữu tướng, có sở đắc làm phương tiện, trọn đời thường đem các vật thượng diệu cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen. Sau khi chư Như Lai và các đệ tử nhập Niết bàn, dùng bảy báu xây dựng các tháp cao rộng thờ Xá lợi, ngày đêm tinh cần lễ bái, nhiễu quanh bên phải.

Lại dùng các loại tràng hoa thượng diệu cho đến đèn sáng, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen.

Lại dùng hữu tướng và có sở đắc làm phương tiện, tinh cần tu hành bố thí cho đến Bát Nhã và thiện căn khác.

Cũng có các thiện nam, thiện nữ v.v… khác phát tâm Đại thừa, dùng vô tướng và vô sở đắc làm phương tiện, tu hành thiện căn tương ưng với sáu pháp Ba la mật, phương tiện thiện xảo, phát sanh tùy hỷ đối với tất cả công đức thiện căn khác. Đem thiện căn này cho các hữu tình một cách bình đẳng, rồi cùng nhau hồi hướng đến quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Các thiện nam, thiện nữ v.v… này do nhờ phương tiện thiện xảo, tùy hỷ hồi hướng Bát nhã Ba la mật. Sự tạo tác công đức này của các thiện nam tử phát tâm Đại thừa thù thắng hơn trước đã nói gấp trăm phần, ngàn phần, muôn ức phần. Cho nên nói tùy hỷ hồi hướng như thế đối với thiện căn là tối thắng v.v…

Thế nên, Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát phát khởi tâm Đại thừa nên dùng vô tướng và vô sở đắc làm phương tiện, tinh cần tu thiện căn tương ưng với bố thí cho đến Bát Nhã và dựa vào phương tiện thiện xảo Bát nhã Ba la mật đối với công đức thiện căn của chư Như Lai và các đệ tử, phát sanh tâm tùy hỷ hồi hướng không điên đảo. Nếu đại Bồ Tát có thể dùng vô tướng và vô sở đắc làm phương tiện, tâm tùy hỷ hồi hướng thì đại Bồ Tát này mau chóng chứng quả vị Vô Thượng Bồ đề, làm lợi ích an lạc cho tất cả hữu tình đến tận đời vị lai.

 

Trên đây là nguyên văn phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng” trích từ website: Quangduc.com. Chúng tôi có đọc bản dịch khác của phẩm này, đã nhuận bút, trong website thuvienhoasen. org, nhưng đáng tiếc là bản dịch này lại dịch thiếu phần đầu quyển 505 - tức phần sau phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng”. Bản dịch trong quangduc.com, đã nhuận bút như bản dịch trong website thuvienhoasen.org, tuy có dịch đầy đủ phần đầu của quyển 505, nhưng rất tiếc, cách hành văn ở đây rất nặng nề y như bản gốc bằng chữ Hán đăng trong website: Hoavoưu.com. Để quý vị độc giả có thể lãnh hội đầy đủ, không gì hơn chúng tôi trích dẫn thêm phẩm “Tùy Hỷ”, quyển thứ 12, Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa do Ngài La Thập dịch. Như nhiều lần giới thiệu: Kinh MHBNBLMĐ do Ngài La Thập dịch, cũng được xem là đại phẩm, nhưng chỉ được xem như tương đương với Hội thứ II của Đại Bát Nhã do Ngài Huyền Trang dịch. Đã nói là tương đương thì có thể thay thế cho nhau. Đọc ĐBN hay tụng MHBNBLMĐ không sai biệt mấy, có thể nói cùng một thứ rượu, chỉ khác bình!

 

Đây là nguyên văn phẩm “Tùy Hỷ” quyển thứ 12,

Kinh MHBNBLM do Ngài La Thập dịch từ Tạng sang Hán và

TT. Thích Trí Tịnh dịch từ Hán sang Việt.

 

Ngài Di Lặc đại Bồ Tát nói với Ngài Tu Bồ Đề: “Hoặc Thanh văn, hoặc Bích Chi Phật, hoặc tất cả chúng sanh, hoặc bố thí, trì giới, hoặc tu thiền định tùy hỷ phước đức.

Có đại Bồ Tát tùy hỷ phước đức cùng với tất cả chúng sanh chung hưởng, hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Phước đức nầy bậc nhất trên hết, rất diệu Vô thượng, không gì bằng.

Tại sao vậy?

Vì chúng Thanh văn, Bích Chi Phật và tất cả chúng sanh bố thí, trì giới, tu thiền định tùy hỷ phước đức, là để tự điều phục, tự thanh tịnh, tự độ, mà tu hành những tứ niệm xứ đến bát Thánh đạo và không, vô tướng, vô tác.

Bồ Tát tùy hỷ phước đức hồi hướng Vô thượng Bồ đề, là đem công đức nầy để điều phục tất cả chúng sanh, để thanh tịnh tất cả chúng sanh, để độ tất cả chúng sanh, vì vô sở đắc vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Chư đại Bồ Tát tưởng niệm vô lượng vô biên vô số chư Phật diệt độ trong vô lượng vô biên vô số quốc độ mười phương, từ sơ phát tâm đến được Vô thượng Bồ đề, nhập vô dư y Niết Bàn đến chánh pháp diệt tận có tất cả thiện căn đúng với sáu Ba la mật. Cùng với thiện căn của hàng Thanh văn, như phước đức bố thí, phước đức trì giới, phước đức tu tập thiền định. Cùng với thiện căn vô lậu của hàng hữu học, vô học. Cùng với tụ, định tụ, huệ tụ, giải thoát tụ, giải thoát tri kiến tụ, Nhất thiết trí, đại từ đại bi của chư Phật. Cùng với vô lượng vô số những Phật pháp khác và pháp của chư Phật diễn thuyết. Trong những pháp nầy học được quả Tu Đà Hoàn đến quả A La Hán và đạo Bích Chi Phật, nhập ngôi đại Bồ Tát. Cùng với những chúng sanh khác gieo trồng thiện căn.

Tất cả những thiện căn ấy hòa hợp phước đức hồi hướng Vô thượng Bồ đề, thời là phước đức đệ nhất trên hết, rất diệu vô thượng, không gì bằng.

Tùy hỷ như vậy rồi, đem phước tùy hỷ nầy hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

Nếu có thiện nam, thiện nữ tu hành Bồ Tát thừa, nghĩ rằng lòng tôi hướng về Vô thượng Bồ đề.

Đây là sanh tâm duyên nơi sự.

Nếu thiện nam, thiện nữ nắm lấy tướng Vô thượng Bồ đề, có thể được như chỗ đã nghĩ tưởng chăng?”

Di Lặc Bồ Tát nói: “Nếu thiện nam, thiện nữ nắm lấy tướng, thời chẳng được như chỗ đã tưởng nghĩ”.

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nếu những duyên, những sự vô sở hữu, thiện nam, thiện nữ nầy thực hành Bồ Tát thừa, nắm lấy tướng, đối với thiện căn từ sơ phát tâm đến chánh pháp diệt tận của chư Phật mười phương, cùng với thiện căn của hàng hữu học vô học Thanh văn, đều hòa hiệp tất cả tùy hỷ công đức hồi hướng Vô thượng Bồ đề, vì vô tướng vậy.

Như thế thời Bồ Tát nầy há chẳng phải vô thường cho là thường, khổ cho là lạc, vô ngã cho là ngã, bất tịnh cho là tịnh, mà thành tưởng điên đảo, kiến điên đảo.

Hoặc như duyên và như sự hồi hướng Vô thượng Bồ đề cũng như vậy.

Tâm hồi hướng cũng như vậy.

Đàn na Ba la mật đến mười tám pháp bất cộng cũng như vậy.

Nếu như vậy, thời những gì là duyên, những gì là sự, những gì là Vô thượng Bồ đề, những gì là thiện căn, những gì là tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Bồ đề?”

Ngài Di Lặc Bồ Tát nói: “Nếu chư đại Bồ Tát đã từ lâu thực hành sáu Ba la mật, nhiều cúng dường chư Phật, gieo trồng thiện căn, luôn gần thiện tri thức, khéo tu học pháp tự tướng không. Chư đại Bồ Tát nầy dùng duyên như vậy và sự như vậy, nơi thiện căn của chư Phật, tùy hỷ phước đức, chẳng nắm lấy tướng Vô thượng Bồ đề. Bởi chẳng hai pháp chẳng phải chẳng hai pháp, chẳng phải tướng chẳng phải không tướng, chẳng phải pháp có thể được chẳng phải pháp chẳng thể được, chẳng phải pháp cấu chẳng phải pháp tịnh, chẳng phải pháp sanh chẳng phải pháp diệt, nên đây gọi là hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

Nếu chư Bồ Tát tu hành sáu Ba la mật chẳng được lâu, cúng dường chư Phật chẳng được nhiều, chẳng gieo trồng căn lành, chẳng gần thiện tri thức, chẳng khéo tu học pháp tự tướng không. Bồ Tát nầy dùng duyên như vậy sự như vậy mà tùy hỷ phước đức của chư Phật, tâm lấy tướng hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Đây thời chẳng gọi là chơn thật hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

Nầy Ngài Tu Bồ Đề! Nghĩa Bát nhã Ba la mật như vậy, nhẫn đến nghĩa Nhất thiết chủng trí, như là nội không đến vô pháp hữu pháp không, chẳng nên giải nói với hàng tân học Bồ Tát. Vì sẽ làm mất lòng kính tin thanh tịnh mà Bồ Tát nầy đã được chút ít.

Nên đem nói với bậc đại Bồ Tát bất thối chuyển.

Hoặc với người được sự hộ trì của thiện tri thức, hoặc với người từ lâu cúng dường chư Phật, gieo trồng thiện căn. Cũng nên giải thuyết Bát nhã Ba la mật nầy nhẫn đến nghĩa Nhất thiết chủng trí, như là nội không đến vô pháp hữu pháp không.

Những người nầy nghe pháp như vậy không mất, không kinh, không sợ.

Nầy Ngài Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát tùy hỷ phước đức phải hồi hướng Vô thượng Bồ đề như vậy.

Nghĩa là Bồ Tát dùng tâm tùy hỷ phước đức hồi hướng Vô thượng Bồ đề, tâm nầy tận diệt biến ly. Duyên ấy, sự ấy, những thiện căn ấy cũng tận diệt biến ly.

Trong đây, những gì là tâm tùy hỷ, những gì là duyên, những gì là sự, những gì là thiện căn tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Bồ đề?

Nếu đại Bồ Tát lúc thực hành Bát nhã Ba la mật, biết rõ Bát nhã Ba la mật nầy không có pháp như vậy, nhẫn đến Đàn na Ba la mật không có pháp, sắc, thọ, tưởng hành thức đến Vô thượng Bồ đề không có pháp như vậy.

Đại Bồ Tát phải tùy hỷ công đức như vậy mà hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

Nếu có thể hồi hướng như vậy, thời gọi là tùy hỷ công hồi hướng Vô thượng Bồ đề”.

Thiên Đế hỏi Ngài Tu Bồ Đề: “Bồ Tát mới phát tâm nghe việc nầy há không kinh sợ ư?

Thế nào là Bồ Tát mới phát tâm tu các thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề?

Lại thế nào là tùy hỷ phước đức hồi hướng Vô thượng Bồ đề?”

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nếu Bồ Tát mới phát tâm thực hành Bát nhã Ba la mật, chẳng thọ Bát nhã Ba la mật nầy, vì vô sở đắc vậy, vì vô tướng vậy. Nhẫn đến Đàn na Ba la mật cũng như vậy. Lại nhiều tin hiểu nội không đến vô pháp hữu pháp không. Nhiều tin hiểu tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng, thường theo thiện tri thức.

Thiện tri thức nầy giảng nói nghĩa sáu Ba la mật và khai thị, phân biệt cho. Dạy dỗ như vậy làm cho thường chẳng rời Bát nhã Ba la mật, nhẫn đến được vào bậc Bồ Tát chẳng rời Bát nhã Ba la mật, nhẫn đến chẳng rời Đàn na Ba la mật. Chẳng rời tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng. Cũng dạy nói về ma sự. Nghe những ma sự rồi vẫn chẳng tăng, chẳng giảm.

Tại sao vậy? Vì Bồ Tát nầy chẳng thọ tất cả pháp vậy.

Bồ Tát nầy cũng thường chẳng rời chư Phật. Nhẫn đến lúc nào bậc Bồ Tát luôn gieo trồng thiện căn. Do thiện căn nầy mà vào nhà Bồ Tát. Nhẫn đến lúc thành Vô thượng Bồ đề trọn chẳng rời thiện căn nầy.

Lại đại Bồ Tát mới phát tâm nầy đối với quá khứ chư Phật vô lượng vô biên vô số quốc độ mười phương, dứt đường sanh tử, dứt đường hý luận, bỏ hẳn gánh nặng, diệt gai tụ lạc, dứt những hữu lậu, được chánh trí giải thoát, cùng hàng đệ tử tu hành công đức. Hoặc hàng đại trưởng giả cư sĩ, chư Thiên từ Trời Tứ Thiên Vương đến Sắc Cứu Cánh gieo trồng thiện căn, tất cả công đức đều hòa hiệp. Dùng tâm tùy hỷ đệ nhất trên hết, hơn hết, không gì bằng mà tùy hỷ. Tùy hỷ rồi hồi hướng Vô thượng Bồ đề”.

Ngài Di Lặc Bồ Tát nói với Ngài Tu Bồ Đề: “Nếu Bồ Tát mới phát tâm tưởng niệm thiện căn của chư Phật và hàng đệ tử, dùng tâm tùy hỷ đệ nhất vi diệu hơn hết không gì bằng mà tùy hỷ công đức. Tùy hỷ rồi hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Bồ Tát nầy thế nào chẳng sa nơi tưởng điên đảo, tâm điên đảo và kiến đảo?”

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Nếu đại Bồ Tát niệm Phật và Tăng. Trong đây, chẳng móng khởi tưởng là Phật, tưởng là Tăng, cũng chẳng móng khởi tưởng là thiện căn. Dùng tâm nầy hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Trong tâm nầy cũng chẳng móng khởi tưởng là tâm. Bồ Tát hồi hướng như vậy thời tưởng chẳng điên đảo, tâm chẳng điên đảo, kiến chẳng điên đảo.

Nếu đại Bồ Tát niệm thiện căn của Phật và Tăng, nắm lấy tướng rồi hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Bồ Tát hồi hướng như vậy, thời gọi là tưởng điên đảo, tâm điên đảo và kiến điên đảo.

Nếu đại Bồ Tát dùng tâm nầy niệm thiện căn của chư Phật và chúng Tăng. Lúc tâm niệm như vậy liền biết diệt tận. Nếu diệt tận thời pháp ấy bất khả đắc. Tâm dùng để hồi hướng cũng là tướng tận diệt. Chỗ hồi hướng và pháp cũng là tướng tận diệt.

Nếu hồi hướng như đây thời gọi là chánh hồi hướng mà chẳng phải tà hồi hướng.

Đại Bồ Tát phải hồi hướng Vô thượng Bồ đề như vậy.

Và lại nếu đối với thiện căn của chư Phật quá khứ và hàng đệ tử, thiện căn của phàm phu nghe pháp, thiện căn Thiên, Long, Bát bộ nhẫn đến của trời Sắc Cứu Cánh nghe pháp phát tâm Vô thượng Bồ đề.

Tất cả phước đức nầy đều hòa hiệp. Bồ Tát dùng tâm đệ nhất vi diệu hơn hết, không gì bằng mà tùy hỷ công đức rồi hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Bấy giờ nếu đại Bồ Tát biết những pháp ấy tận diệt, chỗ hồi hướng và pháp cũng tự tánh không. Có thể hồi hướng như vậy thời gọi là chân thật hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

Lại đại Bồ Tát biết không có pháp nào hồi hướng được pháp nào. Vì tất cả pháp tự tướng không. Hồi hướng như đây thời gọi là chánh hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

Đại Bồ Tát thực hành Bát nhã Ba la mật đến Đàn na Ba la mật như vậy, thời chẳng sa vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Bởi Bồ Tát nầy chẳng nắm lấy hồi hướng ấy, cũng chẳng đem những thiện căn hồi hướng đến chỗ tâm Bồ đề. Đây gọi là đại Bồ Tát Vô thượng hồi hướng.

Lại nếu đại Bồ Tát biết phước đức đã gieo trồng, rời hẳn ngũ ấm, thập nhị xứ, thập bát giới. Cũng biết Bát nhã Ba la mật là ly tướng, biết nội không đến vô pháp hữu pháp không là ly tướng, biết tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng là ly tướng. Đại Bồ Tát khởi tâm tùy hỷ phước đức như vậy, thời gọi là hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

Nếu đại Bồ Tát tùy hỷ phước đức, biết tùy hỷ phước đức tự tánh ly, cũng biết chư Phật ly, Phật tánh các thiện căn cũng ly, thiện căn tánh cũng ly, hồi hướng và hồi hướng tánh cũng ly, Bồ Tát và Bồ Tát tánh cũng ly, Bát nhã Ba la mật đến Đàn na Ba la mật cũng ly, nội không đến vô pháp hữu pháp không cũng ly, nội không tánh đến vô pháp hữu pháp không tánh cũng ly, tứ niệm xứ đến pháp bất cộng cũng ly, tứ niệm xứ tánh đến bất cộng pháp tánh cũng ly.

Đại Bồ Tát thực hành Bát nhã Ba la mật ly tướng như vậy.

Đây gọi là đại Bồ Tát trong Bát nhã Ba la mật phát sanh tùy hỷ phước đức.

Lại đại Bồ Tát đối với thiện căn của chư Phật quá khứ diệt độ, nếu muốn hồi hướng thời phải hồi hướng như vầy:

Phải quan niệm rằng như tướng chư Phật diệt độ, tướng các thiện căn cũng vậy, tướng pháp diệt độ cũng như vậy. Tôi dùng tâm hồi hướng, tướng của tâm nầy cũng như vậy.

Nếu hồi hướng được như vậy thời gọi là hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

Hồi hướng như vậy thời chẳng sa vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.

Nếu đại Bồ Tát lúc thật hành Bát nhã Ba la mật nắm lấy tướng thiện căn của chư Phật để hồi hướng Vô thượng Bồ đề, thời chẳng gọi là hồi hướng.

Tại sao vậy?

Vì chư Phật quá khứ và thiện căn chẳng phải tướng duyên, chẳng phải không tướng duyên.

Nếu đại Bồ Tát nắm lấy tướng như vậy thời chẳng gọi là thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

Bồ Tát nầy sa vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.

Nếu Bồ Tát chẳng nắm lấy tướng chư Phật, các thiện căn, cũng chẳng lấy tướng hồi hướng, thời gọi là đem các thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

Bồ Tát nầy chẳng sa vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo”.

Ngài Di Lặc hỏi Ngài Tu Bồ Đề: “Đại Bồ Tát thế nào đối với các thiện căn chẳng nắm lấy tướng mà có thể hồi hướng Vô thượng Bồ đề?”

Ngài Tu Bồ Đề nói: “Do sự nầy nên phải biết trong đại Bồ Tát Bát nhã Ba la mật cần có phương tiện lực Bát nhã Ba la mật.

Nếu là phước đức rời Bát nhã Ba la mật, thời chẳng được hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

Tại sao vậy?

Vì trong Bát nhã Ba la mật, chư Phật bất khả đắc, các thiện căn bất khả đắc, tâm hồi hướng Vô thượng Bồ đề cũng bất khả đắc.

Ở trong đây, lúc đại Bồ Tát thực hành Bát nhã Ba la mật, nên quan niệm rằng thân của chư Phật quá khứ và đệ tử đều tận diệt, các thiện căn cũng tận diệt. Nay nếu ta nắm lấy tướng phân biệt chư Phật, thiện căn và tâm hồi hướng Vô thượng Bồ đề, thời chư Phật chẳng hứa khả.

Tại sao vậy?

Vì nắm lấy tướng thời là hữu sở đắc vậy.

Nghĩa là ở nơi chư Phật quá khứ nắm lấy tướng phân biệt vậy.

Thế nên đại Bồ Tát muốn dùng các thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề, thời chẳng nên lấy để hồi hướng.

Nếu có được và nắm lấy để hồi hướng, thời chư Phật chẳng nói có lợi ích lớn.

Tại sao vậy? Vì hồi hướng như vậy là tạp độc.

Ví như đồ ăn ngon lộn tạp độc, dầu có màu đẹp hương thơm được người ham mà trong đó có chất độc. Kẻ ngu dại thích ăn vì tham màu đẹp hương thơm vị ngon vừa miệng. Lúc tiêu hóa, kẻ ngu ấy bèn thọ những đau đớn chết chóc.

Nếu thiện nam, thiện nữ chẳng thọ trì, đọc tụng rành rẽ, chẳng hiểu nghĩa trong đây mà giảng dạy người khác rằng:

Quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật mười phương, từ sơ phát tâm đến Vô thượng Bồ đề, nhập vô dư y Niết Bàn đến chánh pháp tận diệt. Trong thời gian đó, lúc thật hành sáu Ba la mật gieo trồng căn lành, lúc tu tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, tứ niệm xứ đến mười tám pháp bất cộng, gieo trồng căn lành, lúc thanh tịnh Phật độ, thành tựu chúng sanh, gieo trồng căn lành, cùng với những giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, Nhất thiết chủng trí, pháp không sai lầm thường xả hành của chư Phật và hàng đệ tử gieo trồng căn lành, cùng những người được chư Phật thọ ký sẽ thành Bích Chi Phật, hàng Thiên, Long, Bát bộ gieo trồng căn lành, tất cả phước đức hòa hiệp tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

Sự hồi hướng nầy vì nắm lấy tướng và có pháp được nên như là món ăn lộn chất độc.

Người có pháp được thời trọn không có chánh hồi hướng.

Tại sao vậy? Vì có pháp được đây thời gọi là lộn độc, có tướng, có động, có hý luận.

Nếu hồi hướng như vậy thời là hủy báng Phật, là chẳng theo lời Phật dạy, là chẳng theo chánh pháp đã nói.

Thiện nam, thiện nữ nầy cầu Phật đạo phải học như thế nầy:

Thiện căn của tam thế chư Phật từ sơ phát tâm đến thành Phật nhập vô dư y Niết Bàn chánh pháp tận diệt cùng hàng đệ tử lúc tu hành Bát nhã Ba la mật đã gieo trồng, nhẫn đến lúc được Nhất thiết chủng trí, tất cả phước đức hồi hướng như vầy: Như trí huệ vô thượng mà chư Phật đã biết, những thiện căn tướng ấy, những thiện căn tánh ấy, tôi cũng tùy hỷ như vậy. Như chư Phật đã biết, tôi cũng hồi hướng Vô thượng Bồ đề như vậy.

Nếu thiện nam, thiện nữ hồi hướng như vậy, thời là chẳng hủy báng Phật, đúng như lời Phật dạy, đúng với Phật pháp đã nói. Hồi hướng như vậy là không xen lộn chất độc.

Lại thiện nam, thiện nữ cầu Phật đạo, lúc thật hành Bát nhã Ba la mật phải hồi hướng thiện căn như vầy:

Như sắc chẳng thuộc Dục giới, chẳng thuộc Sắc giới, chẳng thuộc Vô sắc giới, chẳng thuộc pháp, chẳng gọi quá khứ, vị lai, hiện tại. Nội không đến vô pháp hữu pháp không cũng như vậy.

Như pháp tánh, pháp tướng, pháp trụ, thật tế, bất tư nghì tánh, giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến, Nhất thiết chủng trí chẳng thuộc Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, chẳng thuộc pháp, chẳng thuộc quá khứ, vị lai và hiện tại.

Hồi hướng nầy, chỗ hồi hướng nầy và hành giả chẳng hệ thuộc cũng như vậy. Chư Phật và những thiện căn đây cũng chẳng hệ thuộc. Thiện căn của Thanh văn, Bích Chi Phật đây cũng chẳng hệ thuộc, chẳng thuộc pháp, chẳng thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại.

Nếu đại Bồ Tát lúc thực hành Bát nhã Ba la mật biết sắc v.v… đều chẳng hệ thuộc, chẳng thể đem pháp nắm lấy tướng hữu sở đắc để hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

Tại sao vậy?

Sắc v.v… đây là vô sanh. Nếu pháp đã vô sanh thời là vô pháp, trong vô pháp không thể hồi hướng.

Hồi hướng như trên đây thời không xen lộn chất độc.

Nếu thiện nam, thiện nữ cầu Phật đạo nắm lấy tướng hữu sở đắc đem thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề, thời gọi là tà hồi hướng.

Nếu là tà hồi hướng thời chư Phật chẳng khen ngợi.

Dùng tà hồi hướng nầy thời chẳng đầy đủ Đàn na Ba la mật nhẫn đến Bát nhã Ba la mật. Chẳng đầy đủ tứ niệm xứ đến thập lực. Chẳng thể thanh tịnh Phật độ, thành tựu chúng sanh.

Nếu chẳng thể thanh tịnh Phật độ, thành tựu chúng sanh, thời chẳng thể được Vô thượng Bồ đề.

Tại sao vậy? Vì hồi hướng nầy xen lộn chất độc.

Lại lúc Bồ Tát thực hành Bát nhã Ba la mật, phải quan niệm rằng như những thiện căn hồi hướng mà chư Phật đã biết, đó là chân thật hồi hướng, tôi cũng dùng pháp tướng hồi hướng ấy. Đây gọi là chánh hồi hướng”.

Đức Phật khen Ngài Tu Bồ Đề: “Lành thay, lành thay! Vì làm Phật sự, vì đại Bồ Tát mà ông nói pháp hồi hướng chân chánh phải thực hành. Bởi không tướng, không được, không xuất, không cấu, không tịnh, không pháp tánh, tự tướng rỗng không, thường tự tánh rỗng không, như pháp tánh, như thật tế vậy.

Nầy Tu Bồ Đề! Nếu chúng sanh trong Đại Thiên quốc độ đều thực hành thập thiện đạo, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, ngũ thần thông, ông nghĩ sao, chúng sanh ấy được nhiều phước chăng?”

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Được phước rất nhiều”.

Đức Phật nói: “Chẳng bằng thiện nam, thiện nữ đối với những thiện căn, tâm chẳng nắm lấy mà hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Phước đức nầy đệ nhất hơn hết, rất vi diệu vô thượng, không gì bằng.

Nầy Tu Bồ Đề! Nếu chúng sanh trong Đại Thiên quốc độ đều được Tu Đà Hoàn đến Bích Chi Phật. Có thiện nam, thiện nữ đem tứ sự cúng dường trọn đời và cung kính, tôn trọng, tán thán, cung cấp đủ đồ cần dùng. Nhơn duyên nầy được phước nhiều chăng?”

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Người nầy được phước rất nhiều”.

Đức Phật nói: “Vẫn chẳng bằng thiện nam, thiện nữ đối với những thiện căn, tâm chẳng nắm lấy mà hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Phước đức nầy đệ nhất hơn hết, rất là vi diệu vô thượng, không gì bằng.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Nếu chúng sanh trong Đại Thiên trong quốc độ đều phát tâm Bồ đề. Mỗi mỗi chúng sanh trong hằng sa thế giới, đều cung kính, cúng dường Bồ Tát nầy trong hằng sa kiếp. Nhơn duyên nầy được phước đức rất nhiều chăng?”

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Được phước rất nhiều vô lượng vô biên không gì thí dụ được. Nếu phước đức nầy có hình dạng thời hằng sa quốc độ cũng không dung thọ được”.

Đức Phật nói: “Lành thay, lành thay! Đúng như lời ông nói. Dầu vậy, nhưng chẳng bằng thiện nam, thiện nữ đối với những thiện căn, tâm chẳng nắm lấy mà hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Công đức hồi hướng không nắm lấy nầy, sánh với công đức trên thời hơn cả trăm ngàn muôn ức lần, nhẫn đến toán số thí dụ cũng không sánh được.

Tại sao vậy?

Vì người trên kia nắm lấy tướng có pháp được mà thực hành thập thiện đạo, tứ thiền, tứ vô lượng tâm, tứ vô sắc định, ngũ thần thông, và nắm lấy tướng có pháp được mà cúng dường, cung kính Tu Đà Hoàn đến cung kính, cúng dường Bồ Tát vậy.

Tứ Thiên Vương và hai vạn Thiên Tử chấp tay lễ Phật mà thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ Tát hồi hướng rất là rộng lớn. Vì là phương tiện lực vậy. Vì là vô sở đắc vậy. Vì là vô tướng vậy. Vì là vô giác vậy. Đem những thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề như vậy, thời chẳng sa vào hai pháp”.

Thiên Đế Thích Đề Hoàn Nhơn cũng cùng vô số chư Thiên cõi Đao Lợi và chư Thiên Tử khác đồng đem thiên hoa, thiên hương, anh lạc, thiên tràng phan, thiên cổ, thiên nhạc cúng dường lên đức Phật, thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn! đại Bồ Tát hồi hướng rất là rộng lớn. Vì là phương tiện lực vậy. Vì là vô sở đắc vậy. Vì là vô giác vậy. Đem những thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề như vậy, thời chẳng sa vào hai pháp”.

Chư Phạm Thiên cùng vô số chư Thiên đến lễ chân Phật thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Vị tằng hữu Bồ Tát được sự hộ trợ của Bát nhã Ba la mật, do phương tiện lực nên hơn người nắm lấy tướng có pháp được trên kia”.

Quang Âm Thiên đến Sắc Cứu Cánh Thiên cũng lễ Phật, thưa như vậy.

Đức Phật bảo Tứ Thiên Vương nhẫn đến chư Thiên Sắc Cứu Cánh: “Chư Thiên Tử! Nếu tất cả chúng sanh trong Đại thiên thế giới đều phát tâm Vô thượng Bồ đề. Tất cả Bồ Tát nầy niệm thiện căn của quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật và của chư Thanh văn, Bích Chi Phật, từ lúc mới phát tâm đến trụ, cùng với thiện căn của tất cả chúng sanh như là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, giới, định, huệ, giải thoát, tri kiến giải thoát và vô lượng Phật pháp khác đều hòa hiệp tùy hỷ tất cả. Tùy hỷ xong, đều hồi hướng Vô thượng Bồ đề, vì là nắm lấy tướng hữu sở đắc vậy.

Lại có thiện nam, thiện nữ phát tâm Vô thượng Bồ đề cũng là niệm thiện căn của tam thế chư Phật và chư Thanh văn, Bích Chi Phật, cùng thiện căn của tất cả chúng sanh và những Phật pháp khác đều hòa hiệp tùy hỷ, nhưng vì vô sở đắc, vì không hai pháp, vì không có tướng, vì chẳng nắm lấy pháp, vì không thấy có, đây là sự tùy hỷ đệ nhất hơn hết, vi diệu vô thượng, không gì bằng. Tùy hỷ xong, hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Công đức của thiện nam, thiện nữ nầy hơn công đức trên cả trăm ngàn muôn ức lần, nhẫn đến không thể ví dụ được”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Đức Phật nói thiện nam, thiện nữ hòa hiệp tùy hỷ đệ nhất hơn hết, vi diệu vô thượng, không gì bằng.

Bạch đức Thế Tôn! Thế nào là tùy hỷ đệ nhất đến không gì bằng?”

Đức Phật nói: “Nầy Tu Bồ Đề! Nếu thiện nam, thiện nữ đối với các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại mà chẳng thủ, chẳng xả, chẳng nhớ chẳng phải chẳng nhớ, chẳng được chẳng phải chẳng được. Trong các pháp đó cũng chẳng có pháp sanh diệt, cấu tịnh, tăng giảm, lai khứ, hiệp tán, nhập xuất.

Như các pháp tướng, như như tướng, pháp tánh, pháp trụ, pháp vị, quá khứ, vị lai, hiện tại, ta cũng tùy hỷ như vậy. Tùy hỷ xong, hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

Đây là hồi hướng đệ nhất hơn hết, vi diệu vô thượng, không gì bằng.

Nầy Tu Bồ Đề! Pháp tùy hỷ nầy sánh với những pháp tùy hỷ khác trăm ngàn muôn ức lần hơn, nhẫn đến thí dụ cũng không kịp được.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Thiện nam, thiện nữ cầu Phật đạo, đối với tam thế thiện căn từ sơ phát tâm đến pháp trụ của chư Phật và chư Thanh văn, Bích Chi Phật, nhẫn đến vô lượng Phật pháp khác, cùng thiện căn của những chúng sanh khác, nếu muốn tùy hỷ thời phải tùy hỷ như thế nầy:

Phải quan niệm rằng bố thí đồng đẳng với giải thoát, năm độ kia cũng đồng đẳng với giải thoát; sắc, thọ, tưởng, hành, thức đồng đẳng với giải thoát; nội không đến vô pháp hữu pháp không đồng đẳng với giải thoát; tứ niệm xứ đến bát Thánh đạo phần đồng đẳng với giải thoát; thập lực đến Nhất thiết chủng trí đồng đẳng với giải thoát; giới, định, huệ, giải thoát; giải thoát tri kiến đồng đẳng với giải thoát; tùy hỷ đồng đẳng với giải thoát; các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại đồng đẳng với giải thoát; chư Phật mười phương cùng giải thoát đồng đẳng; chư Phật hồi hướng cùng giải thoát đồng đẳng; chư Phật cùng giải thoát đồng đẳng; chư Phật diệt độ cùng giải thoát đồng đẳng; Thanh văn, Bích Chi Phật cùng giải thoát đồng đẳng; Thanh văn, Bích Chi Phật diệt độ cùng giải thoát đồng đẳng; pháp tướng của chư Phật cùng giải thoát đồng đẳng; pháp tướng của Thanh văn, Bích Chi Phật cùng giải thoát đồng đẳng. Tất cả các pháp tướng cũng cùng giải thoát đồng đẳng, tôi đem tướng những thiện căn nầy tùy hỷ công đức hồi hướng Vô thượng Bồ đề cũng đồng đẳng với giải thoát, vì bất sanh bất diệt vậy.

Nầy Tu Bồ Đề! Đây gọi là đại Bồ Tát tùy hỷ công đức đệ nhất hơn hết, vi diệu vô thượng, không gì bằng. Nầy Tu Bồ Đề! Bồ Tát thành tựu công đức nầy thời mau được Vô thượng Bồ đề.

Lại nầy Tu Bồ Đề! Hiện tại nếu có thiện nam, thiện nữ vì cầu Phật đạo nên trọn đời cúng dường hiện tại hằng sa chư Phật và Thanh văn, Bích Chi Phật mười phương, cung phụng tất cả đồ cần dùng và cung kính, tôn trọng, tán thán, vì nắm lấy tướng hữu sở đắc vậy. Thực hành trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, vì nắm lấy tướng hữu sở đắc.

Lại có thiện nam, thiện nữ phát tâm cầu vô thượng, thực hành lục Ba la mật, đem những thiện căn chẳng nắm lấy tướng vô sở đắc, phương tiện lực hồi hướng Vô thượng Bồ đề.

Phước đức nầy đệ nhất hơn hết, vi diệu vô thượng, không gì bằng, hơn phước đức trên trăm ngàn muôn ức lần, nhẫn đến ví dụ cũng không kịp được.

Nầy Tu Bồ Đề! Đại Bồ Tát lúc thực hành lục Ba la mật như vậy, vì phương tiện nên phải đem thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề, vì chẳng nắm lấy tướng vô sở đắc vậy”.

 

Thích nghĩa:

(1). Tùy hỷ: Vui theo điều thiện. Vui theo cái vui của người (thấy người làm việc thiện, lòng mình hoan hỷ vui sướng theo)—To rejoyce in all good—To rejoice in the welfare of others, or to do that which one enjoys, or to follow one's inclination (Từ điển Phật học Việt Anh - Đồng Loại).

(2). Hồi hướng: (回向) I. Hồi Hướng. Phạm: Parìịàma. Cũng gọi Chuyển hướng, Thí hướng. Đem công đức thiện căn do chính mình tu được chuyển lại cho chúng sinh để cùng được lợi ích như mình, gọi là hồi hướng. Trong các Kinh luận có nhiều thuyết nói về hồi hướng. 1. Theo thuyết Tính không của hệ tư tưởng Bát nhã, nếu hồi hướng mà không thấy có người hồi hướng, có pháp để hồi hướng, có nơi chốn để hồi hướng, thì mới được gọi là Hồi hướng chân thực. Phẩm Hồi hướng trong Kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã do Ngài Cưu Ma La Thập dịch (Đại 8, 548 trung), nói: Không có một pháp nào có thể gọi là pháp hồi hướng, mới được gọi là chính hồi hướng A nậu đa la tam miệu tam bồ đề (…) Vì chư Phật dạy hồi hướng không được chấp tướng, (...), nếu hồi hướng mà còn chấp tướng thì gọi là Tạp độc 2. Đại Thừa Nghĩa Chương quyển 9 của Ngài Tuệ viễn chia hồi hướng làm 3 loại: a. Bồ đề hồi hướng: Đem tất cả thiện pháp mà mình tu hành để hướng cầu Bồ đề. b. Chúng sinh hồi hướng: Vì thương chúng sinh nên nguyện đem tất cả pháp lành mà mình tu được để ban cho họ. c. Thực tế hồi hướng: Đem thiện căn của mình hồi hướng để cầu pháp tính bình đẳng như thực. 3. Trong Hoa nghiêm Kinh sớ quyển 26, Ngài Trừng Quán nêu ra 10 loại hồi hướng, nhưng thâu tóm lại còn 3 loại: a. Bồ đề hồi hướng: Xoay nhân hướng tới quả, xoay kém hướng hơn, xoay tỷ hướng chứng. b. Chúng sinh hồi hướng: Xoay mình hướng tới người, xoay ít hướng nhiều, xoay nhân hạnh của mình hướng tới nhân hạnh của người. c. Thực tế hồi hướng: Xoay sự hướng lý, xoay hạnh sai biệt hướng hạnh viên dung. Ngoài 8 loại hồi hướng trên đây, 2 loại còn lại là: Xoay thế (việc thế tục) hướng xuất thế (cầu Phật đạo) và Xoay thuận lý sự hạnh hướng lý sở thành sự. Hai loại Hồi hướng này thông cả quả Bồ đề hồi hướng và Thực tế hồi hướng. 4. Theo thuyết của tông Tịnh độ thì có 2 loại Hồi hướng: a. Vãng tướng hồi hướng: Đem công đức của mình ở đời quá khứ và đời hiện tại hồi hướng cho chúng sinh, nguyện cùng được sinh về Tịnh độ phương tây. b. Hoàn tướng hồi hướng: Sau khi đã vãng sinh Tịnh độ, phát tâm đại bi trở lại cõi Sa bà, giáo hóa chúng sinh, cùng hướng về Phật đạo. 5. Trong An lạc tập quyển hạ, Ngài Đạo Xước nêu ra 6 loại hồi hướng: a. Đem các công đức do mình tu được hồi hướng đức Phật A di đà cầu sinh về Tịnh độ, để sau khi được 6 thần thông, trở lại thế gian cứu độ chúng sinh. b. Hồi nhân hướng quả. c. Hồi hạ hướng thượng. d. Hồi chậm hướng nhanh. e. Hồi hướng cho chúng sinh bi niệm hướng thiện. g. Hồi hướng dứt hết tâm phân biệt. [X. Kinh Vô lượng thọ Q.hạ; Vãng sinh luận chú Q.hạ; Hoa nghiêm Kinh thám huyền ký Q.8]. II. Hồi Hướng. Cũng gọi Thập hồi hướng vị. Mười giai vị tu hành của Bồ Tát. (xt. Bồ Tát Giai Vị)- Phật Quang tự điển.

Cụm từ “Tùy hỷ hồi hướng”: Nói nôm na là thấy người khác làm việc thiện, làm việc có công đức, đem công đức ấy chia sẻ cho tất cả chúng sanh khác rồi hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Nếu mình không đủ sức, không đủ phương tiện để làm như vậy, nhưng lại rất vui mừng hoan hỷ tán thán công đức của những người đã làm được như vậy! Đã thích nghĩa rồi!

(3). Tâm tận diệt ly biến: Bản dịch chính của HT Thích Trí Nghiệm đăng trong tuvienquangduc.com dịch là “tâm tận diệt ly biến”. Bản dịch đã củ soát của một nhóm tỳ kheo và các sư sĩ đăng trong thuvienhoasen.org cũng dịch là “tâm tận diệt ly biến”. Bản gốc bằng chữ Hán đăng trong hoavouu.com ghi bằng chữ Hán có phụ âm là tâm tận diệt ly biến”, nghĩa là tất cả các bản dịch trên giữ y nguyên văn, không dịch gì cả. Nếu dùng lối chiết tự để giải thích riêng rẽ bốn từ này thì: Tận() là hết, không còn gì; Diệt() là tan mất; Ly() là chia ly; Biến(): là biến mất.

- Phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng”, quyển 432, Hội thứ II, ĐBN dịch “tâm tận diệt ly biến” là “diệt tận ly biến”, dịch như không dịch.

- Phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng” Hội thứ III này, ĐBN dịch là “tâm hết diệt lìa biến”. Dịch như vậy xác nghĩa nhưng rất khó hiểu, nhưng rất phù hợp với Kinh văn.

- Phẩm 6: “Tùy Hỷ Hồi Hướng”, Kinh “Phật Mẫu Bát Nhã”, do Ngài Thí Hộ dịch từ Tạng sang Hán và thầy Thích Từ Chiếu dịch từ Hán sang Việt, dịch tận diệt ly biến là tận, diệt, ly trong câu Kinh như sau: “Lại nữa, nếu các Bồ Tát Ma ha tát lấy tâm có sở đắc mà hồi hướng, thì tâm này chính là tận, chính là diệt, chính là ly. Tâm tận, diệt đó không thể hồi hướng”. Nếu tâm còn sở đắc thì “hết thuốc chữa” nên không thể hồi hướng. Tâm chỉ có thể hồi hướng phải là tâm không còn năng sở, nắm bắt, không còn phân biệt chấp đắm thì mới có thể gọi là hồi hướng chân thật.

- Đại Trí Độ Luận, giải thích về cụm từ “diệt tận ly biến” như sau: “Bởi vậy nên đối với những người tu tập Bồ Tát đạo, thì phải dạy họ thực tập dần dần sự tùy hỷ hồi hướng các phước đức thiện căn. Khi họ được đầy đủ tâm tận diệt, tận biến, tận ly rồi, thì mới dạy họ dụng “vô tướng tâm pháp” mà tùy hỷ hồi hướng Vô Thượng Bồ Đề”. Điều đó có nghĩa là tâm không, rỗng không. Nói khác là “tâm vô tướng”, hay tâm không còn dung chấp bất cứ thứ gì. Dùng tâm như vậy mà tùy hỷ hồi hướng, thì mới được xem là hồi hướng vô thượng.

Chúng ta có thể dùng đoạn Kinh ngắn này trong Đại Trí Độ Luận phẩm thứ 39, “Tùy Hỷ” để hiểu cụm từ “diệt tận ly biến”:

 “Nay nói các phước đức đều là tự tướng không. Đây là nói Bồ Tát niệm chư Phật quá khứ, niệm các duyên sanh phước đức trong quá khứ đều đã tận diệt; niệm chư Phật quá khứ đã nhập Niết Bàn, niệm tất cả các phước đức đều là rốt ráo không, đều là vô tướng, là thường tịch diệt. Bồ Tát dụng tâm như vậy mà tùy hỷ hồi hướng Vô Thượng Bồ Đề mới được gọi là “chánh tùy hỷ hồi hướng Vô Thượng Bồ Đề”, nên chẳng có đọa về tưởng điên đảo, tâm điên đảo và kiến điên đảo”.

Đó là tâm mà dịch giả là Ni Trưởng TN Diệu Không dịch bộ Đại Trí Độ Luận gọi là “vô tướng tâm pháp”. Chúng tôi cho là Đại Trí Độ Luận thích nghĩa đúng đắn nhất.

 

Sơ giải:

 

Như trong Hội thứ I và Hội thứ II chúng tôi đều “than phiền” rằng đây là một phẩm khó khăn. Khó khăn không phải ở giáo lý mà khó khăn là do lối diễn đạt văn cú. Phẩm “Tùy Hỷ Hồi Hướng” của Hội thứ I và Hội thứ II đã cố gắng thích nghĩa và lược giải rồi. Quý vị có thể quay lại tham khảo.

 

 

---o0o---

 

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]